Cúc pha lê nở đẹp đúng tết, đắt hàng, dân Gia Lai có tiền tươi
Đến thời điểm này, hoa cúc pha lê của người dân phường Thắng Lợi (TP. Pleiku, Gia Lai) đã được đặt mua hết, chỉ việc chăm sóc chờ ngày thương lái chở đi. Năm nay thời tiết thuận lợi nên hoa đồng đều và đẹp, các nhà vườn cầm chắc vụ thắng to.
Đến với vườn hoa của gia đình chị Trần Thị Nhuần (49 tuổi, tổ 4, phường Thắng Lợi, TP.Pleiku), trước mắt chúng tôi là hàng trăm chậu hoa cúc sắp sửa được gia đình chị cho ra thị trường.
Hàng trăm chậu cúc pha lê của gia đình chị Nhuần đã được thương lái đặt mua, chờ ngày xuất bán.
Trao đổi với phóng viên Báo DANVIET.VN, chị Nhuần cho biết, năm nay gia đình chị đã trồng hơn 600 chậu cúc pha lê để bán tết. Hiện tại, tất cả các chậu hoa ở đây đã được thương lái đặt mua, giờ chỉ việc chăm sóc hoa chờ đến ngày thương lái thu gom.
Năm nay do thời tiết thuận lợi, hoa của người dân ở đây đồng đều và đẹp, bán được giá cao.
“600 chậu cúc pha lê của gia đình đã được thương lái đặt mua hết rồi, giá từ 180.000 – 350.000 đồng/chậu tùy chậu nhỏ hay lớn. Tính chung sẽ thu được khoảng 120 triệu đồng, trừ tất cả chi phí, gia đình lãi được 50 triệu đồng”, chị Nhuần nói.
Những bàn tay tỉ mỉ, chăm từng nụ hoa cúc.
Nói về kinh nghiệm trồng cúc pha lê, chị Nhuần chia sẻ, trồng loài hoa này rất kỳ công, đòi hỏi người trồng phải có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật thì mới có thể trồng và cho ra những chậu hoa đẹp nhất. “Thời gian xuống giống đến ngày xuất bán là 4 tháng, gia đình tôi đã phải kỳ công chăm sóc đúng chu kỳ của nó. Cứ 10 ngày tiến hành phun thuốc 1 lần để tránh các loại sâu bệnh ăn hết lá, nụ bông bị rầy rệp chui vào sẽ cho hoa xấu”, chị Nhuần nói.
Video đang HOT
Một số chậu hoa cúc ở vườn của chị Nhuận đã bất đầu bung nở, chờ ngày thương lái đến chở.
Cũng theo chị Nhuần, thời điểm hoa ra nụ là thời điểm kỳ công nhất, phải chọn lấy bông chính và tỉa bỏ những bông phụ xung quanh để bông to và đẹp hơn.
Hàng trăm chậu hoa cúc đang bắt đầu bung nở.
Anh Hoàng Xuân Sáng (55 tuổi, tổ 4 phường Thắng Lợi, TP.Pleiku) chia sẻ, gia đình anh năm nay trồng được hơn 800 chậu bông cúc pha lê. “Cúc sinh trưởng và phát triển rất tốt, thân cây to, nụ hoa hiện tại rất đều và đẹp nên được thương lái ưa thích, thu mua với giá 350.000 đồng/chậu lớn. Với 800 chậu này, tôi bán được khoảng hơn 160 triệu đồng, trừ các chi phí cũng lãi được gần 70 triệu đồng”, anh Sáng phấn khởi nói.
Những ngày này, anh Sáng phải thường xuyên tưới nước để cho hoa nở đều kịp tết.
Ông Nguyễn Xuân Anh – Chủ tịch Hội Nông dân phường Thắng Lợi (TP. Pleiku) cho biết, trên địa bàn phường hiện có 17 hộ trồng hoa cúc pha lê và lay ơn với diện tích hơn 5 ha. Do thời tiết năm nay thuận lợi nên hoa của người dân phát triển tốt và đẹp, hứa hẹn sẽ cho ra thị trường những chậu hoa đẹp nhất trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 này.
Theo Danviet
Xót xa gia cảnh 2 anh em ruột tử vong khi góp công làm cầu dân sinh
Vụ tai nạn trong lúc thi công cầu xảy ra chiều 19/12 tại làng Hde (xã Đắk Tờ Ver, huyện Chư Păh, Gia Lai) đã cướp đi sinh mạng của hai anh em ruột có hoàn cảnh rất khó khăn. Trong đó người anh để lại 2 đứa con thơ và một đứa con còn trong bụng mẹ.
Tang thương ập xuống gia đình nghèo
Chiều 19/12, tại công trình xây dựng cầu dân sinh làng Hde (xã Đắk Tờ Ver, huyện Chư Păh, Gia Lai) đã xảy ra tai nạn, đất vùi lấp khiến 2 người chết, 1 người bị thương. 2 nạn nhân tử vong là anh Tương (39 tuổi), anh Áp (27 tuổi, em ruột anh Tương), người bị thương là anh Tùng (24 tuổi). Cả ba đều trú tại làng Hde. Tai nạn xảy ra trong lúc các nạn nhân đào hố móng cầu dân sinh sâu 6m, rộng gần 2m.
Gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân.
Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Chư Pah, cây cầu này do vợ chồng ông Cường, bà Trang (chưa rõ họ, nơi ở) và một số người bạn tại TP Hồ Chí Minh tài trợ với số tiền 700 triệu đồng. Công trình được khởi công vào ngày 1/12, do Công ty TNHH MTV Bảo Khánh Gia Lai (có địa chỉ tại thôn 4, xã Hòa Phú, huyện Chư Pah), người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Văn Dũng đứng tên thi công.
Các nạn nhân không phải là công nhân, mà là người dân góp công xây dựng cầu dân sinh.
Đến với gia đình của 2 anh em ruột tử vong, chúng tôi không khỏi xót xa với hoàn cảnh của gia đình này. Anh Tương và vợ có với nhau 2 người con, cháu lớn năm nay học lớp 7, cháu nhỏ mới hơn 2 tuổi. Anh chị là gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện trường vụ việc khiến 2 anh em ruột tử vong.
Nhìn vào quan tài của bố, cháu Hyan (con gái lớn của anh Tương) kể trong nước mắt: "Hôm đó con đang ở nhà trông em, còn mẹ đi làm. Nghe mấy người xung quanh nói bố bị đất sạt xuống vùi lấp, con vội vàng bồng em chạy ra chỗ cầu, hỏi mọi người bố cháu đâu thì không ai trả lời cả. Lúc sau thấy bố cháu được mọi người đưa lên khỏi hố nhưng bố chết rồi".
Còn tại nhà anh Áp, chị Dưng (27 tuổi, vợ anh Áp) ngồi cạnh thi thể chồng. Vừa khóc, chị Dưng vừa kể, nghe tin chồng bị đất vùi dưới hố, chị vội vàng chạy qua thì không thấy bóng dáng chồng, chỉ thấy mọi người đang đào đất dưới hố lên. Một lúc sau, chị vui mừng vì thấy chồng được cứu lên, nhưng đau đớn thay chồng chị đã ngừng thở.
Được biết, hai vợ chồng chị Dưng có với nhau được hai cháu trai, hiện chị đang mang bầu một cháu sắp sinh. Gia đình khó khăn, anh Áp là nguồn thu nhập chính nuôi hai con ăn học. Sự việc không may đã ập tới khiến chị quá đau đớn và hoang mang về tương lai của gia đình.
Cùng một lúc mất 2 người con trai, ông Dưởi (54 tuổi, cha của anh Tương và anh Áp) ngồi một góc hiên thẫn thờ. Chúng tôi hỏi mãi ông mới tâm sự, lúc hai con bị tai nạn ông đang ở làng khác, được người làng chạy sang báo tin. Lúc về đến nhà, thấy thi thể hai đứa con nằm bất động trước nhà, ông mới biết con mình góp công đi đào đất xây cầu dân sinh rồi gặp nạn.
Người chứng kiến chưa hết bàng hoàng
Ông Toan (56 tuổi), người tham gia thi công cầu dân sinh làng Hde, chứng kiến toàn bộ vụ tai nạn vẫn chưa hết bàng hoàng. Ông Toan kể, chiều 19/12, anh Tương, anh Áp và anh Tùng (con trai của ông) nhận nhiệm vụ đào đất hố móng thi công cầu dân sinh, hố sâu 6m, rộng gần 2m.
Đến khoảng 14h, lúc ông Toan đang đẩy cát gần đó thì thấy đất bất ngờ sạt nhanh xuống hố nên lập tức hô hoán, báo cho mọi người dưới hố biết, nhưng vì hố sâu, đất lại sạt xuống quá nhanh nên không may lấp cả 3 người.
Cây cầu treo xuống cấp trước đó thuộc làng Hde, xã Đắk Tơ Ver, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai)
"Ngay lập tức mấy anh em gần đó tập trung đào đất để cứu, nhưng khi cứu được Tương và Áp lên thì hai anh em đã ngừng thở. Thấy cánh tay của ai đó với trên mặt đất, chúng tôi lập tức kéo lên, may thay con trai tôi chỉ bị thương và được đưa đi viện cấp cứu", ông Toan cho biết.
Sau khi sự việc xảy ra, UBND huyện Chư Păh và xã Đắk Tờ Ver đã đến chia buồn, động viên gia đình các nạn nhân. Đồng thời hỗ trợ 6 triệu đồng/gia đình có nạn nhân tử vong, hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người bị thương.
Theo danviet.vn
Gia Lai: Ông chủ trẻ ra nhờ nuôi loài kêu be be, thu nhập khỏe re Từ "vũng lầy" hồ tiêu, anh Thảo, xã Ia Le, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) chuyển sang nuôi loài vật chỉ ăn lá, cỏ, mỗi năm thu nhập hơn 300 triệu đồng. Nhưng anh bảo cái được lớn nhất khi nuôi đàn dê Bách Thảo 100 con là khỏe re, cảm giác như được trẻ ra, không phải bạc tóc lo nghĩ...