Cục Hàng không hối thúc “giải cứu” ngay sân bay Tân Sơn Nhất
Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) những giải pháp cấp bách liên quan đến sự quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất – TPHCM. Cục này hối thúc việc “giải cứu” Tân Sơn Nhất ngay trong giai đoạn 2017 – 2018.
Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải nghiêm trọng, cần các giải pháp “giải cứu” ngay
Theo Cục Hàng không Việt Nam, sân bay Tân Sơn Nhất quá tải trầm trọng, thường xuyên xảy ra ùn tắc ở trên trời và dưới mặt đất, khiến chất lượng dịch vụ sụt giảm.
Hiện nay Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ đáp ứng khai thác 28 triệu khách/năm, tuy nhiên năm 2016 lượng khách thông qua đã lên tới 32,2 triệu khách, năm 2017 sẽ đạt khoảng 36,2 triệu khách. Dự báo, đến năm 2020, lượng khách qua Tân Sơn Nhất sẽ đạt 43 – 45 triệu khách. Tân Sơn Nhất chỉ có 50 vị trí đỗ máy bay, trong khi nhu cầu hiện tại là hơn 80 vị trí.
Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT triển khai các giải pháp cấp bách ngay trong giai đoạn 2017-2018. Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án mở rộng sân đỗ máy bay phía Bắc để hoàn thành trong quý 3/2018.
Tại khu vực 19,79ha đất quân sự tạm bàn giao, Cục Hàng không đề nghị đưa vào khai thác thương mại ngay trong tháng 8 này, sử dụng các vị trí đỗ tàu bay qua đêm. Cùng đó, đẩy mạnh tiến độ thi công dự án sân đỗ máy bay tại đây, đưa vào khai thác trong quý I/2019.
Video đang HOT
Về quản lý, bảo đảm hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị nghiên cứu tối ưu tổ chức vùng trời cụm sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất và Vũng Tàu; tối ưu hoá quỹ đạo bay, hoàn thiện phương thức khai thác 2 đường cất-hạ cánh song song.
Trong quản lý bay, cần quy định thời gian sử dụng đường cất-hạ cánh nhằm giảm thời gian chiếm dụng đường băng. Cùng đó, cần rà soát, tối ưu hoá phương án lăn từ đường cất-hạ ra/vào sân đỗ, nghiên cứu quy trình phân bổ vị trí đỗ có sự tham gia của nhân viên kiểm soát mặt đất.
Về lâu dài, Cục Hàng không đề xuất xây dựng nhà ga hành khách T4 với công suất 15 – 20 triệu khách/năm; Nghiên cứu phương án xây dựng thêm 1 tầng tại nhà ga hành khách quốc nội để bổ sung diện tích phục vụ hành khách; Xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận đồng bộ với nhà ga T4 từ đường Cộng Hoà, Hoàng Hoa Thám, đường nội bộ Sư đoàn 370; Xây dựng đường lăn song song thứ 2 và các đường lăn nối đồng bộ…
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Cục hàng không muốn sớm khai thác 19 ha đất quân sự ở Tân Sơn Nhất
Trước tình trạng Tân Sơn Nhất quá tải, Cục hàng không đề nghị đẩy nhanh thi công sân đỗ máy bay và khai thác hiệu quả vùng trời.
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Giao thông mới đây, Cục trưởng hàng không Đinh Việt Thắng đã kiến nghị một loạt giải pháp cấp bách để nâng năng lực sân bay Tân Sơn Nhất lên 40 triệu khách mỗi năm.
Về hạ tầng, Cục hàng không đề nghị đưa các vị trí đỗ tàu bay qua đêm tại khu vực hơn 19 ha đất quân sự tạm bàn giao vào khai thác thương mại ngay trong tháng 8; đẩy mạnh tiến độ thi công dự án sân đỗ máy bay phía Bắc, đưa vào khai thác từng phần của dự án và hoàn thành trong quý 2 năm 2018, thay vì quý một năm 2019.
