Cực lạ: Đi chợ Chuộng cầu may, bị ném cà chua, trứng thối vẫn cười
Năm nào cũng vậy, cứ vào sáng mùng 6 Tết âm lịch, hàng nghìn người dân xứ Thanh lại nô nức về bờ sông Hoàng ( làng Ráng, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn) để dự phiên chợ ném nhau bằng cà chua, trứng thối… để cầu may.
Đây là phiên chợ họp một lần duy nhất trong năm.
Chợ Chuộng là cầu nối giữa huyện Đông Sơn và Triệu Sơn, nằm ven sông Hoàng, giữa bãi đất trống được bồi đắp xung quanh bằng những ụ đất cao. Không chỉ riêng người dân xã Đông Hoàng mà phiên chợ thu hút hàng nghìn người dân từ các huyện lân cận như: Đông Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn… Từ bao đời nay, người dân đã truyền tai nhau câu nói: “Bỏ con, bỏ cháu, không bỏ mùng 6 chợ Chuộng”.
Ngay từ mùng 5 Tết, người dân quanh vùng cùng nhau góp tre, nứa để bắc một cây cầu khỉ qua sông Hoàng. Cầu tre này sau khi chợ tan (khoảng 1 giờ chiều cùng ngày) sẽ được dỡ bỏ. Sang năm đến phiên chợ, người ta lại góp tre bắc cầu.
Chợ bày bán la liệt với nhiều loại sản phẩm từ bàn tay của người nông dân như: bún, bánh đa, táo, con giống…
Trong đó, cà chua là một loại hàng hóa đặc biệt được bán rất nhiều để làm “vũ khí” ném nhau.
Cảnh buôn bán diễn ra tấp nập, nhưng không thấy sự cãi cọ, mặc cả về giá cả đắt, rẻ. Ai đến chợ cũng đều chọn mua một thứ gì đó để mong gặp điều tốt lành.
Video đang HOT
Điều đặc biệt của người đến chợ Chuộng dù là không quen biết, nhưng hễ gặp nhau là họ… “choảng nhau” bằng cà chua, táo, trứng thối, thấy thích ai là ném túi bụi vào người đó. Người bị ném co chân chạy nhưng miệng vẫn cười toen toét vì theo quan niệm: “càng bị ném nhiều, năm đó càng gặp nhiều may mắn; năm nào đánh nhau càng to thì năm đó nhân dân trong vùng làm ăn càng phát đạt”.
Những dấu cà chua đỏ tươi trên trang phục giới trẻ như mang tới niềm tin, hy vọng vào một năm gặp thật nhiều may mắn.
Bà Nguyễn Thị Thắm (70 tuổi, TP. Thanh Hóa) chia sẻ: “Năm nào tôi cũng đi đến phiên chợ này, với mong muốn cầu cho đại gia đình một năm mới có sức khỏe tốt, con cái làm ăn phát đạt… Những năm trước, chợ Cầu May này đã bị biến tướng đi nhiều, họ đến không chỉ ném cà chua mà còn ném gạch, ném đá, dùng dao kiếm… chém nhau nữa. Nhưng vài năm trở lại đây, ý thức của người dân được nâng lên, tình hình an ninh được đảm bảo nên không còn chuyện đáng tiếc xảy ra nữa”.
Để che mắt bọn giặc, người dân liền giả vờ tổ chức ngay một phiên chợ “biến” vua và binh lính thành người dân buôn bán. Khi đó, tất cả đều được cải trang thành dân cày, còn vũ khí được cất giấu trong các đống rau quả, lều quán. Quân giặc đuổi tới nơi, nhìn phiên chợ do người dân dựng lên cứ tưởng đây là một phiên chợ thật, nên không chút đề phòng.
Theo các cụ cao niên trong làng, tục lệ đặc biệt “đánh nhau cầu may” ở chợ Chuộng bắt nguồn từ một tích cũ.
Tích cũ kể rằng, ngày xưa, có một vị vua trong lần chiến đấu với giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc bị thất thế nên phải lui binh. Bị lũ giặc truy sát ráo riết, nhà vua cùng số quân lính ít ỏi còn lại rút đến khu vực xã Đông Hoàng (ngày nay), thì lập tức được bá tánh trong vùng ra sức cứu giúp vua thoát nạn.
