Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh mít tinh kỷ niệm Ngày truyền thống
Nhân dịp 73 năm, hòa cùng không khí sơ kết thi đua đợt 1, Hội nghị sơ kết công tác THADS 9 tháng đầu năm 2019, Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 – 19/7/2019).
Chủ trì Hội nghị có đồng chí Vũ Quốc Doanh, Cục trưởng Cục THADS thành phố; các đồng chí Phó Cục trưởng; Lãnh đạo các phòng chuyên môn; lãnh đạo Chi cục THADS 24 quận/huyện cung toàn thể Chấp hành viên, thẩm tra viên thuộc Cục.
Thay mặt Đảng ủy, Lãnh đạo Cục THADS thành phố Hồ Chí Minh, Cục trưởng Vũ Quốc Doanh ôn lại chặng đường phát triển của Hệ thống THADS nói chung và THADS Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Những thành tựu chung của Hệ thống 73 năm qua, có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan THADS thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng việc và tiền phải thi hành hàng năm đứng đầu cả nước, chiếm trên 11% về việc, trên 46% về tiền của toàn quốc (từ 2011 đến 2019, trung bình các năm phải thi hành trên 80 ngàn việc, gần 30 ngàn tỷ đồng/năm).
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song trong những năm qua, hoạt động của các cơ quan THADS trên địa bàn Thành phố ngày càng đi vào nề nếp, đạt được nhiều kết quả quan trọng, kết quả THADS luôn đạt cao, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ do Quốc hội, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS giao; là đơn vị đi đầu trong đổi mới, có nhiều giải pháp, kinh nghiệm, cách làm hay, để các cơ quan THADS trong cả nước học tập; bộ máy các cơ quan THADS của thành phố tiếp tục được kiện toàn và hoạt động ổn định, hiệu quả; công tác lãnh đạo điều hành có sự quyết liệt, sâu sát, hiêu qua hơn; hoạt động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các quận/huyện và các cơ quan, ban ngành hữu quan ngày càng chặt chẽ, thống nhất…
Trong phần tổ chức Hội nghị sơ kết công tác THADS 9 tháng đầu năm 2019, các lãnh đạo Chi cục THADS quận huyện và phòng chuyên môn đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục, đồng thời đã đưa ra nhiều giải pháp, cách làm hay của các đơn vị đạt kết quả tốt để các đơn vị khác tham khảo và áp dụng đạt hiệu quả nhằm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thi đua năm 2019.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Cục trưởng Vũ Quốc Doanh đã ghi nhận những kết quả đã đạt được của các đơn vị THADS trên toàn thành phố, phân tích nguyên nhân, hạn chế của các đơn vị chưa đạt yêu cầu kết quả Thi hành án dân sự 9 tháng đầu năm và chỉ đạo giải quyết đối với từng vụ việc cụ thể mà các đơn vị đang vướng mắc trong công tác THADS trên địa bàn toàn thành phố.
Cục trưởng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm: Tăng cường chỉ đạo các Chi cục, chấp hành viên tập trung nguồn lực, nhân lực xử lý các vụ việc thi hành án có tài sản, giá trị phải thi hành lớn; xử lý tài sản đảm bảo trong các vụ việc tín dụng, ngân hàng, khẩn trương giao tài sản cho người mua trúng đấu giá; xử lý thu hồi tài sản cho Nhà nước trong các vụ án hình sự kinh tế, tham nhũng. Rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài, tăng cường tổ chức đối thoại, tiếp công dân.
Video đang HOT
Thực hiện đúng quy trình tổ chức thi hành án, công khai, minh bạch thủ tục hành chính THADS, hạn chế thấp nhất các sai sót. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong toàn Hệ thống, tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thường xuyên bám sát địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách theo phương châm “hướng về cơ sở”. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi án hành chính, Xây dựng quy trình thực hiện kiểm tra quá trình thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án, đảm bảo việc thẩm định giá, bán đấu giá khách quan, đúng quy định
Tăng cường tuyên truyền, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4//2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
Tại Hội nghị, Cục THADS thành phố cũng triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Công chức, người lao động các cơ quan Thi hành án dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025 hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự” theo tinh thần Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của công chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí qua đó tiếp tục xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức các cơ quan Thi hành án dân sự trên toàn thành phố gương mẫu, tận tụy, chuẩn mực, đạo đức, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, tận tình, thân thiện; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua những việc làm cụ thể hàng ngày, trên mọi lĩnh vực công tác.
Tại Hội nghị Cục trưởng trao Giấy khen của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS cho 02 tập thể và 02 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua cao điểm hướng tới kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống THADS và cũng nhân dịp này Cục trưởng cục THADS cũng tặng Giấy khen cho 16 tập thể và 88 cá nhân có thành tích xuất sắc và khen thưởng đột xuất cho 01 cá nhân.
Cẩm Tú
Theo PLVN
Trồng rau đổi đời: 1 công rau đất Sài thành lãi bằng 5 lần 1ha lúa
Từ khi bỏ cây lúa chuyển sang trồng rau công nghệ cao, nông dân TP.HCM đã có đời sống khấm khá hơn.
Làm đến 6ha đất lúa với máy cày, máy tuốt..., ông Ba Nghĩa (Nguyễn Văn Nghĩa, ấp 1, xã Tân Nhựt, Bình Chánh) vẫn nhất quyết chuyển sang trồng rau. Giải thích cho việc chuyển đổi cây trồng từ lúa qua rau, ông Ba Nghĩa cho biết đó là vì lợi nhuận. Lãi 1 công rau bằng 5 lần 1ha lúa.
