Cục diện pháp lý mới ở Biển Đông sau phán quyết của Toà trọng tài
Kết luận cuối cùng của vụ kiện trọng tài đặc biệt quan trọng trong việc xác định bản chất và phạm vi của các hoạt động mà các nước được phép thực hiện trên Biển Đông theo UNCLOS, theo tiến sĩ Nguyễn Bá Sơn.
Tàu hải tuần của Trung Quốc hoạt động tại Biển Đông
Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của tiến sĩ, luật sư Nguyễn Bá Sơn (TP.HCM), nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 26.8.2016. Theo tiến sĩ, chúng ta cần phải nắm bắt đầy đủ ý nghĩa phán quyết của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc.
Ngày 12.7.2016, Toà trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
Quan điểm phổ biến về phán quyết này là Philippines đã giành được chiến thắng áp đảo trước Trung Quốc liên quan đến những yêu sách biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuy nhiên việc mô tả vụ kiện trọng tài này như là một cuộc chiến, trong đó có người thắng kẻ thua, gây ra ấn tượng sai lầm về chức năng của hệ thống giải quyết tranh chấp của UNCLOS. Quan điểm như vậy cũng không đánh giá đủ tầm quan trọng của phán quyết đối với các tranh chấp ở Biển Đông cũng như những đóng góp của phán quyết này với triển vọng hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng trong khu vực và xa hơn thế.
Tàu cá Trung Quốc đánh bắt phi pháp gần đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam CRI
Câu trả lời có tính thẩm quyền cho những câu hỏi pháp lý tối quan trọng
Như Tòa trọng tài đã nhận định một cách chính xác: “gốc rễ của tranh chấp [...] không nằm ở bất kỳ ý định nào của phía Trung Quốc hay Philippines nhằm xâm phạm quyền lợi pháp lý của bên còn lại, mà là [...] ở những khác biệt có tính nền tảng trong cách hiểu về các quyền tương ứng của mình theo Công ước tại các vùng nước ở Biển Đông”.
Thật vậy, phần lớn trong 15 đệ trình của Philippines trước Toà trọng tài xoay quanh hai vấn đề pháp lý quan trọng mà từ lâu đã làm bối rối các luật sư trên thế giới và có thể được tóm gọn lại trong hai câu hỏi: “Yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử ở Biển Đông có phù hợp với UNCLOS để cho Trung Quốc có thể mở rộng yêu sách biển của mình vượt quá giới hạn vùng biển mà Trung Quốc được hưởng theo UNCLOS không?”, và “Các thể địa lý nhỏ bé ở Trường Sa có thể được coi là “đảo đầy đủ tính năng” để tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của riêng mình?”. Với những câu hỏi đóng như thế này thì điều tất yếu là câu trả lời tương ứng “có” và “không” của Trung Quốc và Philippines đã đặt họ vào tình thế chống lại nhau.
Tiến sĩ Nguyễn Bá Sơn, nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, luật sư công pháp quốc tế và luật thương mại quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam – Ảnh: vltlawyers
Mục đích của hệ thống giải quyết tranh chấp của UNCLOS cần được hiểu trong bối cảnh đó. Thật vậy, ý tưởng về một thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc và phán quyết có tính ràng buộc theo UNCLOS – theo đó Trọng tài theo Phụ lục VII là cơ chế mặc định – phát sinh từ nhận thức thực tế rằng các quốc gia thành viên có thể giữ quan điểm không thể dung hòa trong việc giải thích và áp dụng Công ước này. Trong trường hợp như vậy, một quyết định bởi một bên thứ ba sẽ là cần thiết, nếu không muốn nói là không thể tránh khỏi. Phụ lục VII của UNCLOS cũng đề cập rõ ràng tình huống một bên trong vụ kiện trọng tài không tham gia vụ kiện và quy định rằng sự không tham gia này không thể làm dừng lại tiến trình trọng tài.