Lợi dụng lúc giặc mất cảnh giác, vị vua này đã phát động cuộc phản công. Bằng sự đoàn kết, mưu trí, dũng cảm ấy… quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Cảm kích trước sự thông minh, dũng cảm của dân làng, vua đã trọng thưởng hậu hĩnh cho những người dân nơi đây… Kể từ đó, để tưởng nhớ về sự kiện này, hàng năm, vào Mùng 6 Tết người dân lại tổ chức phiên chợ Chuộng với phần đánh nhau giả như một nét văn hóa truyền thống.
Chợ Chuộng còn được biết đến bằng nhiều tên gọi khác như: chợ choảng, chợ ẩu đả, chợ đánh nhau, chợ giải xui, chợ ân oán, chợ cầu may…
Theo Hoài Thu (Báo Thanh Hoá)
4 lễ hội đầu năm cứ khai hội là đông đến nghẹt thở của miền Bắc
Với mong muốn cầu bình an, tài lộc cho năm mới, 4 lễ hội này luôn đông đúc du khách viếng thăm trong kỳ khai hội.
Lễ hội Chùa Hương
Đây có xem như lễ hội dài nhất của miền Bắc khi bắt đầu khai hội vào mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đi Chùa Hương bạn sẽ phải xác định leo núi khá mất sức, nếu đi vào ngày đầu năm, bạn thậm chí còn phải chờ cả tiếng mới xuống đợi tới lòng động Hương Tích.
Cảnh sắc của Chùa Hương lại vô cùng hữu tình gắn liền với nhiều truyền thuyết thú vị. Để vào được Chùa Hương, bạn sẽ phải đi đò khoảng 1 tiếng trên dòng suối Yến rồi sau đó mới tiếp tục leo bộ hoặc đi cáp treo để vào tới động Hương Tích. Tuy vất vả, nhưng bù lại bạn sẽ được ngắm và chiêm bái nơi được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động" nổi tiếng linh thiêng.
Lễ hội Yên Tử
Nổi tiếng không kém lễ hội Chùa Hương phải kể đến lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh. Khai hội từ mùng 9 đến hết tháng 3 âm lịch, hàng năm, lễ hội này thu hút hàng trăm ngàn du khách tới vãn cảnh và đi lễ đầu năm.
Yên Tử đươc liệt vào hàng danh sách và là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Yên Tử có nhiều công trình chùa tháp trang nghiêm, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến Chùa Đồng ở độ cao 1068m. Đường hành hương lên Chùa Đồng tốn khá nhiều thời gian và sức lực nhưng thường đã đến Yên Tử, ai cũng cố gắng để lên tới nơi đây.
Trước đây, khi giao thông còn chưa thuận lợi và đường đi còn khó khăn, nhiều người không quen sẽ phải dành tới 2 ngày 1 đêm để đến Yên Tử. Nhưng hiện tại, Yên Tử đã có cáp treo nên việc đi về trong ngày là điều rất dễ dàng.
Khai ấn Đền Trần
Một trong những lễ hội đầu năm có tiếng nhất, được nhiều người chờ đón nhất ở miền Bắc chính là lễ khai ấn Đền Trần, Nam Định. Người ta tin rằng, nếu đi Đền Trần trong ngày khai hội và xin được tờ ấn thì sự nghiệp sẽ hanh thông, thuận lợi. Thế nên trong ngày khai hội, lượng người đổ về Đền Trần xin ấn rất đông.
Lễ hội Đền Trần nhằm tri ân công đức các vị vua Trần. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thường từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm ở Đền Trần Nam Định. Trong đó thời điểm đông khách nhất chính là lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm).
Lễ hội Bà Chúa Kho
Với những người làm ăn, buôn bán, lễ hội Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh là lễ hội không thể bỏ qua. Người ta tin rằng, đầu năm đi lễ ở đây thì trong năm việc làm ăn, buôn bán sẽ có nhiều may mắn, thuận lợi.
Lễ hội diễn ra tại Đền Bà Chúa Kho, ở tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội này khai hội vào 14 tháng Giêng âm lịch.
Theo helino
Thờ cúng máy chủ chơi game tại Trung Quốc để cầu may Tổ chức buổi lễ cầu may, ban phước cho máy chủ chơi game là một trong những điều hài hước mà các công ty công nghệ ở Trung Quốc làm để cầu sự may mắn. Lễ bái, tuân thủ ngày giờ hoàng đạo hay xây dựng trụ sở theo hướng phong thủy là một trong số những điều các công ty công nghệ...