Cục cũng đề nghị xây dựng phương án sử dụng linh hoạt vị trí đỗ tàu bay và quầy thủ tục hành khách tại các nhà ga.
Sân bay Tân Sơn Nhất thiếu nhiều diện tích sân đỗ máy bay. Ảnh minh họa: Xuân Hoa.
Về quản lý, bảo đảm hoạt động bay, Cục kiến nghị nghiên cứu tổ chức vùng trời cụm sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất và Vũng Tàu; hoàn thiện phương thức khai thác 2 đường cất hạ cánh song song để tăng năng lực điều hành bay.
Cùng với đó, cơ quan chức năng rà soát, tối ưu hoá phương án lăn từ đường cất hạ cánh ra vào sân đỗ, nghiên cứu quy trình phân bổ vị trí đỗ có sự tham gia của nhân viên kiểm soát mặt đất.
Cục hàng không cũng đề xuất tăng slot (giờ hạ cất cánh) chuyến bay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không khai thác, tăng tần suất bay trong dịp cao điểm hè; kiểm tra giám sát hãng hàng không khai thác thực tế đúng với slot được phân bổ. Đáng lưu ý, cơ quan này đề nghị các slot không khai thác 7 tuần liên tục trở lên, tỷ lệ khai thác đúng giờ không đạt 80% sẽ không được ưu tiên khi phân bổ slot sau này.
Ngoài các giải pháp cấp thiết cho giai đoạn 2018, Cục hàng không còn đưa ra các giải pháp dài hạn đến năm 2020. Cụ thể như, xây dựng nhà ga hành khách T4 với công suất 15 - 20 triệu khách/năm; nghiên cứu xây dựng thêm một tầng tại nhà ga hành khách quốc nội để bổ sung diện tích phục vụ; xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận đồng bộ với nhà ga T4 từ đường Cộng Hoà, Hoàng Hoa Thám, đường nội bộ Sư đoàn 370; đầu tư đường lăn song song thứ 2 và các đường lăn nối đồng bộ...
Theo Cục hàng không, hạ tầng sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải trầm trọng đã khiến cảng hàng không này "thường xuyên ùn tắc trên trời, trong khu bay, trong nhà ga, khiến chất lượng dịch vụ sụt giảm".
Với năng lực hạ tầng hiện có, Tân Sơn Nhất chỉ đáp ứng khai thác 28 triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, năm 2016, sản lượng thông qua nhà ga hành khách đã đạt 32 triệu khách; năm 2017 dự kiến sẽ đạt tới 36 triệu khách.
Về hệ thống sân đỗ, sân bay có 50 vị trí phục vụ khai thác thương mại là quá thiếu so với nhu cầu (khoảng 80 - 82 vị trí đỗ).
Tại cuộc họp giữa tháng 6, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông chủ trì thuê tư vấn chuyên ngành nước ngoài có đủ năng lực, kinh nghiệm để khảo sát, nghiên cứu đề xuất các phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cả về phía Bắc (khu vực sân golf) và phía Nam, nâng tổng công suất đạt khoảng 45 triệu khách mỗi năm.
Đầu năm nay, Bộ Giao thông tiếp nhận 21 ha đất quân sự từ Bộ Quốc Phòng, dự kiến diện tích này sẽ được xây dựng nhà ga T3, T4 trong các năm tới. Đây là đất sân đỗ của Lữ đoàn Không quân 918 và Trung đoàn Không quân 917, hai đơn vị này được chuyển đi nơi khác. Qua kiểm tra thực địa, 2 Bộ đã thống nhất ký kết biên bản bàn giao, điều chỉnh diện tích còn 19,79 ha.
Đoàn Loan
Theo VNE
TP HCM nghiên cứu 4 phương án mở rộng Tân Sơn Nhất Ngoài phản biện việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam (đã được Chính phủ duyệt), nhóm khoa học nghiên cứu 3 phương án khác. Nhóm chuyên gia độc lập sẽ tập trung nghiên cứu, phản biện 4 phương án cải tạo, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Google maps. Sở Giao thông Vận tải vừa trình UBND...