Tòa trong vụ kiện trọng tài Biển Đông đã tiến triển đúng như thiết kế và thực hiện chính xác những gì các nhà đàm phán xây dựng UNCLOS đã dự kiến trước đây, một minh chứng về tính hiệu quả của hệ thống giải quyết tranh chấp của UNCLOS. Quan trọng nhất, Tòa đã đưa ra câu trả lời hữu ích cho những câu hỏi pháp lý tối quan trọng liên quan đến cơ sở và giới hạn các quyền được hưởng trên các vùng biển ở Biển Đông. Quyết định của Tòa có giá trị cao vì nó chưa đựng các lập luận tỉ mỉ và được đưa ra với sự nhất trí của 5 chuyên gia luật biển danh tiếng và đáng kính.
Tuân thủ và công nhận
Tòa trọng tài, trong phán quyết ngày 12.7.2016, đã chấp nhận lập luận của Philippines, tuyên bố “rằng [...] yêu sách của Trung Quốc về các quyền lịch sử, hoặc quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán trong vùng biển bao trọn bởi “đường chín đoạn” là trái với Công ước và không có hiệu lực pháp lý vì đã vượt quá giới hạn địa lý và thực chất của các quyền mà Trung Quốc có thể được hưởng trên biển theo Công ước”. Tòa cũng chỉ ra “không có thực thể địa lý nổi nào ở quần đảo Trường Sa có thể tạo ra quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”.
Video đang HOT
Không ngoài dự đoán, Trung Quốc ngay lập tức chỉ trích phán quyết của Tòa trọng tài theo đúng cách họ đã làm từ nhiều tháng nay. Nhưng bất kể Trung Quốc đã lập luận ra sao, về mặt pháp lý, như đã được ghi trang trọng trong UNCLOS và được chính Toà nhấn mạnh, phán quyết này là chung thẩm và phải được các bên tuân thủ một cách thiện chí. Cũng cần chỉ ra rằng tất cả các lập luận khác nhau mà Trung Quốc đã lặp đi lặp lại cho tới nay nhằm phủ nhận tính hợp pháp của tiến trình trọng tài đã được Toà xem xét đầy đủ và bác bỏ một cách thuyết phục.
Dầu vậy, vẫn còn nhiều hoài nghi về khả năng Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Toà trọng tài. Có hai nguyên nhân cho sự hoài nghi này: thứ nhất là do phản ứng có vẻ quyết liệt của Trung Quốc, và thứ nhì là do thiếu một cơ chế để đối phó với việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết. Trong khi lý do đầu không nhất thiết đúng về lâu dài, còn lý do sau trong chừng mực nào đó đã không hiểu đúng vấn đề.
Cho đến nay, Trung Quốc đã liên tục phát ngôn thách thức phán quyết của Tòa trọng tài. Một thái độ như thế nếu được chuyển thành hành động ngay sau khi phán quyết được công bố sẽ thực sự là mối lo ngại không chỉ cho hoà bình và ổn định khu vực mà còn cho tính thượng tôn pháp luật trong quan hệ quốc tế. Nhưng nhìn ở góc độ khác, chính thái độ đó của Trung Quốc đủ để cho thấy trái với những gì Trung Quốc nói, thực sự họ rất quan tâm tới kết quả của vụ kiện trọng tài này cũng như những tác động hệ quả của nó đối với các hành vi của Trung Quốc trong tương lai. Nếu không phải như vậy thì tại sao họ không chỉ đơn giản là phớt lờ hoàn toàn tiến trình trọng tài? Rõ ràng Bắc Kinh đã không vui với việc Tòa trọng tài bất đồng với Trung Quốc về nhiều vấn đề.
Nhìn từ góc độ này, việc Trung Quốc làm ầm ĩ là điều dễ hiểu. Nhưng như Jerome A. Cohen, một chuyên gia kỳ cựu về luật pháp và chính trị Trung Quốc, đã nhận xét, “chính sách đối ngoại và lập trường pháp lý của Trung Quốc không phải là được viết trên đá”. Và người ta còn có thể bổ sung thêm là sớm hay muộn thì Trung Quốc cũng sẽ nhận ra những lợi ích của vụ kiện trọng tài này và theo đó sẽ điều chỉnh lại chính sách và lập trường lâu nay của mình trong tranh chấp Biển Đông.
Tất nhiên, Trung Quốc cần thời gian để làm được như vậy – cũng giống như việc sửa đổi luật trong nước, đây không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều. Cái nhìn lạc quan về khả năng Trung Quốc sẽ thay đổi trong hành vi và ứng xử của mình ở Biển Đông trở nên có cơ sở hơn khi trên thực tế Trung Quốc đã rất cẩn trọng không có những hành vi leo thang và khiêu khích mới trên thực địa.
