Cực hiếm bên trong xe tăng T-72 Syria nã pháo đánh IS
Đoạn clip ghi lại hình ảnh bên trong một chiếc xe tăng T-72 của Quân đội Syria đang nã pháo liên tục tấn công mục tiêu phiến quân IS.
Trong đoạn clip có thể thấy rõ hệ thống nạp đạn tự động của xe tăng T-72 đang đưa đầu đạn và liều phóng vào trong nòng pháo chính. Sau đó, pháo thủ chỉ việc đạp cò khai hỏa vào mục tiêu phiến quân IS.
Xe tăng T-72.
Xe tăng T-72 là phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nặng “xương sống” của Quân đội Syria. Dù đã hao hụt nhiều trong cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2011, nhưng số lượng T-72 trong Quân đội Syria ước tính vẫn còn tới hơn 1.000 chiếc gồm nhiều biến thể:
- T-72B (phiên bản năm 1988, Nga mới chuyển giao số lượng nhỏ trong năm 2015): Trang bị pháo chính 2A46M 125mm tích hợp phóng tên lửa chống tăng 9M119 Svir qua nòng, hệ thống kiểm soát hỏa lực mới 1A40-1, dùng động cơ 840 mã lực V-84-1, tăng cường giáp trước và tháp pháo.
- T-72A (phiên bản năm 1979) không có giáp phản ứng nổ, trang bị pháo chính D-81T 125mm với hệ thống nạp tự động, tăng cường giáp ở mặt trước tháp pháo, có hệ thống kiểm soát hỏa lực điện tử.
- T-72AV: Là phiên bản nâng cấp nhỏ từ T-72A với việc bổ sung thêm giáp phản ứng nổ Kontakt-1.
Video đang HOT
- T-72M: Phiên bản xuất khẩu của T-72A cho các nước đồng minh Liên Xô với giáp mỏng hơn, hệ thống vũ khí kém hơn so với phiển bản nội địa. Có thể Syria đã mua các xe tăng T-72M từ kho vũ khí Ba Lan và Tiệp Khắc.
- T-72 TURMS-T là phiên bản cải tiến riêng của Syria với việc trang bị thêm cho ít nhất 122 chiếc T-72AV và T-72M1 hệ thống kiểm soát hỏa lực TURMS-T của công ty Galileo Avionica.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Hàn Quốc triển khai vũ khí đối phó tên lửa đa nòng của Bình Nhưỡng
Đối với Hàn Quốc, các hệ thống pháo đa nòng của quân đội Bắc Triều Tiên là một trong những mối đe doạ chiến thuật lớn nhất với nước này.
Pháo phản lực đa nòng của quân đội Bắc Triều Tiên.
Thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết, quân đội nước này sẽ triển khai các loại vũ khí mang đầu đạn dẫn đường để đối phó với các hệ thống pháo phản lực đa nòng của quân đội Bắc Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa tiến hành tập trận, đe doạ tấn công văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ở Seoul.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng đã lên tiếng xác nhận rằng quân đội Hàn sẽ triển khai các hệ thống vũ khí để đối phó lại những lời đe doạ của Bắc Triều Tiên, đặc biệt khả năng và tầm bắn của các hệ thống pháo phản lực đa nòng mà Bình Nhưỡng đang sở hữu, đã triển khai nhằm vào các mục tiêu chính trị quan trọng của Seoul.
Bắc Triều Tiên tập trận bắn tên lửa phóng loạt đa nòng.
Đối với Hàn Quốc, các hệ thống pháo đa nòng của quân đội Bắc Triều Tiên là một trong những mối đe doạ chiến thuật lớn nhất với nước này.
Gần đây, Bình Nhưỡng cũng tuyên bố rằng nước này đã thử nghiệm và chứng minh được sức mạnh của các tổ hợp pháo phản lực đa nòng thế hệ mới.
Cuộc thử nghiệm được tiến hành trong tháng 3 và Bắc Triều Tiên tuyên bố chúng có thầm bắn hiệu quả trong phạm vi 200 km, bắn đạn phản lực cỡ nòng 300 mm.
Vũ khí đối phó của Hàn Quốc.
Quân đội của ông Kim Jong Un tuyên bố rằng các hệ thống vũ khí phóng loạt của nước này có khả năng tấn công thủ đô Seoul, biến thành phố của Hàn Quốc thành biển lửa.
Cũng trong tháng 3 này, quân đội Bắc Triều Tiên cũng đã sử dụng các hệ thống pháo phản lực đa nòng để bắn thị uy ít nhất ba lần trên bán đảo thể thể hiện sự phản đối với cuộc tập trận của quân đội Mỹ, Hàn Quốc cũng như việc Hội đồng bảo an LHQ thông qua các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này sau hai vụ thử vũ khí nghiêm trọng cách đây không lâu.
Pháo phóng loạt của Hàn Quốc.
Theo tiết lộ của Yonhap, quân đội Hàn Quốc sẽ triển khai các hệ thống vũ khí có tầm bắn khoảng 120 km, có thể được dẫn đường bằng công nghệ cao, có khả năng tiêu diệt các tổ hợp tên lửa đa nòng của miền Bắc.
Ngoài ra, quân đội Hàn Quốc cũng sẽ triển khai một số loại pháo mặt đất theo kế hoạch quân sự giai đoạn từ 2017 đến 2021.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng nói rằng thời gian vừa qua, quân đội nước này cũng đã tiến hành bắn thử nghiệm vài loại vũ khí mới và có kế hoạch hoàn thành giai đoạn phát triển của chúng vào năm 2018 để đưa vào sản xuất và trang bị hàng loạt từ năm 2019.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Palmyra mới chỉ là "thắng lợi nhỏ" trong cuộc chiến chống IS Phương Tây cho rằng thắng lợi ở thành cổ Palmyra (Syria) mới chỉ là bước đầu trong cuộc chiến dài lâu chống tổ chức khủng bố IS. Những ngày qua, báo chí quốc tế và các nhà lãnh đạo phương Tây không ngừng nhắc tới chiến thắng của quân đội Syria trước tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)...