Cục Nhà giáo: không đặc cách giữ hạng cho giáo viên hạng I thiếu bằng thạc sĩ
Số giáo viên hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I chiếm tỷ lệ rất ít khoảng 1.500 người bao gồm cả người đã có trình độ thạc sĩ.
Tháng 09/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I năm 2018 cho giáo viên cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên cả nước.
Sau kỳ thi này, vào tháng 11/2019 những thí sinh thi đạt đã được Ủy ban nhân dân các tỉnh bổ nhiệm vào chức danh giáo viên Trung học cơ sở hạng I (MS: V.07.04.10).
Tuy nhiên mới đây khi Thông tư 03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở có quy định đối với giáo viên Trung học cơ sở hạng I phải “Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên”.
Điều này đồng nghĩa với việc những giáo viên Trung học cơ sở hạng I hiện nay nếu chưa có bằng thạc sĩ sẽ được bổ nhiệm vào hạng II.
Một giáo viên tham gia dự thi thăng hạng năm 2018 đã gửi băn khoăn tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam rằng: ” Có khả năng nào đặc cách cho các giáo viên hạng I đã trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng mà Bộ tổ chức năm 2018 không hay bắt buộc phải có bằng thạc sĩ? “.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Đem băn khoăn này gửi tới Cục nhà giáo và quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được giải đáp rằng:
Luật Viên chức 2010 quy định ” người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó ” (điểm b khoản 1 Điều 31). Do đó, chỉ khi giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) đạt các tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) thì mới được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Video đang HOT
Trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31).
Sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng (khoản 3 Điều 9 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT).
Trong quy định của Thông tư cũ (Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) và Thông tư mới (Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT) đều không có quy định giáo viên xuống hạng mà quy định việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp bảo đảm nguyên tắc đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng nào thì bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp đó theo đúng quy định của Luật Viên chức 2010.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông công lập hiện có khoảng hơn 1 triệu người. Trong đó, số giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I chiếm tỷ lệ rất ít khoảng 1.500 người bao gồm cả người đã có trình độ thạc sĩ (cấp mầm non và tiểu học chưa có giáo viên hạng I, cấp trung học cơ sở có khoảng 0.5% so với tổng số giáo viên trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông có khoảng 0,16% so với tổng số giáo viên trung học phổ thông).
Thừa chứng chỉ hạng này thiếu chứng chỉ hạng kia, nhiều giáo viên mất tiền oan
Tình trạng khi thừa chứng chỉ hạng này lại thiếu chứng chỉ hạng kia khiến mất một khoản tiền oan vô ích đang xảy ra tràn lan trong nhiều trường học hiện nay.
Ngày 2/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư số 01; 02; 03; 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường học công lập.
Thiếu thông tin nhiều giáo viên sẽ học chứng chỉ không đúng như hạng mình đang yêu cầu (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Vì liên quan đến việc xếp lương nên giáo viên các cấp bắt đầu đổ xô đi học để bổ sung văn bằng, chứng chỉ (bằng đại học, thạc sĩ và chứng chỉ chức danh nghề nghiệp) theo yêu cầu.
Khổ nỗi, học bổ sung văn bằng lại không có vấn đề gì vì chỉ có học đại học hoặc học thạc sĩ. Thế nhưng, mỗi hạng giáo viên lại tương ứng với một chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khác nhau. Vì thế, các thầy cô giáo như lạc vào mê cung với mớ bòng bong chứng chỉ.
Trên các trang mạng, các diễn đàn giáo viên hàng trăm câu hỏi về việc có nên đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không? Hoặc nên đi học chứng chỉ hạng nào mới phù hợp?
Người hỏi không biết, người trả lời cũng mơ hồ làm thông tin bị nhiễu. Nhiều thầy cô giáo nôn nóng đã đăng ký học thí học đại cho có chứng chỉ. Thế rồi, khi cầm tờ chứng chỉ trên tay đã phải dở khóc dở cười vì học nhầm.
Chứng chỉ cần lại không học mà học ngay cái chứng chỉ chưa cần (ít nhất hàng chục năm sau mới cần đến). Tình trạng khi thừa chứng chỉ hạng này lại thiếu chứng chỉ hạng kia khiến mất một khoản tiền oan vô ích đang xảy ra tràn lan trong nhiều trường học hiện nay.
Nhiều thầy cô khóc dở mếu dở vì mất tiền học chứng chỉ nhưng không dùng được
Theo hướng dẫn của các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT thì bắt buộc tất cả giáo viên các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng tương ứng.
Cũng do nôn nóng lại chưa hiểu kỹ hướng dẫn của thông tư nên không ít giáo viên tiểu học đang dạy hợp đồng ở nhiều trường tiểu học (đang học đại học) rủ nhau đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II.
Nếu theo hướng dẫn của Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập thì chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II của những thầy cô giáo này vẫn chưa được dùng đến (ít nhất là hàng chục năm nữa).
Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn giáo viên hạng III như sau: " Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III (đối với giáo viên mới được tuyển dụng vào giáo viên hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng) ".
Vì thế, các thầy cô giáo có bằng đại học được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III vẫn thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II không thể thay thế được.
Tương tự, thừa cái chưa cần nhưng vẫn thiếu chứng chỉ đúng hạng, như giáo viên tiểu học, nhiều thầy cô giáo bậc trung học cơ sở cho chúng tôi biết rằng các đồng nghiệp này đã đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I và có đủ điều kiện để thăng hạng I.
Tuy nhiên, tỉnh chưa tổ chức thi nên vẫn đợi, các vị đồng nghiệp này đang băn khoăn liệu bây giờ họ có phải đi học để lấy thêm chứng chỉ hạng II không?
Cục Nhà giáo đã trả lời rõ
Điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Viên chức năm 2010 quy định "người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó"
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT thay thế cho Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và có hiệu lực từ ngày 20/3/2021.
Để được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT, giáo viên phải đạt các tiêu chuẩn của hạng bao gồm cả tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên của hạng tương ứng.
Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I không có giá trị thay thế cho chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Bởi thế, những giáo viên đang ở hạng II mà có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I vẫn phải học tiếp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II nếu không muốn rớt hạng.
Lời khuyên cho giáo viên lúc này, cần tìm hiểu kỹ các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường học công lập để tránh việc mất tiền đi học để thừa chứng chỉ này nhưng vẫn thiếu chứng chỉ kia.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Nhà giáo vẫn cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ? Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành chùm thông tư về tiêu chuẩn, chức danh giáo viên từ mầm non đến phổ thông, nhiều nhà giáo đặt câu hỏi: Có cần đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay không? Nhà giáo có cần đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bình Phước: Nam thanh niên 18 tuổi tử vong trong tư thế treo cổ ở biệt thự

