Cục hàng không đề xuất xây dựng đường băng thứ 3 tại Nội Bài
Cục Hàng không vừa đề xuất 3 phương án xây dựng đường băng thứ 3 tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Trong đó, phương án 2 được đánh giá ưu việt nhất, chi phí đầu tư thấp nhất là 38.800 tỷ đồng.
Theo lý giải của Cục hàng không Việt Nam, việc xây dựng đường băng thứ 3 là cần thiết để Cảng quốc tế Nội Bài đạt công suất 50 triệu khách/năm. Tại đây, hiện có hai đường cất hạ cánh song song (1A và 1B) với công suất tối đa đáp ứng 25 triệu hành khách/năm.
Cục Hàng không đã đưa ra 3 phương án xây dựng đường cất hạ cánh mới. Theo đó, phương án thứ nhất, đường băng thứ 3 sẽ cách đường 1A là 1.700m, cách đường 1B là 1.950m, đảm bảo phương án hai đường hoạt động song song độc lập là 1A và đường số 3. Ưu điểm của phương án này là phù hợp với quy hoạch tổng thể của Cảng hàng không Nội Bài, nhưng kinh phí giải phóng mặt bằng sẽ rất lớn (gần 41.000 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư gần 76.000 tỷ đồng), ảnh hưởng đến nhiều hộ dân.
Hai đường băng sân bay Nội Bài hiện nay đạt công suất tối đa 25 triệu hành khách/ năm. Ảnh minh họa: Đ.Loan
Video đang HOT
Phương án hai, đường băng mới sẽ được xây dựng về phía bắc và khu vực nhà ga, sân đỗ tàu bay đồng bộ phía tây của cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cách đường băng 1B là 1.035m. Khu bay được xác định là hai đường băng hoạt động song song độc lập (1B và đường băng thứ 3). Riêng đường băng 1A được chuyển thành đường lăn song song. Khu vực nhà ga hành khách T3 sẽ được xây dựng ở phía tây của sân bay Nội Bài.
Phương án này được Cục Hàng không đánh giá là ưu việt nhất vì có kinh phí giải phóng mặt bằng chỉ khoảng 11.000 tỷ trên tổng kinh phí đầu tư 38.800 tỷ đồng. Khu vực giải tỏa chủ yếu tập trung vào khu vực đất quân sự và nông nghiệp.
Tuy nhiên, phương án này không phù hợp với quy hoạch, đồng thời không thể khai thác đường băng 1A như một đường cất hạ cánh phụ thuộc mà phải chuyển thành đường lăn.
Phương án cuối cùng là đường băng thứ 3 cách đường băng 1B 1.035m. Tuy nhiên, cấu hình khu bay được xác định là ba đường băng, trong đó có hai đường băng hoạt động song song độc lập là 1B với đường thứ 3. Đường 1A hoạt động song song phụ thuộc với hai đường còn lại.
Phương án này cũng có ưu điểm là kinh phí giải phóng mặt bằng không quá lớn (chỉ 10.400 tỷ đồng trên tổng kinh phí xây dựng là 41.800 tỷ đồng). Tuy nhiên, hệ thống nhà ga hành khách, các công trình phụ trợ bố trí phân tán, khó khăn trong việc thiết kế giao thông kết nối.
Đoàn Loan
Theo VNE
Bị sét đánh, sân bay Tân Sơn Nhất đóng cửa một đường băng để sửa chữa
Cục Hàng không vừa có quyết định đóng cửa một đường cất hạ cánh trong tổng số hai đường cất hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất để khắc phục hư hại trên mặt đường băng do bị sét đánh.
Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đóng cửa một đường cất hạ cánh trong vòng 2 ngày để sửa chữa - Ảnh: Đình Quân
Cụ thể, sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu đóng cửa đường cất hạ cánh 25R/07L để phục vụ công tác sửa chữa từ 0 giờ ngày 16.7 đến 23 giờ 59 phút ngày 19.7.
Cục Hàng không yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không, Tổng công ty Quản lý bay, sân bay Tân Sơn Nhất xây dựng phương án thay thế trong thời gian đóng cửa đường băng và đảm bảo an toàn tuyệt đối hoạt động bay.
Cục Hàng không cũng yêu cầu các hãng hàng không khi lập kế hoạch bay đến sân bay Tân Sơn Nhất trong thời gian đóng cửa đường băng phải tính toán bổ sung lượng dầu dự trữ cần thiết trong trường hợp phải chờ.
Đình Quân
Theo Thanhnien
Phóng viên Mỹ tiếp cận Đá Xu Bi, nói Trung Quốc xây 'thành phố trên biển' Phóng viên Seth Doane của đài CBS News (Mỹ) mới đây đã thuê tàu của ngư dân Philippines tiếp cận Đá Xu Bi, phát hiện Trung Quốc xây cả một "thành phố trên biển" ở đây. Trong khi đó Trung Quốc nói "không có gì để giấu" việc xây dựng phi pháp này. Phóng viên Seth Doan thuê tàu cá của ngư dân...