Cục Hàng không lên phương án chở khách dịp Tết
Trong kiến nghị vừa gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tổng cung ứng dự kiến dịp cao điểm Tết Nguyên đán khoảng 14.000 chuyến bay, với khoảng 2,7 triệu ghế cung ứng.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất tăng một số tần suất trên các đường bay Hà Nội – TPHCM, các đường bay đi/đến Phú Quốc, Cam Ranh trong giai đoạn từ ngày 29/12/2021 đến 18/1/2022 để phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Dương lịch 2022.
Trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (từ ngày 19/1/2022 đến 16/2/2022), Cục Hàng không Việt Nam đề nghị tăng tải cung ứng (từ 1,5-2 lần) so với giai đoạn từ 29/12/2021 đến 18/1/2022 trên các đường bay Hà Nội đi/đến TPHCM, từ TPHCM đi/đến Đà Nẵng, TPHCM đi/đến Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Khánh Hòa, Phú Quốc, Bình Định.
Các đường bay khác khai thác với tần suất như giai đoạn từ 29/12/2021 đến 18/01/2022 (tần suất 9 chuyến/ngày). Tổng cung ứng dự kiến cho dịp cao điểm Tết Nguyên đán là 14.000 chuyến bay với khoảng 2,7 triệu ghế cung ứng.
Cục Hàng không đề xuất tăng tần suất chuyến bay chở khách đi lại trong dịp Tết (Ảnh: Mạnh Quân).
Video đang HOT
Trước đó, các hãng hàng không đã xây dựng phương án vận chuyển giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với mức độ tương đương với dịp cao điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 (khoảng 20.000 chuyến bay với hơn 3,6 triệu ghế cung ứng/ngày).
Tuy nhiên, Cục Hàng không cho rằng, để tránh việc thừa tải cung ứng, cũng như lãng phí nguồn lực của các hãng hàng không, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, bước đầu, việc cung ứng trong giai đoạn này sẽ ở mức 70-75% so với Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong đó, các hãng chú trọng vào các đường bay trục, các đường bay từ TPHCM đến các địa phương phía Bắc như: Thanh Hóa, Vinh, Hải Phòng và các đường bay đến các điểm du lịch như: Phú Quốc, Nha Trang, Bình Định, Lâm Đồng.
Trên cơ sở số liệu bán và đặt chỗ thực tế của từng đường bay cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam sẽ phối hợp với các hãng hàng không rà soát, xem xét nhu cầu tăng tải cung ứng của từng đường bay, đề xuất, báo cáo Bộ GTVT trước ngày 10/1/2022. Nguyên tắc là đường bay nào có hệ số sử dụng ghế (HSSDG) trên 70% hoặc có lượng đặt chỗ cao (trên 50%) sẽ tăng thêm tải cung ứng để đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, giai đoạn từ 1/12 – 21/12/2021, các h ãng hàng không Việt Nam khai thác gần 3.900 chuyến bay, vận chuyển 559.000 khách với HSSDG trung bình đạt 60%. Riêng giai đoạn từ ngày 1/12 – 25/12/2021, đường bay Hà Nội – TPHCM có HSSDG đạt khoảng 70%, đường bay từ TPHCM đi/đến Phú Quốc có HSSDG đạt 78%.
Cả hai đường bay này đều đã khai thác hết tần suất được phép. Bên cạnh đó, còn một số đường bay có hệ số sử dụng ghế trên 70% như: đường bay kết nối Hà Nội với Lâm Đồng Gia Lai/Quảng Nam nhưng các đường bay này chưa khai thác hết tần suất được phép (từ 3-4 chuyến/ngày trên tổng số 9 chuyến). Các đường bay còn lại có kết quả khai thác chưa cao, HSSDG chỉ khoảng 60%, trong đó có nhiều đường bay hệ số sử dụng ghế chưa đạt 50%.
Nguyên nhân khai thác nội địa trong giai đoạn vừa qua thấp, theo Cục Hàng không Việt Nam là do diễn biến của dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp. Các ca lây nhiễm trong cộng đồng còn cao nên đã ảnh hưởng đến tâm lý đi lại của nhân dân.
