Cục Hải quan Hà Tĩnh: Tín hiệu tích cực trong 2 tháng đầu năm
Với kim ngạch xuất nhập khẩu, số thu nộp ngân sách nhà nước tăng so với cùng kỳ năm 2020… đã cho thấy kết quả tích cực trong triển khai nhiệm vụ 2 tháng đầu năm 2021 của Cục Hải quan Hà Tĩnh.
Thời gian tới, đơn vị tiếp tục tập trung 3 nhóm giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu năm 2021.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi lô hàng, phương tiện vận tải qua cửa khẩu Cầu Treo. Ảnh: Cục Hải quan Hà Tĩnh
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh ngay đầu năm
Theo số liệu thống kê từ Cục Hải quan Hà Tĩnh, tính đến ngày 2/3/2021, đơn vị đã làm thủ tục cho 2.482 tờ khai hải quan, tăng 53,8% với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) đạt 687,97 triệu USD, tăng hơn 51% so với cùng kỳ năm 2020.
Với tín hiệu khả quan từ kim ngạch XNK đã giúp cho công tác thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN) của Cục Hải quan Hà Tĩnh trong 2 tháng đầu năm đạt 1.033,69 tỷ đồng, đạt 17,8% dự toán năm 2021 và tăng 42,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo phân tích của Phòng Nghiệp vụ – Cục Hải quan Hà Tĩnh, một trong những nguyên nhân dẫn đến số thu ngân sách tăng, do đầu năm đến nay, giá thành quặng sắt trên thế giới tăng cao nên khả năng Formosa Hà Tĩnh nhập hàng về nhiều để tránh tình trạng giá tiếp tục leo thang.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, số thu này là kết quả của việc quyết liệt chỉ đạo về nhiệm vụ thu NSNN ngay từ đầu năm, tập trung vào các nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; chống buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp của đơn vị.
Bên cạnh công tác chuyên môn, các đơn vị hải quan cũng đã thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh covid-19, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh, an ninh an toàn cơ quan luôn được đảm bảo, kỷ luật kỷ cương trong đội ngũ cán bộ công chức được siết chặt.
Phấn đấu hoàn thành dự toán thu năm 2021
Theo ông Đinh Văn Hòa – Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Tĩnh, năm 2021 đơn vị được giao dự toán thu ngân sách 5.180 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động XNK thì đây là nhiệm vụ khó khăn. Vì vậy, Cục Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục tập trung, quyết liệt triển khai 3 nhóm giải pháp chính: Tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu; nuôi dưỡng nguồn thu bền vững và tạo nguồn thu mới hiệu quả; triển khai các biện pháp, giải pháp chống thất thu NSNN.
Đối với giải pháp để thu NSNN, ngay từ đầu năm, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã kịp thời phân bổ dự toán thu cho từng đơn vị và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thu NSNN năm 2021. Cụ thể, đơn vị tăng cường hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ về thuế cho các chi cục hải quan và các doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào NSNN, đồng thời không để phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi… Song song đó, cơ quan hải quan tăng cường công tác thu thập thông tin từ các doanh nghiệp lớn, dự án đầu tư lớn để nắm thông tin về hoạt động XNK, kim ngạch XNK… làm cơ sở đánh giá khả năng thu và xây dựng dự toán thu NSNN hàng năm sát thực tế.
Cục cũng yêu cầu các đơn vị tích cực tuyên truyền, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa tối đa cho doanh nghiệp làm thủ tục XNK.
Cùng với việc triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động XNK và hoạt động đầu tư trên địa bàn, đơn vị đang chú trọng kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện các hành vi gian lận thương mại qua số lượng, chủng loại, giá tính thuế, thuế suất và xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, đơn vị tăng cường hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra sau thông quan nhằm chống thất thu, tăng thu cho NSNN.
Những năm gần đây, trên địa bàn quản lý hải quan của Hải quan Hà Tĩnh, ngoài nguồn thu lớn từ Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, năm 2021 này, Hải quan Hà Tĩnh đặt kỳ vọng sẽ có thêm nguồn thuế XNK nếu dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2, dự án điện gió Kỳ Anh MK được triển khai và đi vào hoạt động.
Tăng trưởng xuất khẩu, điểm sáng trong phát triển kinh tế năm 2020
Trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng năm 2020, Việt Nam vẫn có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng và thặng dư thương mại đạt kỷ lục.
Năm 2020, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.
Cụ thể, trong khi xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản năm 2020 ước giảm 2,5%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 35% thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm trên 86,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn mức 84,2% của năm 2019; 82,9% của năm 2018 và 81,1% của năm 2017.
Năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng dương, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. (Ảnh minh họa)
Điều này thể hiện những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự tác động, tạo thuận lợi và cơ hội cho sản xuất và hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Năm 2020 có 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD (trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 92% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc...
Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (xuất siêu gần 62,7 tỷ USD); EU (xuất siêu gần 20,3 tỷ USD). Riêng đối với thị trường EU, cả năm 2020, xuất khẩu sang thị trường EU 34,94 tỷ USD giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019 do các tác động của đại dịch.
Tuy nhiên, sau 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, xuất khẩu sang thị trường EU đạt khoảng 15,38 tỷ USD, tăng khoảng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi, điển hình như thủy sản, tôm, gạo...
Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, trong những năm gần đây chúng ta đã tiếp tục thực hiện tốt khâu kiểm soát nhập khẩu. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm gần 89%; nhập khẩu của nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm dưới 6,27%.
Cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư trong toàn bộ thời kỳ Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 với mức xuất siêu năm sau tăng cao hơn năm trước, qua đó đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản hàng hóa cho người nông dân.
Xuất siêu giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2020, xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục gần 19,1 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với năm 2019 (10,87 tỷ USD), gấp gần 3 lần năm 2018 (6,83 tỷ USD), gấp hơn 9 lần năm 2017 (2,11 tỷ USD) và gấp gần 11 lần năm 2016 (1,78 tỷ USD).
Năm 2021, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2020 và cán cân thương mại tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu.
Xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng cao kỷ lục Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 1/2021 đạt 55 tỉ USD. Trong đó xuất khẩu đạt 28,55 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ. Xuất khẩu nông sản đang có nhiều tín hiệu khởi sắc khi nhiều lô hàng đã xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Ảnh: TL Theo đó,...