Cục Hàng không lại ‘tuýt còi’ các hãng bay mở bán vé nội địa
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các hãng hàng không dừng mở bán vé máy bay trên các đường bay nội địa cho đến khi có thông báo mới.
Cục Hàng không tiếp tục yêu cầu các hãng dừng mở bán vé nội địa. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Cục Hàng không Việt Nam vừa có Công văn số 3706/CHK-VTHK về việc tiếp tục thực hiện việc hạn chế số lượng chuyến bay từ các tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam dừng việc mở bán trên các đường bay nội địa cho tới khi có thông báo mới.
Hiện, Bộ GTVT đang xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có lĩnh vực vận tải hàng không. Cho đến khi kế hoạch được Bộ GTVT ban hành, Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không chưa thực hiện việc mở bán trên các đường bay nội địa.
Video đang HOT
Trước đó, trong công văn gửi các hãng hàng không chiều 30.8, Cục Hàng không yêu cầu các hãng tiếp tục thực hiện việc hạn chế số lượng chuyến bay từ các tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, không được phép mở bán vé máy bay nội địa.
Theo dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách, Bộ GTVT đã đưa ra 2 phương án khai thác trở lại các chuyến bay nội địa. Cụ thể, phương án 1 sẽ được chia làm 4 giai đoạn, trong đó mỗi giai đoạn cách nhau 10 ngày, giai đoạn 1 tần suất trên từng đường bay không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4.2021 và có giãn cách ghế trên tàu bay.
Giai đoạn 2 tần suất không vượt quá 70% và có giãn cách ghế trên tàu bay. Giai đoạn 3 tần suất không vượt quá 70% và không phải giãn cách ghế. Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) được khai thác trở lại bình thường.
Trong thời gian thực hiện các giai đoạn 1, 2 và 3: các đường bay mới, đường bay có tần suất 1 chuyến/ngày của mỗi hãng hàng không thì được khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày; thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn 1.
Phương án 2 các giai đoạn cách nhau 10 ngày: giai đoạn 1 không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4.2021 và có giãn cách ghế trên tàu bay. Giai đoạn 2 không vượt quá 70%. Giai đoạn 3 không vượt quá tần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4.2021 và không phải giãn cách ghế trên tàu bay). Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) được khai thác trở lại bình thường.
Trong thời gian thực hiện các giai đoạn 1 và 2: các đường bay mới, đường bay có tần suất 1 chuyến/ngày của mỗi hãng hàng không thì được khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày; thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn 1.
Đề xuất bỏ trần giá vé với đường bay có từ 3 hãng khai thác
Theo dự thảo báo cáo tổng kết thi hành Luật hàng không dân dụng đang được Cục Hàng không lấy ý kiến, các đường bay cạnh tranh cao được đề xuất bỏ giá vé trần.
Dự thảo nêu rõ, Cục Hàng không đang đề xuất sửa đổi điều 116 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Cụ thể, với trường hợp đường bay nội địa có từ 3 hãng hàng không tham gia khai thác, hãng hàng không sẽ được quyết định giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa và thực hiện niêm yết giá theo quy định.
Với đường bay nội địa có sự tham gia khai thác cả dưới 3 hãng bay, hãng hàng không sẽ được quyết định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản không vượt mức tối đa (trần giá vé) do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quy định và thực hiện kê khai giá với Bộ GTVT.
Cục Hàng không đang đề xuất bỏ trần giá vé máy bay với những đường bay có trên 3 hãng hàng không tham gia khai thác. Ảnh: Thế Sơn.
Điều này đồng nghĩa nhà chức trách hàng không Việt Nam đang đề xuất bỏ trần giá vé với các đường bay nội địa có từ 3 hãng hàng không tham gia khai thác, hay các đường bay có tính cạnh tranh cao.
Cục Hàng không nhận định từ thực tế với sự tham gia của ngày càng nhiều các hãng, thị trường vận chuyển nội địa đã có tính cạnh tranh rất cao. Việc áp dụng giá trần sẽ hạn chế việc nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ đối tượng khách sẵn sàng chi trả cao hơn mức giá trần, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ - yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững của các hãng hàng không.
Nhiều chuyên gia hàng không cũng nhận định việc bỏ trần giá vé máy bay sẽ giúp thị trường vận hành theo quy luật cung - cầu, giúp các hãng hàng không linh hoạt hơn trong điều chỉnh giá vé giai đoạn cao điểm, tối ưu hóa nguồn thu.
Trước đó Vietnam Airlines cũng đề xuất nâng trần giá vé máy bay. Hãng đề xuất giữ nguyên giá trần của các đường bay dưới 500 km, hiện là 1,6 - 1,7 triệu đồng. Với các đường bay từ 500 km đến dưới 8.50 km, hãng muốn nâng trần giá vé lên 2.250.000 đồng (tăng 50.000 đồng), các đường bay từ 850 km đến dưới 1.000 km tăng lên 2.890.000 đồng (tăng 100.000 đồng), các đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km lên 3.400.000 đồng (tăng 200.000 đồng) và các đường bay trên 1.280 km lên mức 4.000.000 đồng (tăng 250.000 đồng).
Bên cạnh việc đề xuất nâng trần giá vé, hãng cũng đề xuất áp sàn giá vé máy bay, loại bỏ những loại vé siêu rẻ, vé 0 đồng.
Việt Nam sắp dỡ bỏ lệnh cấm với Boeing 737 Max, cho phép đi vào không phận? Sau hơn 2 năm "cấm bay" đối với Boeing 737 Max, Cục Hàng không vừa có kiến nghị cho phép dòng tàu bay này hoạt động trở lại tại Việt Nam. Động thái này được đưa ra khi các nước đã đồng ý khai thác. Cục Hàng không Việt Nam vừa làm việc với đại diện nhà sản xuất máy bay Boeing liên...