Thực tế, chỉ những người thực sự có nhu cầu về công việc, thăm thân mới sử dụng dịch vụ hàng không. Các nhu cầu không cấp thiết khác, đặc biệt là du lịch, người dân tiết giảm tối đa do e ngại nhiễm Covid-19 khi tham gia giao thông công cộng, trong đó có đi lại bằng đường hàng không.
Cục Hàng không cũng cho rằng, do khu vực phía Nam thu hút một lượng lao động lớn từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung, đặc biệt là các tỉnh như Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Với việc thực hiện giãn cách xã hội từ tháng 7 đến tháng 9 khi dịch bùng phát tại khu vực miền Nam, một số lượng lớn người lao động đã trở về các địa phương và chưa quay trở lại. Vì vậy, các đường bay vốn khai thác với tần suất lớn, HSSDG ở mức trên 80% nhưng vào giai đoạn trước nay chỉ còn khoảng 40-60%.
Hơn 5.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị
Quy mô dự án Cảng hàng không Quảng Trị theo quy hoạch cấp sân bay 4C và sân bay quân sự cấp II. Công suất theo quy hoạch là một triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm.
Ngày 20/12, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định 2148 về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không (CHK) Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP).
CHK Quảng Trị được xây dựng tại các xã Gio Quang, xã Gio Hải và xã Gio Mai, huyện Gio Linh với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển chính trị, kinh tế, xã hội.
Ngoài ra, CHK Quảng Trị còn để đảm bảo tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo quốc phòng - an ninh của khu vực Trung bộ nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.
Việc xây dựng cảng hàng không sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương (Ảnh: Tiến Tuấn).
Quy mô dự án theo quy hoạch cấp sân bay 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Công suất theo quy hoạch là 1 triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác code C hoặc tương đương. CHK có 5 vị trí đỗ tàu bay code C (có khả năng đỗ tàu bay code E).
Quy mô đầu tư CHK Quảng Trị được chia làm hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một là xây dựng các công trình cơ bản của CHK Quảng Trị đạt tiêu chuẩn CHK cấp 4C và sân bay quân sự cấp II theo quy hoạch và đạt công suất theo dự báo khai thác của CHK đạt khoảng 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa vào năm 2042.
Giai đoạn hai là đầu tư hạ tầng khu phục vụ mặt đất tại cảng hàng không năm 2029; mở rộng nhà ga hành khách năm 2047 đảm bảo khai thác đến 5 triệu hành khách; mở rộng nhà ga hàng hóa đợt 1 năm 2043 với công suất khai thác khoảng 13.700 tấn/năm, đợt 2 năm 2059 với công suất khai thác khoảng 25.500 tấn/năm. Đồng thời, xây dựng các văn phòng cơ quan nhà nước và các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không phù hợp với quy hoạch.
Tổng mức đầu tư dự kiến cho cả hai giai đoạn là 5.822,9 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn một là 2.913,6 tỷ đồng, bao gồm vốn do nhà đầu tư huy động là 2.680,5 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 380 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 2.300,5 tỷ đồng) và vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư là 233,103 tỷ đồng.
Giai đoạn hai có tổng mức đầu tư là 2.909,3 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà đầu tư là 2.829,6 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 1.080,1 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 1.749,5 tỷ đồng) và vốn ngân sách nhà nước là 79,7 tỷ đồng.
Dự kiến thời gian thực hiện dự án là 50 năm. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn là 47 năm 4 tháng.
Vụ 2 máy bay va chạm: Tạm giữ giấy phép của nhân viên phát tín hiệu Là người có nhiệm vụ lai dắt máy bay vào vị trí đỗ, nhưng nhân viên phát tín hiệu mặt đất lại không kịp thời phát hiện nguy cơ để cảnh báo với phi công về va chạm máy bay. Ông Trần Hoài Phương - Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc - cho PV Dân trí biết thông tin trên sáng...