Dù vậy, phán quyết này vẫn bị cho rằng không phục vụ được gì ngoài một chiến thắng kiểu Pyrros (thành ngữ để chỉ một thắng lợi với những tổn thất có tính huỷ diệt, dẫn đến thất bại cho phe thắng cuộc) cho Philippines do thiếu cơ chế thực thi. Nhưng quan điểm duy thực này đã bị các thế hệ luật sư luật quốc tế loại bỏ từ lâu. Trong vụ kiện trọng tài Biển Đông cụ thể này, quan điểm đó đã hiểu sai tầm quan trọng của UNCLOS – một văn kiện nổi tiếng với tên gọi “Hiến pháp về đại dương” – trong việc xác định một cách toàn diện quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong từng vùng biển khác nhau. Với thực tế là các hoạt động trên biển về bản chất sẽ tác động lẫn nhau, các quốc gia cần phải hoạt động trong phạm vi được quy định bởi UNCLOS để trật tự đại dương được duy trì.
Phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài đã làm rõ một cách chính thức các giới hạn về quyền và nghĩa vụ mà Trung Quốc và Philippines được hưởng theo UNCLOS. Như vậy, phán quyết cũng trở thành một thước đo khách quan để căn cứ vào đó có thể xem xét tính hợp pháp trong hoạt động của cả Philippines và Trung Quốc, hay thậm chí của tất cả các nước tại Biển Đông. Như vậy, phán quyết không chỉ mang tính ràng buộc về mặt kỹ thuật với Philippines và Trung Quốc mà trên thực tế còn có hiệu lực phổ quát (erga omnes effect) – nó được công nhận bởi hầu hết các quốc gia. Về vấn đề này, điểm đáng chú ý là không một quốc gia nào, ngoài Trung Quốc, nghi ngờ về tính chung thẩm và ràng buộc của phán quyết. Thực tế này không thể bị đảo ngược bởi bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay quyền lực đến đâu.
Suy cho cùng, tôn trọng nghĩa vụ quốc tế sẽ chỉ đem lại lợi ích cho Trung Quốc cũng như các quốc gia khác. Việc Trung Quốc có tuân thủ phán quyết này hay không sẽ là phép thử đối với những cam kết công khai của Trung Quốc về tuân thủ luật quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, và về việc duy trì hòa bình và ổn định trong quan hệ quốc tế. Tuân thủ phán quyết sẽ giúp bảo đảm bảo duy trì trật tự pháp lý ổn định và có thể dự đoán được trên Biển Đông, nơi nắm giữ những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho sự phát triển của các quốc gia ven biển và là tuyến đường giao thông tiện lợi cho hơn 50% tổng lượng thương mại hàng hải trên thế giới.
Nhà chứa máy bay Trung Quốc xây phi pháp trên đá Xu Bi ở quần đảo Trường Sa CSIS/AMTI/DigitalGlobe
Triển vọng hợp tác
Tòa trọng tài đã tuyên bố một cách khiêm tốn rằng “Mục đích của tiến trình giải quyết tranh chấp là để làm sáng tỏ quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên, từ đó tạo thuận lợi cho các mối quan hệ tương lai của họ”. Dầu vậy, như đã trình bày ở trên, Phán quyết của Toà đã vượt qua phạm vi của tranh chấp song phương giữa Philippines và Trung Quốc và có ảnh hưởng quan trọng đối với triển vọng tương lai của khu vực.
Thật vậy, bằng việc trả lời rõ ràng những câu hỏi hóc búa khác nhau, Tòa trọng tài đã gỡ rối đáng kể các tranh chấp ở Biển Đông. Một hiện trạng pháp lý mới đã được mở ra ở Biển Đông với sự rõ ràng hơn nhiều về phạm vi tối đa các vùng biển mà các quốc gia ven biển được hưởng. Sau vụ kiện trọng tài, vùng biển của quần đảo Trường Sa, vốn đang bị tranh chấp bởi tranh chấp chủ quyền chưa được giải quyết, sẽ chỉ còn giới hạn trong lãnh hải tương ứng với các thể địa lý nổi trên mặt nước khi thuỷ triều dâng cao. Điều này cũng có nghĩa là giờ đây các quốc gia ven Biển Đông có thể tự tin hưởng đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng từ bờ biển của mình theo UNCLOS tại những khu vực phù hợp.
Vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia của quốc gia ven biển sẽ là biển cả, nơi mọi quốc gia được hưởng một số quyền tự do hàng hải nhất định theo UNCLOS. Câu hỏi liệu đáy biển ở trung tâm Biển Đông có trở thành một phần của Vùng thuộc chế độ di sản chung của nhân loại sẽ phụ thuộc vào đệ trình thềm lục địa mở rộng của các quốc gia ven biển trong tương lai.
Kết luận cuối cùng của vụ kiện trọng tài đặc biệt quan trọng trong việc xác định bản chất và phạm vi của các hoạt động mà các quốc gia được phép thực hiện trên Biển Đông theo UNCLOS cũng như để định hình triển vọng hợp tác trong khu vực. Trong tương lai gần, phán quyết sẽ soi sáng con đường thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như những cuộc đàm phán về một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trong tương lai giữa ASEAN và Trung Quốc. Về lâu dài, với phạm vi quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông đã được xác định rõ ràng hơn, các quốc gia ven biển nên bắt tay vào những nỗ lực hợp tác, có thể có sự tham gia của cả các quốc gia ngoài khu vực và các tổ chức quốc tế, để giải quyết các vấn đề có liên kết chặt chẽ với nhau trong vùng biển nửa kín này theo UNCLOS.
Với những triển vọng như vậy, không ai có thể phủ nhận những ảnh hưởng của Phán quyết của Tòa trọng tài đối với tương lai phát triển ở Biển Đông. Giờ đây tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của các quốc gia trong việc công nhận ảnh hưởng này và thực hiện phán quyết với thiện chí.
Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Bá Sơn
Theo Thanh Niên
Cục diện pháp lý mới ở Biển Đông sau phán quyết của Toà trọng tài
Kết luận cuối cùng của vụ kiện trọng tài đặc biệt quan trọng trong việc xác định bản chất và phạm vi của các hoạt động mà các nước được phép thực hiện trên Biển Đông theo UNCLOS, theo tiến sĩ Nguyễn Bá Sơn.c
Tàu hải tuần của Trung Quốc hoạt động tại Biển Đông
Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của tiến sĩ, luật sư Nguyễn Bá Sơn (TP.HCM), nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 26.8.2016. Theo tiến sĩ, chúng ta cần phải nắm bắt đầy đủ ý nghĩa phán quyết của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc.
Ngày 12.7.2016, Toà trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
Quan điểm phổ biến về phán quyết này là Philippines đã giành được chiến thắng áp đảo trước Trung Quốc liên quan đến những yêu sách biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuy nhiên việc mô tả vụ kiện trọng tài này như là một cuộc chiến, trong đó có người thắng kẻ thua, gây ra ấn tượng sai lầm về chức năng của hệ thống giải quyết tranh chấp của UNCLOS. Quan điểm như vậy cũng không đánh giá đủ tầm quan trọng của phán quyết đối với các tranh chấp ở Biển Đông cũng như những đóng góp của phán quyết này với triển vọng hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng trong khu vực và xa hơn thế.
Tàu cá Trung Quốc đánh bắt phi pháp gần đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam CRI
Câu trả lời có tính thẩm quyền cho những câu hỏi pháp lý tối quan trọng
Như Tòa trọng tài đã nhận định một cách chính xác: "gốc rễ của tranh chấp [...] không nằm ở bất kỳ ý định nào của phía Trung Quốc hay Philippines nhằm xâm phạm quyền lợi pháp lý của bên còn lại, mà là [...] ở những khác biệt có tính nền tảng trong cách hiểu về các quyền tương ứng của mình theo Công ước tại các vùng nước ở Biển Đông".
