Cục Hàng không điều tra vụ máy bay huấn luyện bị tai nạn tại sân bay Chu Lai
Cục Hàng không Việt Nam cho biết đang tiến hành điều tra vụ tai nạn máy bay huấn luyện của Công ty TNHH Trường hàng không New Zealand tại sân bay Chu Lai.
Máy bay Diamond DA20-C1 là dòng máy bay hạng nhẹ 2 chỗ ngồi – Nguồn ảnh: website Trường hàng không New Zealand
Báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không cho biết vụ tai nạn xảy ra với máy bay huấn luyện khi hạ cánh tại sân bay Chu Lai khiến máy bay xông ra ngoài đường băng, hư hỏng một số bộ phận, học viên không bị thương.
Cụ thể, ngày 12-1, máy bay VN-C869 thực hiện chuyến bay VNC 869 huấn luyện bay đơn vòng kín tại sân bay Chu Lai (Quảng Nam) bởi 1 học viên bay. Máy bay cất cánh lúc 13h35. Đến 13h41, học viên đã thực hiện hạ cánh tốt và thực hiện tiếp đất và cất cánh lần tiếp theo.
Lúc 13h47 khi học viên điều khiển máy bay hạ cánh, máy bay đã bị “xông” ra ngoài đường băng 32.
Sau khi tai nạn xảy ra, nhân viên điều phối huấn luyện của Trường hàng không New Zealand đã phối hợp Đài kiểm soát không lưu Chu Lai kích hoạt tình huống khẩn nguy, và thông báo các bên liên quan tại sân bay Chu Lai tiếp cận hiện trường máy bay tai nạn lúc 14h.
Video đang HOT
May mắn khi máy bay bị tai nạn, học viên đã tự thoát ra khỏi máy bay, không bị thương hay có vấn đề liên quan sức khỏe, tinh thần có đôi chút lo lắng.
Tại hiện trường, máy bay bị nạn nằm tại khu vực bãi bên ngoài đường băng, cách tim đường băng 32 khoảng 62m về bên trái, cách đầu đường 32 khoảng 420m, đầu máy bay hướng về phía đường băng. Cánh quạt động cơ, càng trước máy bay bị gãy, đuôi và bộ phận thăng bằng ngang bị gãy gập, không có hiện tượng cháy nổ.
Theo Cục Hàng không, tai nạn xảy ra khi đang thực hiện huấn luyện học viên phi công cơ bản (bài bay đơn, bay vòng kín tại sân) tại sân bay Chu Lai. Máy bay bị xông ra ngoài đường băng trong quá trình hạ cánh thực hiện bay huấn luyện vòng kín.
Sau khi nhận thông tin, Cục Hàng không Việt Nam, đại diện Cảng vụ Hàng không miền Trung tại Chu Lai đã phối hợp các bên liên quan tiếp cận hiện trường tiến hành điều tra sơ bộ tai nạn.
Theo Cục Hàng không, máy bay huấn luyện bị tai nạn là loại máy bay Diamond DA20-C1, có hiệu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện bay đến ngày 28-8-2022. Máy bay thuộc Công ty TNHH Trường hàng không New Zealand.
Học viên trên máy bay bị tai nạn 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có giấy phép học viên bay hiệu lực đến ngày 31-10-2023. Giáo viên huấn luyện 38 tuổi, quốc tịch New Zealand, có giấy phép lái máy bay hiệu lực đến ngày 31-3-2026, giấy phép giáo viên huấn luyện bay có hiệu lực đến ngày 31-3-2024.
Thời điểm xảy ra tai nạn chỉ có một mình học viên bay lái máy bay thực hiện bài bay đơn, bay vòng kín tại sân. Trời lúc đó không mưa, hướng gió 10 độ, tốc độ gió 9 knot, tầm nhìn trên 10km, đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho hoạt động bay huấn luyện bằng mắt.
Cục Hàng không cho biết ngay sau khi xảy ra tai nạn, cơ quan đã tạm thời đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với học viên bay liên quan, di dời máy bay ra khỏi khu vực tai nạn và đưa về niêm phong tại khu vực nhà vòm bên cạnh văn phòng Trường hàng không New Zealand; niêm phong toàn bộ hồ sơ bảo dưỡng máy bay, hồ sơ huấn luyện để thực hiện công tác điều tra tai nạn máy bay theo quy định.
Căn cứ theo các quy định về điều tra sự cố tai nạn máy bay, Cục Hàng không đánh giá phân loại đây là tai nạn máy bay (mức A) trong hoạt động huấn luyện.
Cục Hàng không đã thành lập tổ điều tra, tiến hành công tác điều tra, xác minh nguyên nhân tai nạn và báo cáo Bộ Giao thông vận tải ngay khi có kết quả điều tra.
TP.HCM muốn mở lại một số chuyến bay với Hà Nội
Sau khi tiếp thu kế hoạch khôi phục đường bay nội địa của Cục Hàng không, TP.HCM bày tỏ tán thành và đề nghị mở lại một số chuyến bay với Hà Nội ngay trong tuần.
UBND TP.HCM vừa có công văn khẩn phản hồi về kế hoạch khôi phục đường bay nội địa của Cục Hàng không Việt Nam.
Văn bản do Phó chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình ký nêu rõ TP.HCM thống nhất với kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ mà Cục Hàng không xây dựng.
Trong đó, Cục lên kế hoạch khôi phục 18 chặng bay đến sân bay Tân Sơn Nhất với tổng số 132 chuyến bay khứ hồi mỗi ngày. Chặng TP.HCM - Hà Nội sẽ có 28 chuyến mỗi ngày, chặng TP.HCM - Đà Nẵng có 14 chuyến mỗi ngày. Thời gian triển khai bắt đầu từ 5/10.
TP.HCM đã đồng ý mở lại đường bay nội địa, nhưng TP Hà Nội vẫn chưa sẵn sàng. Ảnh: Hoàng Hà.
UBND TP.HCM cũng cho biết tần suất khai thác các chuyến bay đi/đến TP.HCM sẽ được triển khai theo lộ trình 4 giai đoạn mà Bộ GTVT đã nêu tại Quyết định 1740 ban hành ngày 30/9. Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày đầu), tần suất trên từng đường bay của các hãng không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu của tháng 4/2021. Hành khách phải ngồi giãn cách trên máy bay.
Trong văn bản, UBND TP.HCM đề nghị Cục Hàng không cho tổ chức một số chuyến bay khứ hồi trong tuần chặng TP.HCM - Hà Nội để giải quyết một phần nhu cầu đi lại cấp thiết giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía nam với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc.
TP.HCM đưa ra đề nghị này trong bối cảnh UBND TP Hà Nội thống nhất quan điểm chưa mở lại đường bay với các tỉnh do lo sợ dịch bệnh xâm nhập. Tính đến nay, đường bay Hà Nội - TP.HCM đã trải qua hơn 2 tháng không có chuyến bay chở khách thường lệ.
Trong quá trình khôi phục các đường bay, TP.HCM yêu cầu sân bay Tân Sơn Nhất phải đảm bảo các điều kiện theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động GTVT an toàn do TP ban hành. Hành khách tham gia hoạt động hàng không cũng phải tuân thủ theo Chỉ thị 18 mà TP vừa ban hành.
Dừng bán vé chuyến bay nội địa Ngày 30/8, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không trong nước dừng bán vé đường bay nội địa đến khi có thông báo mới. Số lượng chuyến bay từ các tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng cũng được yêu cầu tiếp tục hạn chế. Trên website của một số hãng hàng không vẫn...