Cục Hàng không Việt Nam nêu lý do 27 chuyến bay không thể cất cánh trong ngày 10/10
Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong ngày 10/10, có nhiều chuyến bay của Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways được cấp phép bay nhưng không thể thực hiện được.
Ảnh minh họa – Ảnh: Báo Đầu tư
Cụ thể, Vietnam Airlines không thể khai thác 11 chuyến bay; trong đó có chuyến từ TP Hồ Chí Minh về Hà Nội do hành khách được yêu cầu phải cách ly tập trung, tuy nhiên địa phương lại chưa có hướng dẫn cách ly tập trung cụ thể.
Bốn chuyến không thể khai thác do ảnh hưởng bão là TP Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh – Thanh Hóa và ngược lại; TP Hồ Chí Minh – Nghệ An và ngược lại.
Các chuyến bay giữa TP Hồ Chí Minh – Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh – Cà Mau, Thanh Hóa – Lâm Đồng và ngược lại klhông thực hiện do không có khách.
Với Vietjet Air, hãng này có 10 chuyến bay không được thực hiện gồm TP Hồ Chí Minh – Phú Yên và ngược lại, TP Hồ Chí Minh – Gia Lai và ngược lại, Đà Nẵng – Cần Thơ và ngược lại do không kịp mở bán; TP Hồ Chí Minh – Hải Phòng và ngược lại do ảnh hưởng bão.
Hai chuyến bay khác của Vietjet Air là giữa Hà Nội – Đà Nẵng và ngược lại không thực hiện do khách phải cách ly tập trung, trong khi hướng dẫn cách ly tập trung cụ thể của Hà Nội chưa có.
Bamboo Airways cũng có 6 chuyến bay không thể thực hiện gồm 2 chuyến TP Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh – Thừa Thiên Huế và ngược lại không thực hiện được do hành khách phải đăng ký trước và phải được phê duyệt của tỉnh. Hai chuyến bay giữa TP Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh – Quảng Bình và ngược lại không thực hiện do khách phải cách ly tập trung nên bỏ chỗ. Hai chuyến bay giữa Đà Nẵng – Đắc Lắk và ngược lại không thực hiện do chưa kịp mở bán.
Video đang HOT
Để có thể triển khai được các chuyến bay thương mại thường lệ theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo thống nhất quy định về điều kiện đối với hành khách đi máy bay, áp dụng chung trên toàn quốc; không yêu cầu hành khách phải cách ly tập trung.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương – nơi có các cảng hàng không cần phải có quy định rõ ràng về phương thức kiểm soát dịch bệnh đối với hành khách đến như không lưu trú, cư trú tại địa phương…
Hành khách đi từ vùng xanh chỉ cần có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ, nhằm tạo điều kiện cho người dân trở về các thành phố lớn làm việc.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện ngoài Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh thì tỷ lệ tiêm vaccine ở các địa phương khác còn thấp. Trong khi đó, nhiều địa phương là vùng xanh quy định hành khách phải tiêm đủ 2 mũi vaccine, mũi thứ 2 cách ngày bay 14 ngày thì các đường bay ngách như hiện nay và các chuyến bay chiều đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh từ các tỉnh thành khác sẽ rất ít khách.
Cục Hàng không Việt Nam cũng kiến nghị bỏ giãn cách trên máy bay để giảm áp lực chi phí/ghế và giá vé đối với hành khách do hành khách đã được xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải ban hành quyết định tạm thời về mở lại 19 đường bay chở khách thương mại từ ngày 10/10 – 20/10 với 38 chuyến bay mỗi ngày, gồm 13 chuyến từ TP Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đi các tỉnh Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hoà, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hoá, Hải Phòng, Phú Quốc, Gia Lai, Rạch Giá với tần suất 1 chuyến khứ hồi mỗi ngày.
