Cục Hàng không giám sát Bamboo Airways trong 3-6 tháng tới
Sau khi Chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết bị cơ quan điều tra bắt giữ, chiều 30/3, Cục Hàng không họp khẩn với lãnh đạo chủ chốt của Bamboo Airways, giám sát chặt chẽ hoạt động của Bamboo Airways trong 3-6 tháng tới.
Ông Đinh Việt Thắng – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, sau khi Chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam, trong khi chờ kết luận của cơ quan điều tra, lãnh đạo Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đều rất quan tâm đến hoạt động của Bamboo Airways.
Nhà chức trách hàng không sẽ giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của Bamboo Airways trong 3-6 tháng tới.
“Đảm bảo an ninh, an toàn hàng không và quyền lợi hành khách của Bamboo Airways là hai vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm. Cùng đó, là việc làm thế nào để đồng hành, gỡ khó cho Bamboo Airways để hãng có thể vượt qua thời điểm khó khăn này và phát triển bền vững”, ông Thắng nói.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cũng khẳng định: “Bamboo Airways có quá trình khởi nghiệp tốt, có chỉ số tương đối ấn tượng về chất lượng dịch vụ, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ cũng như chỉ số an toàn tốt”.
Ông Đặng Tất Thắng sẽ điều hành Bamboo Airways
Báo cáo với với đoàn của Cục Hàng không Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Bamboo Airways Nguyễn Ngọc Trọng cho biết, từ 18h tối 29/3, lãnh đạo Bamboo Airways đã đánh giá rủi ro và ảnh hưởng hoạt động của hãng sau khi có sự thay đổi đột ngột vị trí lãnh đạo cao nhất.
“Ngay sau khi có thông tin liên quan đến việc ông Trịnh Văn Quyết bị tạm giam, ông Đặng Tất Thắng, Tổng giám đốc Bamboo Airways đang công tác tại Anh đã lập tức quay về và sẽ có mặt ở Việt Nam ngày 30/3/2022 để xử lý mọi công việc liên quan đến hoạt động bay”, ông Trọng cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo ông Trọng, hiện ông Trịnh Văn Quyết đã uỷ quyền toàn bộ quyền cổ đông tương ứng số cổ phần Bamboo Airways mà ông Quyết sở hữu cho bà Vũ Đặng Hải Yến.
Toàn bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đặc biệt bộ máy theo phê chuẩn Chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC), Tổ chức bảo dưỡng (AMO) và Trung tâm đào tạo (ATO) giữ nguyên. Ông Trọng cũng khẳng định không có thay đổi nhân sự chất lượng cao (phi công, tiếp viên hàng không, kỹ sư…).
Máy bay Bamboo Airways tại sân bay Điện Biên Biên.
Hệ thống bán hàng của Bamboo Airway vẫn được triển khai đồng bộ, hiệu quả qua hệ thống đại lý, hệ thống bán trên mạng với phần mềm quản trị hiện đại.
Các định chế tài chính (các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã ký kết hợp đồng với Bamboo Airways đều cam kết duy trì và tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký. Bằng hệ sinh thái FLC cùng mối quan hệ và hợp tác với hệ thống các ngân hàng có uy tín, các định chế tài chính khẳng định dòng tiền hoạt động được đảm bảo. Với khách hàng, Bamboo Airways đã cam kết và tiếp tục cam kết thực hiện mọi nghĩa vụ.
Theo ông Trọng, hiện Bamboo Airways đã triển khai ngay các biện pháp nhằm tăng cường an toàn đảm bảo hoạt động khai thác bay, giảm tối đa các rủi ro; Quán triệt và củng cố mục tiêu trên toàn bộ máy hoạt động từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên, duy trì hoạt động ổn định, bền vững.
“Chúng tôi làm việc với tất cả các đối tác (ngân hàng, bên cho thuê, cung cấp dịch vụ…) nhằm đảm bảo cam kết duy trì các hợp đồng, cam kết theo hợp đồng). 100% cán bộ, công nhân viên, người lao động cam kết đoàn kết, đồng hành cùng hãng để duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là đảm bảo an toàn bay và chất lượng dịch vụ và phát triển bền vững”, ông Trọng cho biết
Giám sát chặt hoạt động của Bamboo Airways
Nói về hoạt động vận tải của Bamboo Airways, đại diện phòng Vận tải (Cục Hàng không Việt Nam) cho biết, về vận tải, giấy phép kinh doanh vận tải hàng không của Bamboo Airways được cấp sửa đổi lần gần nhất vào ngày 3/2/2021. Người đại diện pháp luật là ông Đặng Tất Thắng – Tổng giám đốc.
Còn theo báo cáo tài chính năm 2020 đã được kiểm toán, đến ngày 1/1/2020, vốn chủ sở hữu của Bamboo Airways là 4.300 tỷ đồng; Đến 31/12/2020 là 7.556 tỷ đồng. Đến hết 31/12/2021, con số này đã tăng lên thành 16.760 tỷ đồng.
Về vốn góp, vị này cho biết, Tập đoàn FLC góp 51% (3.586 tỷ đồng), ông Trịnh Văn Quyết góp 40% (2.800 tỷ đồng), cổ đông khác 8,7% (610 tỷ đồng). Được biết, ông Quyết hiện nắm khoảng 30% cổ phần của FLC. Nếu tính cả phần vốn này góp, ông Quyết đang góp khoảng 3.800 tỷ đồng vào Bamboo Airways (tương đương 51,2%). Phần còn lại khoảng hơn 48% của 7.000 tỷ đồng (theo Giấy phép kinh doanh), tương đương hơn 3.000 tỷ.