Đổi đời nhờ rau...
Anh Phạm Minh Tâm với vườn rau ăn quả công nghệ cao. Ảnh: T.Đ
Thời điểm này, nông dân trồng lúa ở xã Tân Nhựt đã xuống giống. Thay vì trồng lúa, ông Ba Nghĩa lại xuống giống rau theo phương thức hữu cơ. Hiện ông đang trồng 8 loại rau ăn lá hữu cơ bán cho doanh nghiệp, gồm: Xà lách xanh, xà lách tím, rau muống, dền, cải ngọt, cải thìa, cải ngồng và mồng tơi. Trồng tới đâu, doanh nghiệp bao tiêu thu mua tới đó, đồng giá 25.000 đồng/kg.
Trên mảnh đất rộng 2.500m2, ông Ba Nghĩa cho làm nhà màng nhằm cách ly với những vườn cây, ruộng lúa xung quanh. Thay vì phải mua phân vi sinh, ông tự pha chế phân để bón rau. Hiện mỗi ngày ông bán cho doanh nghiệp hơn 50kg rau hữu cơ.
"Số rau này, doanh nghiệp không đưa vào hệ thống siêu thị mà bán cho cư dân các khu dân cư cao cấp như Phú Mỹ Hưng (quận 7) vì giá rau khá cao"- ông Ba Nghĩa cho biết.
Cũng theo ông Ba Nghĩa, 10 năm trước, ông đã trồng rau theo hướng công nghệ cao bán cho HTX Nông nghiệp Phước An. "Hiện tôi vẫn còn trồng rau an toàn bán cho HTX. Nhưng mục tiêu của tôi là chuyển hết diện tích đất sang làm rau hữu cơ"- ông chia sẻ.
Cũng như ông Ba Nghĩa, anh Phạm Chí Tâm (xã Thái Mỹ, Củ Chi) cũng bỏ lúa chuyển sang trồng rau theo hướng công nghệ cao. Hiện anh Tâm có đến 3ha đất canh tác rau ăn quả an toàn. Trên diện tích canh tác này anh cho trang bị hệ thống tự động tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước và nhân công.
Theo Chí Tâm, mỗi năm anh canh tác được 3 vụ rau ăn quả VietGAP, gồm: Mướp hương, khổ qua, đậu đũa, dưa leo... Trung bình, mỗi ha anh thu 25 tấn/vụ. Số hàng này anh bán trực tiếp cho chợ đầu mối của TP.HCM. Doanh thu hàng năm canh tác rau ăn quả của anh khoảng gần 1 tỷ đồng, lợi nhuận cao gấp mấy lần trồng lúa.
Không còn đất lúa
Số liệu điều tra năm 2018 cho thấy, diện tích sản xuất lúa ở TP.HCM hơn 11.700ha, giảm hơn 6.100ha so với năm 2017. Theo Sở NNPTNT TP.HCM, thu nhập từ 1ha trồng lúa trên địa bàn thấp hơn nhiều so với các cây màu khác (như bắp giống) và thấp hơn rất nhiều lần so với trồng các loại rau, hoa.
Thống kê cho thấy, bình quân hoa, cây cảnh đem lại lợi nhuận hơn 1,4 tỷ đồng/ha; cá cảnh là 485 triệu đồng/ha... Sản xuất lúa mang lại giá trị thấp nhất trong các loại hình sản xuất, thấp hơn từ 2-4 lần so với 1ha rau và 1ha trồng cỏ, từ 25-35 lần so với 1ha trồng hoa nền và hoa lan, từ 1,5-5 lần so với 1ha cây ăn quả...
Để đảm bảo mục tiêu về nâng cao thu nhập cho nông dân, thực hiện tốt chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, TP.HCM sẽ xem xét và có lộ trình chuyển đổi đất lúa không những cho việc trồng các loại cây, mà còn cho cả các đối tượng là vật nuôi chủ lực và nuôi trồng thủy sản có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao.
Theo "Phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" vừa trình UBND thành phố, Sở NNPTNT đưa ra phương án, đến năm 2020, diện tích sản xuất lúa trên địa bàn chỉ còn 3.000ha, chuyển 8.732ha cho các mục đích khác. Trong đó, tại huyện Củ Chi còn 2.650ha, bố trí sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn 12 xã; huyện Bình Chánh còn 350ha, toàn bộ được sản xuất lúa chất lượng cao và tập trung ở xã Tân Nhựt. Và đến năm 2025, diện tích sản xuất lúa sẽ không còn.
Theo ông Ba Nghĩa, thành phố cần phải giải phóng đất lúa để nông dân chuyển đổi sản xuất cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có giá trị cao để tăng thu nhập, thoát nghèo, làm giàu. Được vậy, nông thôn mới thành phố mới căn cơ và bền vững.
Theo Danviet
Đường sắt tốc độ cao chênh 32 tỷ USD: Bộ Giao thông nói gì? Bộ Giao thông Vận tải vừa phát đi thông cáo báo chí về phương án thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam . Bộ Giao thông Vận tải lên tiếng về vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao chênh 32 tỷ USD - Ảnh minh hoạ. Như VnEconomy đã đưa tin, Bộ Giao thông Vận...