Từ Hà Nội mỗi ngày có 1 chuyến khứ hồi đi TP Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh và một chuyến khứ hồi đi Đà Nẵng. Ngoài ra còn có 1 chuyến khứ hồi Đà Nẵng – Cần Thơ, 1 chuyến khứ hồi Đà Nẵng – Đắk Lắk, 1 chuyến khứ hồi Hà Nội – Cần Thơ và một chuyến khứ hồi Thanh Hóa – Lâm Đồng.
Riêng đường bay Hà Nội – Cần Thơ sẽ được khai thác linh hoạt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vietjet Air lo bất bình đẳng giữa các hãng bay khi áp sàn vé máy bay
Vietjet Air cho rằng, chính sách giá sàn chỉ giải quyết khó khăn cho hãng hàng không quốc gia mà không đảm bảo môi trường cạnh tranh với hãng bay tư nhân.
Hãng hàng không Vietjet Air vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải một số nội dung theo dự thảo thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các chặng bay nội địa mà Bộ đang xây dựng.
Hãng này cho rằng, dự thảo Thông tư có sự điều chỉnh theo hướng quy định cả mức giá tối thiểu (giá sàn) và giá tối đa (giá trần) sẽ tạo ra nhiều bất cập và tác động tiêu cực như không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, các cam kết thương mại quốc tế và không đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, không thúc đẩy thị trường hàng không phát triển.
Cụ thể, dự thảo chưa xem xét, đánh giá cẩn trọng và toàn diện tác động đối với các hãng hàng không tư nhân. Chính sách này chỉ giải quyết khó khăn cho hãng hàng không quốc gia là doanh nghiệp nhà nước mà không đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng với hãng bay tư nhân.
Theo Vietjet, việc quy định giá sàn vé máy bay chỉ mang lại lợi ích cho các hãng hàng không truyền thống như Vietnam Airline, vì là hãng có tỷ trọng lớn doanh thu từ việc bán vé hạng thương gia và hạng phổ thông đặc biệt, nhóm khách hàng này ít bị tổn thương hơn và vẫn có khả năng chi trả ổn định trong và sau đại dịch.
Trong khi đó, nếu áp giá sàn sẽ ngăn cản cơ hội tiếp cận dịch vụ hàng không của các nhóm khách hàng thu nhập thấp, cũng là đối tượng phục vụ chính của Vietjet, gây nguy cơ giảm sút doanh thu đối với hãng và các đơn vị phục vụ sân bay. Hãng đã mang đến khoảng 40% doanh thu cho doanh nghiệp sân bay, thúc đẩy các dịch vụ như kỹ thuật mặt đất, cung cấp nhiên liệu phát triển.
Như vậy, chính sách giá sàn có sự phân biệt đối xử với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, gây tình trạng bất bình đẳng giữa các hãng hàng không.
Máy bay Vietjet Air đỗ tại sân bay Nội Bài vào tháng 9. Ảnh: Ngọc Thành.
Vietjet Air cho rằng quy định giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa cần phải đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ vận chuyển của mọi tầng lớp nhân dân, gồm cả người nhèo, người thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội. Việc áp giá sàn vé máy bay sẽ làm tăng giá vé, hạn chế người nghèo, người thu nhập thấp được quyền tiếp cận, thụ hưởng những nhu cầu cơ bản, thiết yếu, đi ngược với chủ trương của Nhà nước về quan tâm, hỗ trợ người nghèo.
Mức giá sàn được đề xuất tương đương giá cao nhất của vận chuyển đường sắt và gấp hai lần vé đường bộ sẽ tác động trực tiếp đến khả năng chi trả của người dân. Điều này dẫn đến việc hạn chế khả năng phục hồi thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam và thị trường cung cấp hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hàng không sau đại dịch.