Bamboo Airways hiện vẫn được đảm bảo dòng tiền, song sẽ được giám sát chặt hoạt động do sự thay đổi của lãnh đạo cao nhất.
“Theo quy định tại Nghị định 89, vốn tối thiểu để duy trì hoạt động của đội tàu bay từ 30 tàu trở lên là 700 tỷ đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngay cả khi không tính khoản vốn góp của ông Trịnh Văn Quyết, khoản tiền còn lại vẫn đủ đáp ứng yêu cầu yêu cầu theo quy định”, đại diện phòng Vận tải nói.
Về đội tàu bay, đến nay Bamboo Airways đang khai thác 29 tàu bay. Trong đó, gần nhất, ngày 5/12/2022, có một tàu bay A319 sẽ kết thúc hợp đồng thuê. Các tàu khác đều kết thúc hợp đồng vào các năm 2024, 2025 và các năm sau nữa.
“Đến nay, Cục Hàng không Việt Nam chưa nhận được văn bản nào của Tổ chức cho thuê tàu bay cũng như tổ chức uỷ quyền yêu cầu tạm dừng khai thác tàu bay của Bamboo Airways”, đại diện phòng Vận tải thông tin.
Khẳng định Cục Hàng không Việt Nam sẽ có báo cáo tổng thể hoạt động của Bamboo Airways lên Bộ GTVT, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Hồ Minh Tấn cho biết, sáng nay, Cục Hàng không VN đã họp khẩn về hoạt động của hãng này sau khi có thông tin tạm giam với Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết.
“Trước mắt, Nhà chức trách hàng không sẽ giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của Bamboo Airways trong 3-6 tháng tới. Trong đó, đặc biệt lưu ý vấn đề bảo dưỡng, khai thác tàu bay, huấn luyện đào tạo, duy trì năng định cho đội ngũ phi công, tiếp viên, nguồn nhân lực”, ông Tấn khẳng định./.
Lệnh bán cổ phiếu FLC, ROS giá sàn chất đầy nhưng không lối thoát
Nhóm cổ phiếu "họ" FLC tiếp tục lao dốc và mất thanh khoản sau khi Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán.
Sáng 30.3, ngay khi thị trường chứng khoán mở cửa giao dịch, hàng trăm triệu lệnh đặt bán cổ phiếu FLC, ROS, HAI, AMD... sau khi ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC - bị bắt để điều tra về tội thao túng giá chứng khoán. Nhóm cổ phiếu liên quan FLC gồm KLF và ART cũng đều trong tình trạng tương tự. Ngoài việc chất lệnh ở giá sàn, các nhà đầu tư còn thẳng tay bán ra bằng lệnh ATO (lệnh thị trường bán ở đợt giao dịch mở cửa theo giá khớp lệnh của hệ thống và sẽ được ưu tiên khớp trước). Theo ước tính, cổ phiếu FLC đang có hơn 120 triệu đơn vị đặt bán giá sàn; ROS có hơn 100 triệu đơn vị bán giá sàn; AMD có gần 11 triệu cổ phiếu đua bán... Riêng GAB không có giao dịch nên vẫn đang duy trì giá tham chiếu là 196.400 đồng.
Các nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu FLC, ROS sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt. Ảnh ĐÀO NGỌC THẠCH
Chỉ với 3 phiên giảm sàn liên tục từ đầu tuần đến nay, các nhà đầu tư đã bị lỗ gần 21% và dự kiến con số này sẽ chưa dừng lại. Chỉ tính riêng hơn 8,3 triệu cổ phiếu FLC được mua trong hai phiên đầu tuần này đến nay chưa về tài khoản thì các nhà đầu tư đã bị lỗ gần 14 tỉ đồng. Còn đối với ROS, hơn 12 triệu cổ phiếu được sang tay trong hai phiên vừa qua thì đến nay nhà đầu tư cũng bị lỗ gần 10 tỉ đồng. Tương tự, những người đã mạnh tay gom hơn 25 triệu cổ phiếu HAI trong hai phiên vừa qua thì nay tài khoản đã bốc hơi tổng cộng gần 23 tỉ đồng...
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, từ ngày 1.12.2021 đến ngày 10.1.2022, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức. Các tài khoản này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất lớn nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo. Mục đích đẩy giá cổ phiếu FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu lên giá cao nhất 24.050 đồng/cổ phiếu (trung bình là 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64%). Sau đó, ông Trịnh Văn Quyết giao cho người thân trong gia đình đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586/cổ phiếu nhưng không công bố thông tin. Số tiền ông Quyết thu về là 1.689 tỉ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỉ đồng.
Ngày 10.1.2022, khi sàn giao dịch HOSE phát hiện hành vi trên đã báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan này đã hủy lệnh bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC của ông Quyết, hoàn trả lại cho những nhà đầu tư đã mua số CP này. Sau khi hành vi này xảy ra, cổ phiếu FLC đã nằm sàn và giảm liên tục xuống giá thấp nhất là 10.400 đồng/cổ phiếu vào ngày 27.1, bốc hơi gần 57% so với đỉnh cao ngay trước khi ông Quyết bán chui cổ phiếu.
Phiên 30.3, sau đợt giao dịch mở cửa, cả hai chỉ số chứng khoán chính đều sụt giảm. VN-Index giảm gần 7 điểm xuống 1.491 điểm và HNX-Index giảm hơn 3 điểm xuống 458 điểm.
Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Động thái "nóng" từ Bộ Tài chính và UBCKNN Ngay sau thông tin khởi tố vụ án hình sự, bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC, Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra làm...