Cực hữu Ukraine đòi Kiev từ bỏ Thỏa thuận Minsk
Đảng cực hữu ( Right Sector) từ chối thỏa thuận Minsk, kêu gọi Ukraine mở chiến dịch tấn công ở miền Đông Ukraine.
Trong thông báo được đăng trên website hôm 20/2, đảng này viết: “Chúng tôi yêu cầu chính quyền ông Poroshenko từ chối Thỏa thuận Minsk và nối lại chiến dịch tấn công nhằm giải phóng các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở miền Đông Ukraine”. Không những vậy, Right Sector còn nêu yêu sách đòi cải tổ nhân sự Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, trừng phạt thích đáng những người phạm tội trong chính quyền cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, có những bước đi thực chất nhằm loại trừ tham nhũng, đẩy lui ảnh hưởng của giới tài phiệt trong các quyết sách của chính phủ.
Những phần tử theo đường lối dân tộc cực đoan thuộc Right Sector. Ảnh: Reuters
Tuyên bố của Right Sector được đưa ra tại thời điểm xung đột ở miền Đông tái diễn, bất chấp lệnh ngừng bắn. Báo cáo mới nhất của Phái bộ giám sát tại Ukraine (SMM) của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ghi nhận “tình trạng vi phạm lệnh ngừng bắn ngày một gia tăng trong những ngày qua”, cùng với đó là những cản trở “do bên thứ 3″ đối với hoạt động giám sát của SMM, gây đe dọa an ninh đối với các thanh sát viên.
Video đang HOT
Right Sector được hình thành từ phong trào cánh hữu, nổi lên sau các cuộc biểu tình Maidan cuối năm 2013. Phong trào này chuyển thành đảng chính trị vào tháng 3/2014. Tại thời điểm đó Right Sector đề cử thủ lĩnh theo đường lối dân tộc cực đoan, thành viên Quốc hội Dmitry Yarosh ra tranh cử Tổng thống.
Hoài Thanh(Theo Ukrnewstoday)Chính Yarosh là người không công nhận Thỏa thuận Minsk ngay sau thời điểm ký kết hồi tháng 2. Ông này nói rằng thỏa thuận “không có giá trị pháp lý”, với lý do “đi ngược lại hiến pháp” và vì thế các công dân Ukraine không có nghĩa vụ phải thực hiện. Ông này từng tuyên bố, kể cả khi quân đội chính phủ rút quân, vũ khí hạng nặng khỏi đường giới tuyến, thì đạo quân tiễu phạt của Rigth Sector vẫn “có quyền” chiến đấu ở miền Đông.
Theo Báo Tin tức
Nga - Italy: Ủng hộ Thỏa thuận Minsk giải quyết vấn đề Ukraine
Tại cuộc gặp ngày 10/6, Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Italy Renzi đã nhất trí về tầm quan trọng của thỏa thuận Minsk, đó là cơ sở giải quyết xung đột Ukraine.
Cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo Nga-Italy diễn ra trong bối cảnh xung đột leo thang tuần trước tại miền Đông Ukraine sau nhiều tháng tình hình tạm lắng dịu nhờ thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng 2.
Tổng thống Putin đang thăm Italy và có cuộc gặp với Giáo hoàng bàn về nhiều vấn đề trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraine (ảnh: Vatican)
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Italy nhấn mạnh việc phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk để tháo gỡ cả cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay. Đồng tình với quan điểm của nhà lãnh đạo Italy, Tổng thống Putin cũng nói rằng một giải pháp hòa bình là con đường duy nhất giải quyết vấn đề Ukraine.
Ông khẳng định, việc thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk đạt được hồi tháng 2 là yếu tố sống còn để chấm dứt xung đột tại miền Đông Ukraine: "Chúng ta đều rất quan tâm tới cuộc khủng hoảng Ukraine và chúng ta đều biết rằng không có giải pháp nào ngoài giải pháp hòa bình là có thể chấp nhận được cho vấn đề Ukraine. Italy cũng đã ủng hộ điều này. Các thỏa thuận Minsk phải được thực thi đầy đủ, từ các điều khoản về xã hội, chính trị nhân đạo đến thỏa thuận quân sự. Nhưng thực tế thỏa thuận đã không được tuân thủ đầy đủ. Chúng ta có chung mục đích và sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau thông qua cuộc gặp của các đoàn đại biểu, cuộc gặp cấp Bộ trưởng, hay đại diện của các doanh nghiệp, của các cộng đồng về vấn đề này"
Tổng thống Nga Putin trước đó cũng đã bác bỏ cáo buộc nói rằng Nga "xúi giục" diễn biến xung đột mới tại miền Đông Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng chính quyền Ukraine đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và khiêu khích xung đột mới nhằm gây sức ép với Liên minh châu Âu để kéo dài các lệnh trừng phạt Nga.
Châu Âu đang cân nhắc có gia hạn hay không những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga sẽ hết hạn vào tháng 7. Những trừng phạt này được áp đặt sau khi Nga sáp nhập Crime năm ngoái.
Đây đồng thời là con dao hai lưỡi gây tổn thất không hề nhỏ với các nước châu Âu. Theo kế hoạch, Liên minh châu Âu sẽ đưa ra quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh vào ngày 25-26/6./.
Hoàng Lê Theo Reuters
Theo_VOV
Thỏa thuận Minsk 2 bị thử thách "ghê gớm" Sự có mặt của cố vấn Mỹ và NATO tại Ukraine cùng thông tin miền Đông vẫn ầm ì đạn pháo đang khiến Thỏa thuận Minsk 2 đứng trước nguy cơ bị "bức tử". Ngày 10/4, Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng lại lên tiếng cáo buộc xe tăng và các lực lượng vũ trang Ukraine từ thành phố Avdeyevka do Kiev...