Thật vậy, phần lớn trong 15 đệ trình của Philippines trước Toà trọng tài xoay quanh hai vấn đề pháp lý quan trọng mà từ lâu đã làm bối rối các luật sư trên thế giới và có thể được tóm gọn lại trong hai câu hỏi: "Yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử ở Biển Đông có phù hợp với UNCLOS để cho Trung Quốc có thể mở rộng yêu sách biển của mình vượt quá giới hạn vùng biển mà Trung Quốc được hưởng theo UNCLOS không?", và "Các thể địa lý nhỏ bé ở Trường Sa có thể được coi là "đảo đầy đủ tính năng" để tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của riêng mình?". Với những câu hỏi đóng như thế này thì điều tất yếu là câu trả lời tương ứng "có" và "không" của Trung Quốc và Philippines đã đặt họ vào tình thế chống lại nhau.
Tiến sĩ Nguyễn Bá Sơn, nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, luật sư công pháp quốc tế và luật thương mại quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam - Ảnh: vltlawyers
Mục đích của hệ thống giải quyết tranh chấp của UNCLOS cần được hiểu trong bối cảnh đó. Thật vậy, ý tưởng về một thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc và phán quyết có tính ràng buộc theo UNCLOS - theo đó Trọng tài theo Phụ lục VII là cơ chế mặc định - phát sinh từ nhận thức thực tế rằng các quốc gia thành viên có thể giữ quan điểm không thể dung hòa trong việc giải thích và áp dụng Công ước này. Trong trường hợp như vậy, một quyết định bởi một bên thứ ba sẽ là cần thiết, nếu không muốn nói là không thể tránh khỏi. Phụ lục VII của UNCLOS cũng đề cập rõ ràng tình huống một bên trong vụ kiện trọng tài không tham gia vụ kiện và quy định rằng sự không tham gia này không thể làm dừng lại tiến trình trọng tài.
Tòa trong vụ kiện trọng tài Biển Đông đã tiến triển đúng như thiết kế và thực hiện chính xác những gì các nhà đàm phán xây dựng UNCLOS đã dự kiến trước đây, một minh chứng về tính hiệu quả của hệ thống giải quyết tranh chấp của UNCLOS. Quan trọng nhất, Tòa đã đưa ra câu trả lời hữu ích cho những câu hỏi pháp lý tối quan trọng liên quan đến cơ sở và giới hạn các quyền được hưởng trên các vùng biển ở Biển Đông. Quyết định của Tòa có giá trị cao vì nó chưa đựng các lập luận tỉ mỉ và được đưa ra với sự nhất trí của 5 chuyên gia luật biển danh tiếng và đáng kính.
Tuân thủ và công nhận
Tòa trọng tài, trong phán quyết ngày 12.7.2016, đã chấp nhận lập luận của Philippines, tuyên bố "rằng [...] yêu sách của Trung Quốc về các quyền lịch sử, hoặc quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán trong vùng biển bao trọn bởi "đường chín đoạn" là trái với Công ước và không có hiệu lực pháp lý vì đã vượt quá giới hạn địa lý và thực chất của các quyền mà Trung Quốc có thể được hưởng trên biển theo Công ước". Tòa cũng chỉ ra "không có thực thể địa lý nổi nào ở quần đảo Trường Sa có thể tạo ra quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".
Không ngoài dự đoán, Trung Quốc ngay lập tức chỉ trích phán quyết của Tòa trọng tài theo đúng cách họ đã làm từ nhiều tháng nay. Nhưng bất kể Trung Quốc đã lập luận ra sao, về mặt pháp lý, như đã được ghi trang trọng trong UNCLOS và được chính Toà nhấn mạnh, phán quyết này là chung thẩm và phải được các bên tuân thủ một cách thiện chí. Cũng cần chỉ ra rằng tất cả các lập luận khác nhau mà Trung Quốc đã lặp đi lặp lại cho tới nay nhằm phủ nhận tính hợp pháp của tiến trình trọng tài đã được Toà xem xét đầy đủ và bác bỏ một cách thuyết phục.
Dầu vậy, vẫn còn nhiều hoài nghi về khả năng Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Toà trọng tài. Có hai nguyên nhân cho sự hoài nghi này: thứ nhất là do phản ứng có vẻ quyết liệt của Trung Quốc, và thứ nhì là do thiếu một cơ chế để đối phó với việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết. Trong khi lý do đầu không nhất thiết đúng về lâu dài, còn lý do sau trong chừng mực nào đó đã không hiểu đúng vấn đề.
