Cục Thú y: Thịt bò điên tại Mỹ không thể lọt vào trong nước
Sau khi một trang trại tại Mỹ phát hiện một ca nhiễm virus BSE hay còn gọi là bệnh bò điên, ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) khẳng định, thịt bò Mỹ nhiễm bệnh không thể lọt vào trong nước.
Hàn Quốc đang tăng cường kiểm tra các sản phẩm thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, sau khi một trang trại tại bang Flordia phát hiện một ca nhiễm virus BSE hay còn gọi là bệnh bò điên.
Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết tỷ lệ sản phẩm thịt bò nhập khẩu từ Mỹ được lấy mẫu kiểm tra đã tăng từ 3% lên 30%. Hôm 28/8, Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo phát hiện một trường hợp nhiễm virus bò điên tại bang Florida. Đây là trường hợp bò điên thứ 6 được phát hiện tại Mỹ kể từ năm 2003.
Hồi năm 2008, các cuộc biểu tình từng nổ ra trên khắp Hàn Quốc nhằm phản đối việc nhập khẩu thịt bò từ Mỹ do lo ngại dịch bệnh. Người bị nhiễm virus bò điên có nguy cơ mắc bệnh nhũn não và tử vong.
Phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Đàm Xuân Thành – Phó cục trưởng Cục Thú y xung quanh câu chuyện Mỹ phát hiện một ca nhiễm virus BSE hay còn gọi là bệnh bò điên, cũng như những biện pháp thắt thặt kiểm tra việc nhập khẩu thịt bò Mỹ trong thời gian tới.
Ông Đàm Xuân Thành.
Ông đánh giá như thế nào về chất lượng thịt bò Mỹ nhập khẩu trong thời gian qua cũng như tình hình nhập khẩu thịt bò Mỹ những tháng đầu năm 2018?
Theo Luật Tú y, Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30.6.2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, việc kiểm dịch nhập khẩu các loại sản phẩm thịt động vật đông lạnh làm thực phẩm tiêu thụ trong nước nói chung và thịt bò đông lạnh từ Hoa Kỳ nói riêng được thực hiện như sau:
Video đang HOT
Sản phẩm thịt động vật đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam làm thực phẩm phải có nguồn gốc từ quốc gia/vùng lãnh thổ không có các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và được giết mổ, chế biến từ các cơ sở có trong Danh mục cơ sở sản xuất được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt vào Việt Nam.
Toàn bộ sản phẩm thịt động vật nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam với mục đích làm thực phẩm phải được cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu tiến hành kiểm tra: từ nguồn gốc trang trại nuôi an toàn dịch bệnh, kiểm soát trong quá trình giết mổ đến khâu đóng gói, bảo quản và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu đến Việt Nam. Nội dung chứng nhận bao gồm về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và chứng nhận sản phẩm phù hợp cho người tiêu dùng.
Căn cứ vào khai báo của chủ hàng, khi hàng đến cửa khẩu nhập cơ quan kiểm dịch tại cửa khẩu tiến hành kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô hàng, kiểm tra thực trạng lô hàng; tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm.
Sản phẩm bò Mỹ tại các siêu thị. Ảnh: I.T
Việc kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật gây hại, cảm quan, lý hóa được thực hiện đối với tất cả các lô hàng. Sau khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, lô hàng được Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu Việt Nam cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Có thể thấy rằng việc kiểm dịch nhập khẩu các loại thịt từ các nước nói chung và thịt bò từ Hòa Kỳ nói riêng được thực hiện theo trình tự chặt chẽ, các sản phẩm này nhập khẩu đạt yêu cầu vệ sinh thú y thì mới được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Việt Nam cũng là nước nhập khẩu khá lớn thịt bò từ Mỹ. Vậy sau động thái thắt chặt kiểm tra lấy mẫu thịt bò Mỹ của một loạt nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Bộ NN&PTNT, Cục Thú y có động thái tăng cường kiểm tra lấy mẫu thịt bò Mỹ để kiểm soát, phát hiện thịt bò Mỹ bị nhiễm bệnh?