Ngành du lịch cũng sẽ ảnh hưởng bởi hãng hàng không phải nâng giá vé máy bay, làm tăng chi phí dịch vụ du lịch. Việc tăng giá vé máy bay tác động đến nhiều doanh nghiệp du lịch khi lượng khách tham gia hàng không giảm mạnh, đánh mất kỳ vọng, năng lực thu hút của quốc gia về du lịch. Không những làm khách nội địa giảm mà lượng khách quốc tế cũng giảm theo do chi phí du lịch tăng cao, kém cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Việc quy định giá sàn theo Vietjet Air còn đi ngược lại với các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định quốc tế, tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nêu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp không được có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư. Doanh nghiệp có quyền tự quyết định trong hoạt động kinh doanh và không có sự can thiệp hành chính của Nhà nước, ngoại trừ trường hợp thực hiện mục tiêu chính sách công.
Vietjet Air cho rằng, việc ban hành các chính sách về giá vận chuyển hành khách cần đảm bảo các yếu tố phù hợp quy định của pháp luật hiện hành, các nguyên tắc thương mại quốc tế, quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy sự phục hồi của các thị trường vận chuyển hàng không,...
Trước các vấn đề trên, Vietjet kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải không quy định giá sàn vé máy bay trên các tuyến nội địa để người dân có thu nhập thấp và trung bình có cơ hội đi máy bay với nhiều mức giá từ thấp đến cao, tạo điều kiện cho ngành hàng không và du lịch có điều kiện phục hồi.
Trái với ý kiến của Vietjet Air, tại toạ đàm tham vấn ý kiến các chuyên gia kinh tế ngày 27/9 của Văn phòng Quốc hội, ông Đặng Ngọc Hoà - Chủ tịch VietnamAirlines, cho rằng, với mức giá vé máy bay thấp sẽ ảnh hưởng tới an toàn hàng không trong khi ngành này cần tiêu chuẩn cực kỳ cao. "Nếu các hãng hạ giá vé thấp hơn cả giá xăng dầu cho một chuyến bay sẽ ảnh hưởng tới chi phí an toàn hàng không, nguy cơ sự cố an toàn hàng không và ảnh hưởng tới quốc gia", ông Hoà nói thêm.
Ngoài ra, việc hạ giá vé máy bay sẽ khiến cho tất cả các hãng hàng không đều yếu. "Chúng tôi rất lo ngại sau khi dịch phục hồi thì sức khỏe của các hãng hàng không không đủ để cạnh tranh với nhau, chứ chưa nói gì chuyện ra khu vực và quốc tế", ông Hòa nhấn mạnh.
Cuối tháng 8, Cục Hàng không Việt Nam đã trình Bộ Giao thông Vận tải dự thảo thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Theo đó, Cục Hàng không đề nghị áp dụng mức giá tối thiểu bằng 20% mức giá tối đa quy định, thời gian áp dụng là 12 tháng, từ 1/11 năm nay đến hết ngày 31/10 năm sau.
Cụ thể, với các đường bay dưới 500 km, mức giá tối thiểu đề nghị áp dụng với nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội là 320.000 đồng một vé mỗi chiều, tối đa là 1,6 triệu đồng một vé mỗi chiều; nhóm đường bay khác dưới 500km, mức giá tối thiểu là 340.000 đồng, tối đa là 1,7 triệu đồng.
Với các đường bay từ 500-850 km trở lên, mức giá tối thiểu là 440.000 đồng và tối đa 2,2 triệu đồng. Đường bay từ 850 km đến dưới 1.000 km, mức giá tương ứng là 560.000 đồng và 2,79 triệu đồng. Với đường bay từ 1.280km trở lên, mức giá tối thiểu là 750.000 đồng, tối đa là 3,75 triệu đồng.
Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Cục Hàng không tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự tác động trực tiếp của chính sách.
Cục Hàng không Việt Nam: Các hãng hàng không dừng bán vé máy bay nội địa Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các hãng hàng không: Vietnam Airlines, Viejet Air, Bamboo Airways (Tre Việt), Pacific Airlines và Vietravel Airlines tiếp tục thực hiện việc hạn chế số lượng chuyến bay từ các tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Máy bay đậu tại các khu vực đường lăn...