Cho đến nay, Trung Quốc đã liên tục phát ngôn thách thức phán quyết của Tòa trọng tài. Một thái độ như thế nếu được chuyển thành hành động ngay sau khi phán quyết được công bố sẽ thực sự là mối lo ngại không chỉ cho hoà bình và ổn định khu vực mà còn cho tính thượng tôn pháp luật trong quan hệ quốc tế. Nhưng nhìn ở góc độ khác, chính thái độ đó của Trung Quốc đủ để cho thấy trái với những gì Trung Quốc nói, thực sự họ rất quan tâm tới kết quả của vụ kiện trọng tài này cũng như những tác động hệ quả của nó đối với các hành vi của Trung Quốc trong tương lai. Nếu không phải như vậy thì tại sao họ không chỉ đơn giản là phớt lờ hoàn toàn tiến trình trọng tài? Rõ ràng Bắc Kinh đã không vui với việc Tòa trọng tài bất đồng với Trung Quốc về nhiều vấn đề.
Nhìn từ góc độ này, việc Trung Quốc làm ầm ĩ là điều dễ hiểu. Nhưng như Jerome A. Cohen, một chuyên gia kỳ cựu về luật pháp và chính trị Trung Quốc, đã nhận xét, "chính sách đối ngoại và lập trường pháp lý của Trung Quốc không phải là được viết trên đá". Và người ta còn có thể bổ sung thêm là sớm hay muộn thì Trung Quốc cũng sẽ nhận ra những lợi ích của vụ kiện trọng tài này và theo đó sẽ điều chỉnh lại chính sách và lập trường lâu nay của mình trong tranh chấp Biển Đông.
Tất nhiên, Trung Quốc cần thời gian để làm được như vậy - cũng giống như việc sửa đổi luật trong nước, đây không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều. Cái nhìn lạc quan về khả năng Trung Quốc sẽ thay đổi trong hành vi và ứng xử của mình ở Biển Đông trở nên có cơ sở hơn khi trên thực tế Trung Quốc đã rất cẩn trọng không có những hành vi leo thang và khiêu khích mới trên thực địa.
Dù vậy, phán quyết này vẫn bị cho rằng không phục vụ được gì ngoài một chiến thắng kiểu Pyrros (thành ngữ để chỉ một thắng lợi với những tổn thất có tính huỷ diệt, dẫn đến thất bại cho phe thắng cuộc) cho Philippines do thiếu cơ chế thực thi. Nhưng quan điểm duy thực này đã bị các thế hệ luật sư luật quốc tế loại bỏ từ lâu. Trong vụ kiện trọng tài Biển Đông cụ thể này, quan điểm đó đã hiểu sai tầm quan trọng của UNCLOS - một văn kiện nổi tiếng với tên gọi "Hiến pháp về đại dương" - trong việc xác định một cách toàn diện quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong từng vùng biển khác nhau. Với thực tế là các hoạt động trên biển về bản chất sẽ tác động lẫn nhau, các quốc gia cần phải hoạt động trong phạm vi được quy định bởi UNCLOS để trật tự đại dương được duy trì.
Phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài đã làm rõ một cách chính thức các giới hạn về quyền và nghĩa vụ mà Trung Quốc và Philippines được hưởng theo UNCLOS. Như vậy, phán quyết cũng trở thành một thước đo khách quan để căn cứ vào đó có thể xem xét tính hợp pháp trong hoạt động của cả Philippines và Trung Quốc, hay thậm chí của tất cả các nước tại Biển Đông. Như vậy, phán quyết không chỉ mang tính ràng buộc về mặt kỹ thuật với Philippines và Trung Quốc mà trên thực tế còn có hiệu lực phổ quát (erga omnes effect) - nó được công nhận bởi hầu hết các quốc gia. Về vấn đề này, điểm đáng chú ý là không một quốc gia nào, ngoài Trung Quốc, nghi ngờ về tính chung thẩm và ràng buộc của phán quyết. Thực tế này không thể bị đảo ngược bởi bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay quyền lực đến đâu.