Như đã nêu ở trên, việc kiểm dịch nhập khẩu thịt bò từ Hòa Kỳ theo trình tự chặt chẽ, từ khâu trước, sau khi nhập khẩu. Đặc biệt là 100% các lô hàng thịt bò từ Hoa Kỳ được lấy mẫu tại cửa khẩu nhập. Sau khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, lô hàng được Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu Việt Nam cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Nếu phát hiện có mẫu thịt bò Mỹ nhiễm virus BSE, Cục Thú y sẽ đưa ra những biện pháp ứng phó như thế nào? Và câu 4. Trường hợp nếu người tiêu dùng sử dụng thịt bò điên liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu có xin Cục Thú y cho biết cụ thể tác hại đó?
Hoa Kỳ có tổng đàn bò rất lớn hàng trăm triệu con, đã và đang xuất khẩu thịt bò đi hàng trăm nước trên thế giới, đồng thời trong nhiều năm qua Hoa Kỳ đã tổ chức lấy mẫu giám sát chủ động nhưng đến nay mới phát hiện duy nhất có 01 con bò bị nhiễm bệnh và đã tổ chức tiêu huỷ triệt để ngay lập tức dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
Mặt khác, Hoa Kỳ là nước hàng đầu trên thế giới về kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật và có yêu cầu về an toàn thực phẩm rất cao cho người tiêu dùng.
Do vậy, theo Cục Thú y, không thể có bò bệnh được đưa vào cơ sở giết mổ ở Hoa Kỳ, do đó không thể có thịt bò nhiễm bệnh được đưa ra tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ hoặc xuất khẩu đi các nước.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu lợn từ Trung Quốc
Đó là khẳng định của ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y (ảnh) trước lo ngại về dịch bệnh tả lợn châu Phi đang gây nhiều lo ngại.
Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y
Theo ông Thành, hiện Việt Nam vẫn chưa đưa ra lệnh cấm nhập khẩu thịt từ các nước đang có dịch bệnh tả lợn châu Phi, vì 100% các lô thịt lợn nhập chính ngạch đều được kiểm tra theo quy trình nghiêm ngặt. Như tại Chi cục Thú y vùng 6 (TP.HCM) có phòng thí nghiệm tham chiếu với phòng thí nghiệm của Tổ chức Thú y thế giới nên các lô hàng nhập khẩu chính ngạch thì không đáng ngại.
Các hộ nuôi lợn tăng cường biện pháp vệ sinh phòng dịch tả lợn. Ảnh: T.L
Với lo ngại dịch bệnh ASF gây chênh lệch giá giữa các quốc gia dẫn đến giao thương và di chuyển mầm bệnh qua biên giới, ông Thành khẳng định, Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu lợn và các sản phẩm lợn từ Trung Quốc. Tất cả các hoạt động nhập hiện nay là nhập lậu cho nên phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn.
Ông Thành cũng cho biết, ngày 10.9, Cục Thú y đã tham mưu Bộ NNPTNT trình Chính phủ xem xét ban hành công điện tập trung các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh ASF. Dự kiến, giữa tháng 9, Chính phủ và Bộ NNPTNT sẽ chủ trì hội nghị quốc gia triển khai công tác phòng chống dịch bệnh động vật vụ thu đông và ngăn chặn ASF xâm nhiễm vào Việt Nam.
Trước mắt, Ban chỉ đạo 389 và các tỉnh phía Bắc phải kiểm soát các trường hợp vận chuyển động vật trái phép vào Việt Nam, kiểm soát phương tiện và khách du lịch Trung Quốc có thể mang thịt lợn, sản phẩm thịt đã qua chế biến đi du lịch sang Việt Nam. Cục Thú y cũng khuyến cáo người dân không sử dụng hoặc tiếp tay vận chuyển lợn và các sản phẩm nghi ngờ mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Theo Cục Thú y, trong trường hợp không mong muốn xảy ra hoặc phát hiện có dịch, bất cứ ai phát hiện phải báo ngay cho chính quyền hoặc cơ quan thú y gần nhất. Cơ quan thú y lấy mẫu xét nghiệm trước khi thực hiện tiêu hủy hoàn toàn.
Theo Danviet
Doanh nghiệp xếp hàng chờ... xuất khẩu thịt gà Thông tin mới nhất từ Cục Thú y (Bộ NNPTNT), đến thời điểm này đã có 600 tấn thịt gà được xuất khẩu thành công sang Nhật Bản. Nước này mới đây đã đồng ý mở rộng nhập khẩu thịt gia cầm từ Việt Nam. Xuất khẩu sang Nhật Bản đã rộng cửa Ngày 12.7, Cục Thú y cho biết Công ty TNHH...