Cục Hàng hải Việt Nam thông tin về tác động của việc giảm mức phí, lệ phí
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải đánh giá tác động của việc giảm mức phí, lệ phí đối với các doanh nghiệp hàng hải trong bối cảnh giá nhiên liệu liên tục “leo đỉnh” trong thời gian vừa qua.
Văn bản do quyền Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Đình Việt ký nêu rõ: Doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam chủ yếu đảm nhận thị phần vận tải biển nội địa trong nước và áp dụng theo biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải nội địa.
Theo đó ông Nguyễn Đình Việt thông tin, hiện nay vận tải biển quốc tế từ cảng biển Việt Nam đến cảng biển nước ngoài và ngược lại chủ yếu do các hãng tàu nước ngoài chiếm đa số thị phần. Do đó, với quy định thu phí, lệ phí hàng hải tại các cảng biển hiện nay, biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải quốc tế sẽ ít có tác động đến doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam.
Video đang HOT
Cục Hàng hải Việt Nam cũng nhất trí với quan điểm của Bộ Tài chính đó là: “ Pháp luật phí, lệ phí hiện hành không quy định thu phí đối với xăng, dầu. Vì vậy, các khoản thu phí, lệ phí hiện hành không phải là yếu tố tác động làm giá nhiên liệu trong nước tăng”.
Cụ thể, đối với mức thu phí, lệ phí hàng hải nội địa, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho biết mức thu được quy định tại Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và không thay đổi từ đó đến nay.
Riêng mức thu lệ phí vào, rời cảng biển đã không thay đổi 18 năm nay (từ năm 2004 đến năm 2022), không tăng trong khi các chi phí đầu vào hình thành mức thu như chi phí nhân công, điện, nước, xăng dầu, chỉ số giá tiêu dùng… tại thời điểm hiện nay so với năm 2004 đã tăng lên rất nhiều lần.
Thực tế, theo ông Nguyễn Đình Việt, thời gian qua, để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19, Cục Hàng hải Việt Nam đã tham mưu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 74/2021/TT-BTC ngày 27/8/2021, cho phép miễn hoặc gia hạn thời gian giảm một số khoản phí hàng hải cho tàu thuyền trong các trường hợp cụ thể và đã được doanh nghiệp hàng hải Việt Nam ủng hộ, đánh giá cao.
Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, mức thu phí, lệ phí hàng hải tại cảng biển Việt Nam hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ khoảng từ 7 – 9% tổng chi phí vận tải của một con tàu hoạt động hàng hải quốc tế (với hoạt động hàng hải nội địa, tỷ lệ này chiếm khoảng từ 3 – 5%).
Trong cơ cấu giá thành vận tải biển, chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí bảo hiểm (tàu, thuyền viên, hàng hoá…) sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất. “Do vậy, việc xem xét giảm phí, lệ phí hàng hải nói chung và lệ phí vào, rời cảng biển nói riêng sẽ rất ít tác động đến chi phí, giá thành vận tải biển và không phải là giải pháp chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo bù đắp được việc tăng giá nhiên liệu”, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho hay.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, toàn bộ lệ phí vào, rời cảng biển sẽ nộp vào ngân sách nhà nước 100% số thu hàng năm. Theo số liệu của các Cảng vụ hàng hải trong năm 2021, số thu lệ phí vào, rời cảng biển của tàu biển, phương tiện thuỷ nội địa hoạt động vận tải nội địa tại các cảng biển của Việt Nam là 16,9 tỷ đồng, tương ứng 129.584 lượt tàu biển và 331.342 lượt phương tiện thuỷ nội địa. Bình quân, tiền thu lệ phí là 36.876 đồng/lượt tàu thuyền.
Do vậy, ngay cả khi nhà nước miễn thu, mỗi lượt tàu thuyền sẽ tiết kiệm được 36.876 đồng, tương đương với 1,4 lít dầu DO. Đây là con số không đáng kể so với hành trình của cả chuyến tàu.
“Quyết định miễn hoặc giảm mức thu lệ phí để giảm gánh nặng cho một loại chi phí khác không liên quan đến khoản lệ phí này có thể sẽ chưa phù hợp với bản chất, khái niệm của khoản lệ phí phải nộp là gắn với khối lượng, chất lượng dịch vụ công mà đối tượng thụ hưởng, được cơ quan quản lý nhà nước cung cấp đã được quy định trong Luật Phí và lệ phí”, Quyền Cục trưởng Nguyễn Đình Việt nhấn mạnh.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ yêu cầu các cục chuyên ngành hàng hải, đường thuỷ, đường sắt nghiên cứu, đề xuất giảm phí, lệ phí trong từng lĩnh vực phụ trách, theo công văn của Bộ Tài chính về việc nghiên cứu đề xuất giảm thuế, phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông vận tải trong bối cảnh giá nhiên liệu liên tục tăng cao trong thời gian vừa qua.
Tổng thống Mỹ dự kiến quyết định thuế khí đốt liên bang vào cuối tuần
Ngày 20/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với các phóng viên rằng ông hy vọng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có ủng hộ việc giảm thuế khí liên bang vào cuối tuần hay không khi giá nhiên liệu cao tiếp tục gây ra vấn đề đối với nền kinh tế Mỹ hiện nay.
Một trạm bán xăng tại Arlington, bang Virginia, Mỹ tạm dừng hoạt động do thiếu nguồn cung, ngày 11/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Biden không loại trừ việc cung cấp thẻ giảm giá xăng cho người Mỹ, mặc dù các quan chức chính quyền Mỹ trong những ngày gần đây tỏ ra rất ủng hộ với ý tưởng này. Việc đình chỉ thuế khí đốt liên bang sẽ yêu cầu Quốc hội phải hành động, nhưng sự thúc đẩy công khai của Tổng thống Biden trong việc ủng hộ chính sách này có thể giúp thúc đẩy các hành động trên Đồi Capitol. Một ước tính từ Mô hình Ngân sách Penn Wharton được công bố vào đầu năm nay cho thấy rằng việc đình chỉ thuế khí đốt liên bang từ tháng 3 đến tháng 12/2022 sẽ làm giảm chi tiêu xăng bình quân đầu người từ 16 USD đến 47 USD trong giai đoạn đó. Một số tiểu bang đã đình chỉ thuế khí đốt của chính họ, bao gồm Maryland, Connecticut và New York.
Theo số liệu thống kê từ AAA, giá khí đốt trung bình đạt mức 5 USD / gallon (1 gallon tương đương với 3,78 lít) vào tuần trước. Tổng thống Biden và đội ngũ nhân sự chính quyền cho rằng việc tăng giá là do ảnh hưởng của chiến dịch tại Ukraine (U-crai-na) của Nga, vốn đã làm chao đảo các thị trường toàn cầu. Tổng thống Mỹ đã kêu gọi các công ty khai thác dầu mỏ lớn tránh tạo ra tình trạng tăng giá, giải phóng dầu từ Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược và kêu gọi các nhà sản xuất dầu lớn tăng cường nguồn cung cấp.
Số vụ vượt eo biển Manche tăng vọt trong nửa đầu năm 2022 Ngày 20/6, Bộ Nội vụ Pháp cho biết số vụ đưa người di cư vượt qua eo biển Manche từ Pháp sang Anh đã tăng gần 70% trong nửa đầu năm nay. Người di cư được giải cứu và đưa về bờ biển ở Dungeness, phía Đông Nam vùng England, khi chiếc thuyền hơi chở họ vượt qua eo biển Manche trong hành...