Suy cho cùng, tôn trọng nghĩa vụ quốc tế sẽ chỉ đem lại lợi ích cho Trung Quốc cũng như các quốc gia khác. Việc Trung Quốc có tuân thủ phán quyết này hay không sẽ là phép thử đối với những cam kết công khai của Trung Quốc về tuân thủ luật quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, và về việc duy trì hòa bình và ổn định trong quan hệ quốc tế. Tuân thủ phán quyết sẽ giúp bảo đảm bảo duy trì trật tự pháp lý ổn định và có thể dự đoán được trên Biển Đông, nơi nắm giữ những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho sự phát triển của các quốc gia ven biển và là tuyến đường giao thông tiện lợi cho hơn 50% tổng lượng thương mại hàng hải trên thế giới.
Nhà chứa máy bay Trung Quốc xây phi pháp trên đá Xu Bi ở quần đảo Trường Sa CSIS/AMTI/DigitalGlobe
Triển vọng hợp tác
Tòa trọng tài đã tuyên bố một cách khiêm tốn rằng "Mục đích của tiến trình giải quyết tranh chấp là để làm sáng tỏ quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên, từ đó tạo thuận lợi cho các mối quan hệ tương lai của họ". Dầu vậy, như đã trình bày ở trên, Phán quyết của Toà đã vượt qua phạm vi của tranh chấp song phương giữa Philippines và Trung Quốc và có ảnh hưởng quan trọng đối với triển vọng tương lai của khu vực.
Thật vậy, bằng việc trả lời rõ ràng những câu hỏi hóc búa khác nhau, Tòa trọng tài đã gỡ rối đáng kể các tranh chấp ở Biển Đông. Một hiện trạng pháp lý mới đã được mở ra ở Biển Đông với sự rõ ràng hơn nhiều về phạm vi tối đa các vùng biển mà các quốc gia ven biển được hưởng. Sau vụ kiện trọng tài, vùng biển của quần đảo Trường Sa, vốn đang bị tranh chấp bởi tranh chấp chủ quyền chưa được giải quyết, sẽ chỉ còn giới hạn trong lãnh hải tương ứng với các thể địa lý nổi trên mặt nước khi thuỷ triều dâng cao. Điều này cũng có nghĩa là giờ đây các quốc gia ven Biển Đông có thể tự tin hưởng đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng từ bờ biển của mình theo UNCLOS tại những khu vực phù hợp.
Vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia của quốc gia ven biển sẽ là biển cả, nơi mọi quốc gia được hưởng một số quyền tự do hàng hải nhất định theo UNCLOS. Câu hỏi liệu đáy biển ở trung tâm Biển Đông có trở thành một phần của Vùng thuộc chế độ di sản chung của nhân loại sẽ phụ thuộc vào đệ trình thềm lục địa mở rộng của các quốc gia ven biển trong tương lai.
Kết luận cuối cùng của vụ kiện trọng tài đặc biệt quan trọng trong việc xác định bản chất và phạm vi của các hoạt động mà các quốc gia được phép thực hiện trên Biển Đông theo UNCLOS cũng như để định hình triển vọng hợp tác trong khu vực. Trong tương lai gần, phán quyết sẽ soi sáng con đường thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như những cuộc đàm phán về một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trong tương lai giữa ASEAN và Trung Quốc. Về lâu dài, với phạm vi quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông đã được xác định rõ ràng hơn, các quốc gia ven biển nên bắt tay vào những nỗ lực hợp tác, có thể có sự tham gia của cả các quốc gia ngoài khu vực và các tổ chức quốc tế, để giải quyết các vấn đề có liên kết chặt chẽ với nhau trong vùng biển nửa kín này theo UNCLOS.
Với những triển vọng như vậy, không ai có thể phủ nhận những ảnh hưởng của Phán quyết của Tòa trọng tài đối với tương lai phát triển ở Biển Đông. Giờ đây tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của các quốc gia trong việc công nhận ảnh hưởng này và thực hiện phán quyết với thiện chí.
Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Bá Sơn
Theo Thanh Niên
Mỹ có thông qua UNCLOS, Trung Quốc vẫn sẽ hung hăng Washington đã bị Trung Quốc gọi là "đạo đức giả" khi lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài và UNCLOS trong khi Mỹ chưa thông qua UNCLOS. Thật ra nếu Mỹ thông qua UNCLOS, Trung Quốc cũng vẫn không tuân thủ luật pháp quốc tế. Tàu sân bay USS John C. Stennis tuần tra trên...