Cục Hàng không bác thông tin TQ đã thông báo bay
Cục Hàng không Việt Nam vừa phát đi thông cáo phủ nhận thông tin Trung Quốc cho rằng đã gửi kế hoạch bay từ trước.
Trong thông cáo vừa phát ra chiều nay 15/1, Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục phủ nhận thông tin cho rằng Trung Quốc đã gửi thông báo cho vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) về kế hoạch bay đến Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thông cáo nêu rõ: Về tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng, hồi 17h46 ngày 28/12/2015, Trung tâm bay hiệu chuẩn của Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc đã thông báo cho FIR Hồ Chí Minh về kế hoạch bay, đường bay và các thông tin kỹ thuật khác liên quan đến hoạt động của tàu bay Trung Quốc, Cục Hàng không VN tiếp tục khẳng định không nhận được bất cứ thông báo nào của Trung tâm bay hiệu chuẩn của Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc.
Cục Hàng không VN cũng khẳng định đã liên tục tổ chức kiểm tra công văn, điện văn, fax, e-mail, điện tín tại tất cả các cơ quan, đơn vị có địa chỉ liên quan đã được công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không Việt Nam (AIP) và liên lạc trực thoại của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam.
Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục nhắc lại các tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, ảnh về hoạt động của các máy bay Trung Quốc tại khu vực Đá Chữ Thập, Trường Sa (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử).
Cục Hàng không Việt Nam một lần nữa khẳng định hoạt động của tàu bay Trung Quốc vừa qua đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm các qui định, qui tắc an toàn bay theo Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế năm 1944 và các Phụ ước có liên quan.
Video đang HOT
Trước đó, trong tuyên bố ngày 14/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang nhiên nói rằng, Trung Quốc đã thông báo về kế hoạch bay thử và hành trình, cùng các thông tin kỹ thuật trước khi đưa phi cơ đáp xuống đường băng trênđá Chữ Thập.
Theo ông Hồng Lỗi, vào 17h46 ngày 28/12/2015 (16h46 giờ Hà Nội), Trung Quốc đã gửi tín hiệu cho FIR Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Theo Zing News
Việt Nam 'đọ cánh' ở 'sân chơi trên trời'
Cùng với sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam sẽ 'mở cửa' bầu trời cho các hãng hàng không trong khu vực cùng 'đọ cánh'.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm nay. Khi đó, các nước trong khu vực cùng hướng tới một thị trường hàng không chung hay còn gọi là "Bầu trời mở ASEAN". Chính sách mở cửa bầu trời ASEAN, một trong các chính sách quan trọng của AEC, chính là hiệp định đa phương của tất cả 10 nước thành viên ASEAN kết nối bầu trời của mình thành một thị trường hàng không duy nhất (dựa trên nguyên tắc tự do hóa các quy tắc và quy định ở mức độ lớn) nhằm nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.
Việc mở cửa bầu trời là xu thế tất yếu, giúp ngành hàng không trong nước tăng cường khả năng cạnh tranh và vươn ra các thị trường khác trong khu vực. Tự do hóa thị trường hàng không buộc các hãng hàng không nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần tăng mạnh số lượng các chuyến bay trong khu vực, tăng cường kết nối giữa các thị trường hàng không, khuyến khích các hãng hàng không nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời hành khách có cơ hội được giảm giá vé.
Tuy nhiên, gia tăng cạnh tranh cũng là một trong những mối quan ngại chính khi các hãng hàng không trong nước vẫn chưa sẵn sàng đối mặt với cạnh tranh gay gắt sau khi chính sách mở cửa bầu trời ASEAN được thực thi đầy đủ.
Mở cửa bầu trời, cạnh tranh gay gắt
Trong khu vực ASEAN hiện đang có các đối thủ lớn như Thai Airways, Singapore Airlines, AirAsia... Nói là cạnh tranh trên bầu trời nghe có vẻ xa vời, song thực chất là cạnh tranh ngay trên mặt đất. Nếu cùng "xếp hàng" trên sân bay cùng các hãng hàng không khác trong cộng đồng ASEAN như Singapore Airlines, Thai Airway hoặc AirAsia, rõ ràng, các hãng hàng không Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air đều khó vượt trội, từ tên tuổi, uy tín, chất lượng dịch vụ cho tới cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đây thực sự là những đối thủ nặng ký cả trên mặt đất lẫn trên bầu trời.
Tại thị trường trong nước, cuộc đua về đội bay, giá vé, chất lượng dịch vụ... vẫn đang diễn ra quyết liệt. (Ảnh minh họa: Bizlive)
Các hãng hàng không của Việt Nam vừa bỏ tiền đầu tư mua sắm hàng chục máy bay hiện đại, tiên tiến nhất thế giới. Đội ngũ phi công, nhân viên, tiếp viên hàng không được đào tạo, nâng cấp ở các trường danh tiếng.
