Cục trưởng Chăn nuôi: Giá lợn lên do cơ sở giết mổ nhỏ lẻ làm giá?
Ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi ( Bộ NNPTNT) cho rằng: Dịp cuối năm, chắc chắn giá lợn sẽ tăng cao, đây cũng là xu thế tất yếu vì nhu cầu tiêu dùng trong tháng tết cao, nhưng tăng quá cao thì không, chúng ta không lo khủng hoảng nếu sản xuất tốt. Nếu không chỉ đạo tốt thì sẽ tạo giá ảo, đẩy giá lên…
Theo ông Dương, hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã cơ bản kiểm soát tốt, nên các địa phương nên vận động người dân tái đàn có kiểm soát, đừng né tránh việc tái đàn, nếu đủ điều kiện hãy hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn.
Ông Dương cho biết thêm, Tây Ban Nha đã có 28 năm sống chung với dịch nên đừng mong hết dịch mới tái đàn. Để chủ động nguồn thực phẩm, người tiêu dùng cũng nên chuyển đổi cơ cấu bữa ăn, gà đồi Yên Thế, cá chép, cá trắm rất ngon, hãy chuyển sang dùng thực phẩm này, thay vì chỉ dùng thịt lợn; điều này cũng là một giải pháp chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, với Chính phủ.
Giá lợn hơi hiện tại là do người Việt kéo lên và chúng ta có thể kéo xuống được. Theo tôi, sắp tới chúng ta cần thực hiện nhanh, quyết liệt các giải pháp.
Ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT).
Ông Dương cho rằng: Trong đó vấn đề đầu tiên là phải tuyên truyền đầy đủ về nguồn cung, đặc biệt là giá thịt lợn. Thông tin phải chính xác và dựa vào giá chủ lưu, không nói về giá cá biệt. Còn việc xử lý trong lưu thông, làm sao để người giết mổ nhỏ lẻ phải tiếp cận được nguồn cung lợn thịt để tiêu thụ và bán thịt lợn đúng giá theo thị trường.
Đặc biệt chúng ta phải hạn chế việc dừng xe chở lợn. Các nước trên thế giới còn có xe, cảng chuyên dùng chở lợn, bò để chúng không bị stress. Chúng ta chưa có thì phải làm tổng thể, các doanh nghiệp như CP, DABACO… phải là người đầu tiên giảm giá xuống. Nếu cứ tăng như hiện nay thị trường sẽ bị phá vỡ. Hiện nay, chính người giết mổ nhỏ lẻ đang làm giá, chứ các doanh nghiệp có hệ thống giết mổ hiện đại không làm giá.
Thứ 2, phải kiểm soát được nguồn cung. Đặc biệt, vụ đông xuân sắp tới rồi chúng ta không được chủ quan lơ là, mà phải làm quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch, nếu để tái dịch sẽ rất nguy hiểm.
Thứ 3, phải tái đàn ngay bây giờ để có thịt cung cấp cho thị trường hiện tại và Tết sắp đến.
Thứ 4, sử dụng có hiệu quả chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi, dùng vôi bột để khử trùng. Đơn giản nhất là sau khi bị dịch hay xuất bán lợn, bà con lấy vôi rắc vào chuồng để khử trùng.
Video đang HOT
Theo ông Dương, chính người giết mổ nhỏ lẻ đang làm giá lợn chứ không phải doanh nghiệp. Ảnh: I.T
Thứ 5, phải đẩy mạnh tuyên truyền, nhất là các cơ quan báo chí, truyền hình phải tích cực tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm trong bữa ăn.
Thứ 6, ngành Công Thương đặc biệt phải quan tâm bình ổn giá, trứng, gà không sợ thiếu, chúng ta phải dùng các biện pháp để bình ổn, không để thị trường bị phá vỡ.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 12/11: Xuất hiện mức 76.000đ/kg, có thổi giá?
Giá heo hơi hôm nay 12/11 tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục đã thiết lập trước đó, khi giá heo hơi ở một số địa phương miền Bắc đã chạm mốc 76.000 đồng/kg, trong khi giá heo hơi ở miền Nam cũng đạt 66.000 - 67.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), đã có hiện tượng thổi giá.
Giá heo hơi hôm nay ở miền Bắc: Đỉnh của đỉnh
Giá heo hơi hôm nay 12/11 ở nhiều địa phương miền Bắc tiếp tục xác lập những mốc mới khi mức giá heo hơi 76.000 đồng/kg đã xuất hiện ở một số nơi.
