Cục Nghệ thuật và Biểu diễn ’sờ gáy’ các rapper khiến cộng đồng fan đứng ngồi không yên
Một bên cho rằng rap cần keep it real, bên khác lại muốn các rapper tiết chế lại để mình có nhạc mà nghe – cuộc tranh cãi ngay trong cộng đồng rap chưa có dấu hiệu dừng lại.
Gần đây, cộng đồng rap fan Việt Nam được chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của làng rap Việt. Nhiều rapper có sự đầu tư, chỉn chu về hình ảnh, hướng tới công chúng và làm nhạc đại chúng thay vì chỉ bó hẹp trong cộng đồng nhỏ. Rap không còn là thể loại nhạc quá khó nhằn hay xa lạ với mọi người, thậm chí còn được sử dụng trong các sản phẩm thương mại như nhạc quảng cáo.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng rap cần giữ được chất đường phố vốn có
Sự thay đổi đột ngột này khiến nhiều người ngợp – ngay cả chính rapper, tiếp theo đó là người hâm mộ, rồi đến cả… Cục Nghệ thuật và Biểu diễn. Trước sự dậy sóng của cộng đồng về việc các sản phẩm rap đang có nhiều biểu hiện đi ngược thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu tới cộng đồng, lãnh đạo Cục đã thông tin tới báo chí, tới đây, Cục sẽ xem xét và thảo luận biện pháp xử lí.
Không còn tự do keep it real như hồi còn trong bóng tối, ánh sáng mainstream khiến các rapper phải cẩn trọng hơn với ca từ cũng như cách làm nhạc của mình. Điều này khiến người hâm mộ vừa mừng, vừa lo. Mừng vì rap Việt sẽ sạch hơn, không còn những dị biệt hay coi thường tín ngưỡng. Song song với đó, một số bình luận cũng bày tỏ lo lắng khi nhạc rap sẽ không còn được tự do và giải phóng như nó vốn cần.
Rap ngày càng được đón nhận tại thị trường Việt Nam
Video đang HOT
Một số ý kiến đồng tình với việc xử lí trường hợp như rapper Chị Cả
Quan điểm về thuần phong mĩ tục
Rap vốn là thể loại nhạc đường phố với những cách kể chuyện gai góc, trần trụi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người sáng tác được phép sử dụng các hình ảnh, ngôn từ trái với luân thường đạo lí để chứng tỏ sự real, chất của mình.
Cộng đồng rap fan phản ứng khi nhiều rapper bị đề nghị phạt
Cộng đồng rap fan đồng loạt có ý kiến sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn thông tin sẽ xử lý các rapper vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Mới đây, ông Lê Minh Tuấn - Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ VH-TT-DL cho biết Cục Nghệ thuật biểu diễn đã đề nghị xử phạt hành chính những rapper và những kênh YouTube đăng tải sản phẩm vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, truyền thống văn hoá, vi phạm pháp luật trên mạng xã hội.
Theo ông Tuấn, với Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, mức phạt cao nhất với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình "xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo" là 50 triệu đồng.
Việc "sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội" là 40 triệu đồng.
Trước đó, bản rap cổ suý đồi truỵ về mối quan hệ bố chồng - nàng dâu của Chị Cả và bản rap xúc phạm Phật giáo của nhóm rapper Rap Nhà Làm đã hứng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ khi có những ngôn từ không hợp thuần phong mỹ tục thậm chí là dung tục, phản cảm.
Và nhóm rapper Rap Nhà Làm nhận phản ứng gay gắt vì những sản phẩm có câu từ không phù hợp
Sau khi thông tin được chia sẻ với truyền thông, việc các rapper vi phạm sẽ bị Cục Nghệ thuật biểu diễn xử lý hành chính đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng đặc biệt là cộng đồng rap fan.
Những cộng đồng yêu thích văn hoá Rap/Hip-hop dường như đã không còn mấy xa lạ với việc nhiều bản rap có chứa những ca từ tục tĩu.
Tuy nhiên, trong một bài đăng nằm trong một nhóm kín chuyên về Rap khi đăng tải sự việc và hỏi ý kiến nhìn nhận, cộng đồng rap fan đều đồng lòng hưởng ứng với việc xử lý mạnh tay của Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Theo đó, ở dưới phần bình luận, đa số ý kiến đều đồng thuận với việc xử lý này. Nhiều ý kiến cho rằng việc cho ra các bản rap có ca từ nhảm nhí sẽ dễ ảnh hưởng đến thế hệ trẻ. Hay các bình luận khác cũng khẳng định, việc coi thường phụ nữ, xúc phạm tôn giáo là những hành vi cần bài trừ.
Thế nhưng ngược lại, một số bình luận khác lại cho rằng, các rapper vừa qua gây tranh cãi đã chủ động xin lỗi và gỡ bỏ sản phẩm nên cần được "nương tay".
Bài đăng đang thu hút hàng nghìn lượt tương tác sau sự việc
Một số bình luận của cộng đồng mạng:
- Vote thôi. Rap gì mà coi thường phụ nữ, báng bổ tôn giáo quá.
- Khi rap ở thế giới under thì thích thế nào cũng được. Nhưng giờ giới trẻ thích đưa thế giới đó lên thế giới over thì thật là sai lầm. Các rapper thế hệ đàn anh còn chả làm được, mấy rapper còn non nớt lại thích thể hiện là dở rồi.
- Giới underground mới được đón nhận nhờ các cuộc thi các bài hát vừa chất vừa hay vừa đi vào lòng người mà mấy thanh niên chưa gì đã gây ra tranh cãi. Ok các bạn có chất riêng các bạn thích diss nhau như ngoài đường nhưng đã lên các kênh giải trí là đều bị sự quản lý của cục văn hoá.
- Tẩy chay rap nhảm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ nước nhà.
- Nhiều người vào bênh? Tôn giáo có luật pháp bảo vệ, xúc phạm đến tôn giáo thì ra hầu toà. Còn như xin lỗi là xong chuyện thì luật ban hành để trưng à?
- Dù sao họ cũng xin lỗi và gỡ hết nhạc rồi, không nên quá mạnh tay.
Các nhà hát không thể đóng cửa chờ hết dịch, có thể kiếm tiền từ Youtube? Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khuyên các nhà hát phát triển kênh online kiếm tiền, tự lực thời dịch. Tại diễn đàn trực tuyến "Tác động của đại dịch COVID-19 - Hành động quyết liệt của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch" diễn ra sáng 22/9 tại Hà Nội do Bộ VHTT&DL tổ chức,...