Cực hiếm hình ảnh bên trong tàu ngầm Kilo Việt Nam
Những hình ảnh đầu tiên về quá trình huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của biên đội tàu ngầm Kilo Việt Nam dần được Quân chủng Hải quân giới thiệu trong các đợt diễn tập bắn đạn thật gần đây.
Theo đó những hình ảnh hiếm hoi bên trong tàu ngầm Kilo Việt Nam trong quá trình hoạt động trên biển và cả trong diễn tập bắn đạn thật trong năm 2017, bất ngờ xuất hiện trong phim tàu liệu “Một số hình ảnh huấn luyện diễn tập năm 2017″ do kênh truyền hình QPVN sản xuất. Nguồn ảnh: QPVN.
Và dựa trên những hình ảnh của bộ phim tài liệu trên ta có thể thấy một phần hoạt động của thủy thủ đoàn tàu ngầm Kilo Việt Nam trong các tình huống sẵn sàng chiến đấu trên biển, cho tới cách thức triển khai vũ khí của loại khí tài đặc biệt này. Nguồn ảnh: QPVN.
Hình ảnh biên trong khoang chỉ huy tác chiến của tàu ngầm Kilo Việt Nam trong đợt diễn tập bắn tên lửa được cho là diễn ra trong năm 2017 cùng với các biên đội tàu chiến mặt nước khác. Nguồn ảnh: QPVN.
Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức biên chế các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo đầu tiên thuộc Project 636 từ năm 2014 và lần lượt sau đó đến năm 2017 ta mới chính thức biên chế đầy đủ 6 tàu Kilo đặt mua từ Nga. Nguồn ảnh: QPVN.
Video đang HOT
Và mãi đến giữa năm 2017, biên đội tàu ngầm Kilo Việt Nam mới chính thức được “thử lửa” trong đợt huấn luyện diễn tập quy mô lớn của Quân chủng Hải quân. Qua đó thủy thủy đoàn và kíp chiến đấu trên các tàu ngầm Kilo Việt Nam đã dịp thể hiện bản lĩnh làm chủ vũ khí, trang bị của mình. Nguồn ảnh: QPVN.
Cận cảnh bên trong một khối điều khiển trên một tàu ngầm Kilo Việt Nam, trong huấn luyện diễn tập 2017. Nguồn ảnh: QPVN.
Không khí bên trong khoang chỉ huy trên tàu ngầm tấn công hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Sau 6 năm thành lập đến nay, cán bộ, thủy thủ Lữ đoàn tàu ngầm 189 Hải quân đã tiếp nhận, huấn luyện làm chủ 6 tàu ngầm Kilo. sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Nguồn ảnh: QPVN.
Cần phải nói thêm là tàu ngầm Kilo là loại tàu ngầm tấn công thông thường thuộc lớp hiện đại hàng đầu của thế giới, còn được gọi với biệt danh ” Hố đen” trong lòng đại dương do khả năng hoạt động cực êm, khó bị phát hiện. Chính vì đó mà Kilo được xem là một trong những vũ khí răn đe chiến lược của quân đội ta. Nguồn ảnh: QPVN.
Cũng trong đợt huấn luyện diễn tập vừa rồi hình ảnh đầu tiên về bộ đôi Kilo và tên lửa hành trình Kalibr cũng xuất hiện. Và hiện tại các tàu ngầm Kilo của Việt Nam đang được trang bị biến thể chống hạm của tên lửa Kalibr là 3M-54E Club-S có tầm bắn tối đa lên đến hơn 200km. Nguồn ảnh: QPVN.
Được biết mỗi tàu ngầm Kilo thông thường có thể mang theo tối đa 4 tên lửa hành trình chống hạm Kalibr và 18 ngư lôi hạng nặng 533mm. Nguồn ảnh: QPVN.
Các tàu ngầm Kilo Việt Nam cũng được đặt theo tên các thành phố lớn của ta gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hải Phòng và Bà Rịa-Vũng Tàu. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo Trà Khánh/Kiến thức
Ông Trump hứng bão chỉ trích sau cuộc điện đàm với ông Putin
Tổng thống Mỹ Donald Trump hứng chịu nhiều chỉ trích sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 3/5.
Trên trang Twitter cá nhân, Thượng nghị sĩ Mỹ Chuck Schumer đã thể hiện sự phẫn nộ với lối tiếp cận của Tổng thống Trump trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Nga.
Cụ thể, theo ông Schumer, ông Trump đáng lẽ nên thảo luận rõ ràng với Tổng thống Putin về chủ đề "sự can thiệp của Nga", cũng như phải gây sức ép lên nhà lãnh đạo Nga xung quanh vấn đề này. "Thay vào đó, họ lại bàn tán với nhau về thuyết âm mưu của Fox News?", ông Schumer nói.
Nặng nề hơn, vị Thượng nghị sĩ Mỹ còn gọi sự sắp xếp các mức độ ưu tiên của ông Trump là "khủng khiếp" và "gây tổn hại đến nền dân chủ".
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki 2018.
Nữ nhà báo, người dẫn chương trình Đài CNN, bà Erin Burnett, cũng có đánh giá không mấy tích cực về việc hai nhà lãnh đạo không làm rõ vấn đề "can thiệp của Nga". Theo ý kiến của bà, nhìn vào việc ông Trump không hề ưu tiên vấn đề này trong cuộc điện đàm có thể thấy ông không hề đón nhận cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Mỹ Robert Muller một cách nghiêm túc.
Nữ phóng viên đặc trách pháp lý của CNN Laura Jarrett cũng cảm thấy bức xúc khi các nhà lãnh đạo của hai bên có vẻ như "đùa giỡn" với vấn đề này.
Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Putin và Trump diễn ra hôm 3/5 và kéo dài gần một tiếng rưỡi. Phía Mỹ là bên khởi xướng cuộc đàm phán này. Theo lời của Tổng thống Trump, ông đã thảo luận với người đồng cấp Nga về thương mại, vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân, "sự can thiệp của Nga", cũng như tình hình ở Venezuela, Ukraine và Trung Quốc.
Trong tháng 4, toàn văn bản báo cáo của Công tố viên đặc biệt Robert Muller về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã được công bố. Theo kết luận điều tra, "Nga có nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử, tuy nhiên không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về sự thông đồng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với chính phủ Nga".
(Nguồn: Lenta)
TƯỜNG NGUYỄN
Theo VTC
Buồn cười bài tập như 'diễn show' của quân đội chính quy Bangladesh Động tác và thái độ tập luyện của các quân nhân Bangladesh khiến người xem không hiểu đây là buổi tập chính quy hay một show diễn. Trong đoạn clip này, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh các binh sĩ Bangladesh thể hiện sự lố và kịch tính quá mức so với các quy chuẩn huấn luyện đào tạo trong quân...