Theo đó, giá heo hơi tại Ninh Giang (Hải Dương) đã được xác lập mốc 76.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Tân Yên (Bắc Giang) đạt 75.500 đồng/kg.
Trong khi đó, một số thương lái cho biết, giá heo hơi tại Đại Từ (Thái Nguyên) có thể chạm mốc 77.000 - 78.000 đồng/kg trong một vài ngày tới.
Giá heo hơi tại Sơn La cũng lên đến 75.000 - 76.000 đồng/kg. Tương tự, mức giá heo hơi 75.000 đồng/kg cũng xuất hiện ở rất nhiều địa phương miền Bắc như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội,...
Điều khiến nhiều người băn khoăn là, tại sao giá niêm yết tại cửa của nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn chỉ trong khoảng 68.000 đồng/kg mà giá heo hơi ngoài thị trường đã lên đến 75.000 đồng/kg? Theo nhiều thương lái, nguyên nhân là bởi họ không thể mua trực tiếp từ công ty mà phải qua đại lý lớn nên phải cộng thêm vài giá; trong khi đó lượng heo trong dân không còn nhiều, nếu không muốn nói là rất khó tìm mua được heo đẹp.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) lại đang lo ngại có dấu hiệu thương lái lợi dụng sự khan hiếm heo cục bộ để đẩy giá, thổi giá lên cao.
Ông Dương thừa nhận, thực tế Việt Nam đang thiếu thịt lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, nhưng lượng thiếu không đến mức quá lớn như tại Trung Quốc.
Giá heo hơi hôm nay 12/11 ở nhiều địa phương miền Bắc đã đạt 76.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyên Huân.
Giá heo hơi hôm nay ở miền Trung - Tây Nguyên: Ổn định
Cùng với đà tăng ở miền Bắc, giá heo hơi hôm nay 12/11 ở miền Trung - Tây Nguyên cũng ổn định ở mức khá cao. Theo đó, giá heo hơi ở Nghệ An, Thanh Hóa vẫn cao nhất vùng, đạt 70.000- 72.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Hà Tĩnh cũng đạt 67000 - 68.000 đồng/kg.
Các địa phương khác giá heo như Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa..., giá heo hơi cũng dao động trong khoảng 65.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại Tây Nguyên cũng ổn định trong khoảng 65.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay ở miền Nam: Tăng cao, hết nguồn ra Bắc
Giá heo hơi hôm nay 12/11 ở nhiều địa phương miền Nam tiếp tục xác lập kỷ lục mới. Cụ thể, tại Cẩm Mỹ, Đồng Nai, mức giá heo hơi hôm nay đạt 67.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với cuối tuần trước. Theo Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, giá heo hơi bình quân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của công ty hiện nay vào khoảng 61.000 đồng/kg, cao hơn gần 20.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 9/2019.
Khu vực Đông Nam Bộ giá heo cũng duy trì ở mức cao 60.000- 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi tại Bến Tre cũng đạt 66.000 - 67.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Bạc Liêu đạt 66.000 đồng/kg.
Điều đáng chú ý là, hiện lượng heo từ trong Nam ra ngoài Bắc ngày càng giảm, đây cũng có thể là nguyên nhân khiến giá heo hơi miền Bắc đột ngột tăng cao.
Vài ngày nay, trung bình mỗi ngày, Đồng Nai cung cấp khoảng 1.200-1.500 con heo ra thị trường miền Trung, miền Bắc nhưng chủ yếu là đi 2 địa phương là Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế. Lượng heo giảm từ 300-500 con so với tuần trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn heo trên địa bàn giảm mạnh.
Tính đến nhập khẩu?
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2019 và dịp tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, ngày 21/10/2019, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 12/CT-BCT trong đó có nhiều nội dung liên quan đến bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo.
Cụ thể, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị liên quan chủ động tham mưu hoặc có phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng thịt heo nói riêng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; có phương án hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt heo khi có nhu cầu.
Về phía các địa phương, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân và khả năng tự cung ứng địa phương, các tỉnh đã chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa để tổ chức bán ra thị trường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của nhân dân.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường thịt heo, kịp thời có phương án điều hành thị trường hiệu quả.
Theo Daniet
Tìm sinh kế mới cho nông hộ trắng tay sau dịch tả lợn châu Phi Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho rằng, bên cạnh việc đẩy nhanh tái cơ cấu đàn lợn thì chuyển sang nuôi gia cầm, gia súc ăn cỏ cũng là một giải pháp. Chúng ta đang tìm sinh kế mới cho người nuôi lợn sau khi bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tấn công. Tuy...