Mới đây, sân bay quốc tế Nội Bài vừa được quốc tế bình chọn và xếp hàng đầu trong top sân bay tốt nhất châu lục. Những khoản đầu tư nhiều triệu USD cùng với những nỗ lực vượt thoát đáy bảng xếp hạng yếu kém của các hãng hàng không trong nước được ghi nhận là sự tăng tốc mang tính đột phá, giúp uy tín ngành hàng không Việt Nam "cất cánh", vươn lên bầu trời khu vực và thế giới, có thể "sánh vai" với các hãng bay tầm cỡ.
Tuy vậy, như thế vẫn chưa đủ khi "mở toang" bầu trời. Bởi, trong khi sân bay quốc tế Nội Bài được thăng hạng thì sân bay Tân Sơn Nhất lại rơi vào danh sách 10 sân bay kém nhất châu Á. Đó là hệ thống cơ sở hạ tầng, còn nhìn vào chất lượng dịch vụ cũng như tình trạng chậm, hủy chuyến bay, chúng ta càng không thể yên tâm trong cuộc cạnh tranh trong Cộng đồng ASEAN.
Hàng không giá rẻ tự tin
Chia sẻ trên báo An ninh Thủ đô, đại diện Vietjet Air tự tin cho rằng, Vietjet Air đang từng bước mở rộng vững chắc ra thị trường quốc tế. Ngay từ những ngày đầu thành lập, bên cạnh việc tập trung cho thị trường trong nước, chúng tôi đã chuẩn bị lộ trình cho thị trường quốc tế. Sau 1 năm đi vào hoạt động, Vietjet Air đã chính thức thâm nhập thị trường quốc tế với việc khai trương đường bay TP.HCM đi Bangkok (Thái Lan). Từ đó đến nay, Vietjet Air đã mở 10 đường bay quốc tế đến Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Nhật Bản và Trung Quốc.
Hàng không Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt từ cac hãng hàng không khác trong khu vực. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Đại diện này cho hay, cùng với việc mở rộng mạng lưới đường bay, chất lượng dịch vụ trên các chuyến bay của Vietjet Air cũng đang được cải thiện. Điều này cho thấy những bước đi của Vietjet Air thời gian qua là đúng hướng, khẳng định được năng lực cạnh tranh của hãng trong thị trường hàng không khu vực. Với những hợp đồng hợp tác cùng các đối tác lớn trên thế giới thời gian qua và việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, chúng tôi tin rằng, Vietjet Air đủ khả năng cạnh tranh với các hãng hàng không quốc tế và khu vực khi tham gia vào "sân chơi trên trời".
Trao đổi với báo, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - lưu ý, bầu trời thông suốt ASEAN được hiểu là tất cả các quy định, quy trình và các tiêu chuẩn trong việc quản lý điều hành bay cũng phải được đồng bộ hóa. Theo ông Thanh, việc thành lập thị trường hàng không thống nhất ASEAN sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho tất cả các hãng hàng không của các nước ASEAN trong việc khai thác thị trường hàng không rộng lớn trong toàn bộ các thành viên của khu vực Đông Nam Á và ngoài khu vực khi cộng đồng AEC tiến tới việc thực hiện giai đoạn hai là tự do hóa giữa ASEAN với các nước đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ...
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, bên cạnh cơ hội thì cũng có những thách thức mà các hãng hàng không ASEAN, trong đó có các hàng không Việt Nam phải đối mặt. Thách thức đầu tiên là mức độ cạnh tranh trong vận tải hàng không sẽ tăng lên rất nhiều trong các nước ASEAN.
Về vấn đề an ninh, an toàn, đảm bảo các hoạt động bay đây là vấn đề xương sống của ngành hàng không mỗi nước cũng như trong toàn bộ các nước ASEAN. Vì thế, Việt Nam phải nâng cao tiêu chuẩn lên để không những đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc của Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế (ICAO) đề ra mà còn phải nâng cao hơn nữa các tiêu chuẩn để đáp ứng được sự đồng bộ hóa trong các nước ASEAN đối với lĩnh vực hàng không dân dụng, ông Thanh nhấn mạnh./.
Theo NTD
Hàng không Việt Nam thắt chặt an ninh Trưởng phòng An ninh, Cục Hàng không Việt Nam Tô Tử Hùng cho biết hiện tại tình hình an ninh hàng không tại Việt Nam vẫn đảm bảo, tuy nhiên vẫn phải đề cao cảnh giác, có những biện pháp bổ sung. Chó nghiệp vụ cũng tham gia diễn tập đảm bảo an ninh hàng không - Ảnh minh họa: Gia Bình Theo...