Cực hữu Ukraine nổi loạn đòi “tắm máu” một thành phố
Phe cực hữu ở Ukraine lại nổi loạn, lên kế hoạch tổ chức một hành động khiêu khích quy mô lớn tại Odessa, tương tự vụ thảm sát tại đây hồi năm ngoái.
Ngày 9/8, phe cực hữu kích động hàng loạt người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa kéo về Odessa nhằm thực hiện một cuộc biểu tình đối chọi với nhóm hoạt động chống Maidan.
Phe cực hữu đốt lửa trên đường phố Kiev hôm 3/7.
Theo Sputnik, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Ukraine được cho là sẵn sàng tấn công những người không đồng ý với tư tưởng chính trị của họ. Sự hung hăng của những người ủng hộ Phe cực hữuđược đánh giá là rất dễ xảy ra nguy cơ một vụ “tắm máu” trên đường phố Odessa, tương tự như hồi tháng 5/2014, khi các phần tử dân tộc cực đoan tàn nhẫn sát hại 48 người tại Nhà Công đoàn trong cuộc đụng độ với các nhà hoạt động chống Maidan.
Thời gian gần đây, hoạt động của Phe cực hữu Right Sector được cho là mất kiểm soát. Ngày 11/7 đã xảy ra vụ đấu súng tại Mukachevo giữa các chiến binh cánh hữu và cảnh sát địa phương đã khiến 3 người chết, 13 người bị thương. Thủ lĩnh phe cánh hữu Dmytro Yarosh đổ lỗi cho phía cảnh sát địa phương nổ súng trước, cho dù theo nhiều nguồn tin địa phương, các tay súng cực hữu đã vừa lái ô tô vừa xả súng vào một quán bar ở thị trấn Mukachevo.
Video đang HOT
Sau đó, hôm 22/7, hàng nghìn người Kiev ủng hộ phe Cực hữu tổ chức biểu tình đòi Tổng thống Ukraine phải từ chức, đồng thời đẩy mạnh tấn công lực lượng miền Đông. Các thành viên Right Sector có vũ khí, thể hiện rõ sự thách thức chính quyền của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Tổ chức cực hữu chính là lực lượng đã tham gia vào các cuộc biểu tình bạo động trên quảng trường Maidan vào đầu năm 2014, dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống khi đó là Viktor Yanucovich. Khi xung đột tại miền Đông Ukraine nổ ra, các thành viên của nhóm cũng cùng quân đội chính phủ chống lại lực lượng đối lập.
Tuy nhiên, phong trào này thường xuyên có mâu thuẫn trong chính sách với chính phủ. Họ khẳng định đang cố gắng chống tham nhũng và bất công tại Ukraine, nhưng chính quyền Kiev lại cáo buộc nhóm này sử dụng bạo lực để thực hiện mục đích của mình./.
Theo Ngân Giang/VOV.VN
"Lần thứ hai Ukraine bên bờ vực nội chiến"
Trang Sputnik (Nga) dẫn lời nhà sử học Mỹ Stephen F. Cohen cho rằng, từ tình hình hiện tại ở Ukraine, đất nước này gần như chắc chắc ở bên bờ vực của cuộc nội chiến lần thứ hai.
Cohen tin rằng cuộc chiến sắp tới sẽ nổ ra giữa chính phủ chính thức của Kiev, vốn được Washington hậu thuẫn, và nhóm người cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang ngày càng phát triển ở Ukraine.
Ông nói: "Giữa chính phủ và phòng trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan, mà đại diện tiêu biểu là các tổ chức chính trị và quân sự cánh hữu (Right Sector). Trục suy nghĩ về ý thức hệ của họ là một đất nước Ukraine trong sạch, thuần khiết, không có bất kì người Nga hay tiếng Nga xen vào."
Một trong những yêu cầu của họ đối với chính phủ chính thức của Kiev là nối lại các cuộc tấn công ở miền đông Ukraine và không chấp nhận thỏa hiệp với Moscow, mà vấn đề cơ bản là thỏa thuận Minsk.
Lốp xe bị đốt cháy trong cuộc biểu tình ở trung tâm Kiev do nhóm cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tổ chức.
"Khá chắc chắn rằng trong một vài tuần vừa qua, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đang tìm cách thực hiện thỏa thuận Minsk, bởi vì ông ấy hiểu rằng đó là cách duy nhất để giữ vững được ghế tổng thống của mình."
Tuy nhiên, ông Cohen cũng lưu ý rằng lực lượng cánh hữu đang phát triển mạnh sẽ không ngồi yên cho phép ông Poroshenko tiến hành đàm phán hòa bình với các đại diện của Donbass, vì cho rằng lực lượng cánh hữu cũng có quyền trong chính quốc hội Ukraine.
Nói về tầm quan trọng của cuộc xung đột Ukraine đối với Mỹ và châu Âu, ông Cohen cho biết có nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra, điều đó cho thấy chính sách của Washington đối với Nga và Ukraine đã thất bại.
Một trong những lý do của những ý kiến trái chiều này là sự bất mãn đối với các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Theo ông Cohen, nếu hỏi một số nghị sĩ Mỹ về lý do của các lệnh trừng phạt này, họ sẽ đưa ra ba câu trả lời khác nhau. Thậm chí sau đó, không ai có đủ bằng chứng để biện minh cho việc trừng phạt Nga.
Một nghị sĩ quốc hội sẽ cho rằng việc thống nhất Crimea là lý do để trừng phạt Nga. Nhưng rõ ràng là Cremea sẽ không một lần nữa thuộc về Ukraine, vì vậy nếu theo các lý giải này, lệnh trừng phạt sẽ mãi không kết thúc.
Một lý do khác cho việc trừng phạt Nga là vụ bắn rơi máy bay Boeing gần Donetsk. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn chưa đưa ra bất cứ kết luận nào về lực lượng gây ra vụ việc đó.
Lý do thứ ba là cuộc xung đột đang diễn ra ở miền đông Ukraine. Với việc này ông Cohen chỉ ra rằng, xung đột đã bắt đầu từ cuối năm ngoái bằng cuộc chiến tranh dân sự, do đó mọi người có nhiều lý do khác nhau để giải thích cho việc trừng phạt Nga. Điều này chứng minh rằng không có một lý do duy nhất như việc liên quan đến chính trị chẳng hạn.
Theo An Miên
Pháp luật TPHCM
Lãnh sự quán Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công Hai kẻ tấn công ngày 10/8 đã nã súng vào lãnh sứ quán Mỹ tại thành phố Istanbul, một trong số hàng loạt vụ tấn công bạo lực làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay, chỉ vài tuần sau khi Ankara phát động "cuộc chiến chống khủng bố" Một đồn cảnh sát tại Istanbul bị tấn công (Ảnh: AFP) Các nguồn tin...