Cháy ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 người tử vong

Xe buýt chạy ngược chiều trên quốc lộ 1A ở Đồng Nai

Chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 tới Bộ Công an

Cháy ở chung cư HH1A Linh Đàm lúc nửa đêm, hàng trăm người hoảng loạn tháo chạy

Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM

Phát hiện thi thể nam giới dưới mương nước ở Hải Dương

Bãi rác ở Lâm Đồng vẫn cháy âm ỉ, phát tán khói độc ra môi trường

Tài xế ô tô cầm gậy đánh người đàn ông đang chở con đi học ở Bình Dương

Nam sinh lớp 9 đi xe máy chở em trai lao thẳng vào đầu ô tô tải

Người đàn ông tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Bình Dương

Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa
Có thể bạn quan tâm

Trình âm nhạc của ViruSs đến đâu mà tự tin "diss" các nghệ sĩ khác?
Nhạc việt
13:12:44 01/04/2025
Thời trang trắng đen dễ mặc, dễ đẹp lại không bao giờ lỗi mốt
Thời trang
13:05:58 01/04/2025
Lộ MV chưa từng được ra mắt của BLACKPINK khiến netizen thốt lên: "Sến thế mà cũng làm được!"
Nhạc quốc tế
13:05:25 01/04/2025
Bắt giữ đôi nam nữ chạy xe máy không biển số liên tục trộm cắp tài sản
Pháp luật
13:00:30 01/04/2025
Gia đình Kim Sae Ron đáp trả: "Khẩn thiết kêu gọi sửa đổi thành Luật phòng chống Kim Soo Hyun!"
Sao châu á
12:58:24 01/04/2025
HOT: "Tóm dính" Pháo xuất hiện sau ồn ào tình ái với ViruSs, thái độ hiện tại ra sao?
Sao việt
12:54:24 01/04/2025
TP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhà
Sức khỏe
12:17:56 01/04/2025
Walker lấy Messi dằn mặt Felix
Sao thể thao
12:15:46 01/04/2025
Iran tuyên bố rắn sau khi ông Trump dọa ném bom
Thế giới
12:11:47 01/04/2025
5 cung hoàng đạo này được dự đoán sẽ kiếm nhiều tiền vào tháng 4 năm 2025
Trắc nghiệm
11:58:41 01/04/2025