Cục diện châu Á – Thái Bình Dương năm 2018 và triển vọng năm 2019

Theo dõi VGT trên

Năm 2018, cục diện chính trị – an ninh thế giới có nhiều biến động sâu rộng, khó lường. Trong bối cảnh đó, châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động, đóng vai trò “đầu tàu” trong liên kết kinh tế thế giới, đồng thời có những dịch chuyển quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị.

Cục diện châu Á - Thái Bình Dương năm 2018 và triển vọng năm 2019 - Hình 1

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc năm 2018 đã bắt đầu phá vỡ chuỗi cung ứng hiện tại và làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư – Nguồn:

Về kinh tế, mặc dù tiếp tục là “điểm sáng” về tăng trưởng, động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, song châu Á – Thái Bình Dương vẫn tồn tại nhiều rủi ro có thể cản trở đà tăng trưởng kinh tế khu vực. Trên khía cạnh an ninh – chính trị, châu Á – Thái Bình Dương về cơ bản vẫn duy trì được môi trường hòa bình, ổn định, tuy nhiên an ninh khu vực đang đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn, thách thức sự ổn định ở khu vực. Các chuyên gia cho rằng, những diễn biến phức tạp đó nhiều khả năng để lại các hệ lụy không nhỏ cho những năm tiếp theo.

Tăng trưởng ổn định bất chấp căng thẳng thương mại

Trong xu thế vận động của thế giới năm 2018, vị thế “trung tâm” toàn cầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục được duy trì và phát triển, mặc dù còn một vài “điểm tối” nhỏ nhưng “gam màu sáng” tiếp tục là đặc điểm chủ đạo trong bức tranh tổng thể về kinh tế. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng cùng những thay đổi về sản xuất, các nguồn lực được phân bổ lại giữa các lĩnh vực và các quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc đã khiến hàng chục triệu người bị mất việc làm và buộc phải tìm công việc mới. Tăng trưởng thương mại của khu vực châu Á – Thái Bình Dương chậm lại sau nửa đầu năm 2018 và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này dự báo tiếp tục có xu hướng giảm trong năm 2019 sau khi đã giảm 4% trong năm 2018 (1). Tuy nhiên, triển vọng kết thúc đàm phán thỏa thuận thương mại lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 06 đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc có thể bù đắp phần lớn thiệt hại kinh tế do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc gây ra.

Với sự dịch chuyển sang nền kinh tế dịch vụ, các nước mới nổi và đang phát triển ở khu vực đang nằm trong danh sách các nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu với mức tăng trưởng dự báo vào khoảng 6,5% giai đoạn 2018 – 2019 và tiếp tục đóng góp hơn 50% tăng trưởng toàn cầu hằng năm. Các quốc gia đông dân nhất thế giới, như Trung Quốc, Ấn Độ đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Những thị trường tăng trưởng mới này là động lực cho các xu hướng lớn nhất trong công nghệ, thương mại và tài chính. Trong xu thế phát triển chung, châu Á – Thái Bình Dương hiện có vai trò và tác động tích cực cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu. Theo Công ty kiểm toán PwC, đến năm 2050, nền kinh tế Trung Quốc sẽ có trị giá 58.000 tỷ USD, Ấn Độ là 44.000 tỷ USD, Mỹ: 34.000 tỷ USD. Với lực lượng lao động lớn thứ 3 trên thế giới, 10 nước thành viên của ASEAN được dự báo sẽ là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, như chênh lệch giàu – nghèo khá cao, nhất là tại Trung Quốc và Ấn Độ; bẫy “thu nhập trung bình” sau một thời gian tăng trưởng nhanh bị chững lại, hoặc ngăn cản khả năng cải thiện nâng cao mức sống ngang bằng với các quốc gia phát triển; vấn đề cạnh tranh – ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đến tác động của xu thế bảo hộ thương mại đang trỗi dậy… buộc các nền kinh tế trong khu vực phải tìm ra lời giải cho bài toán này.

Quan hệ giữa các nước lớn ngày càng phức tạp

Trong năm 2018, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến sự đối đầu gay gắt trong cặp quan hệ Mỹ – Trung Quốc trên lĩnh vực thương mại mà đỉnh điểm là vào tháng 7-2018 với việc Mỹ chính thức áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc và nóng trở lại vào đầu tháng 12-2018 sau vụ nữ Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Huawei bị bắt tại Canada. Quan hệ Mỹ – Nga vẫn căng thẳng liên quan đến nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, như Mỹ cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, vụ điệp viên hai mang của Nga bị đầu độc tại Anh, Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)…; tuy nhiên, các quan chức cấp cao hai bên cho rằng mối quan hệ này vẫn có thể được cải thiện thông qua đối thoại để giải quyết các mâu thuẫn. Quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc được củng cố, thắt chặt hơn nữa trong cơ chế “Bộ tứ” được hình thành nhằm kiềm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nga – Trung Quốc ngày càng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược trên nhiều lĩnh vực nhằm đối phó với sức ép từ Mỹ trong bối cảnh Mỹ tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga và tăng thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2018…; song nhiều chuyên gia nhận định, mối quan hệ giữa hai cường quốc này thực chất là liên minh “bề nổi” do hai bên vẫn tồn tại nhiều vấn đề lịch sử cũng như căng thẳng trong việc cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực.

Video đang HOT

Biển Đông trong “bàn cờ” của các nước lớn

Tình hình Biển Đông đã chứng kiến những sắc thái mới trong năm 2018, đáng chú ý là sự đối đầu ngày càng quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như sự can dự của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa vấn đề Biển Đông thành một trong ba vấn đề mấu chốt của cuộc xung đột Mỹ – Trung Quốc bên cạnh vấn đề Đài Bắc Trung Hoa và đối đầu thương mại. Mỹ đã thể hiện lập trường hết sức mạnh mẽ của Mỹ ở Biển Đông với minh chứng là bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ trích Trung Quốc trực diện tại Viện Hudson diễn ra ở Thủ đô Washington…

Biển Đông cũng nằm ở trung tâm trong Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” mà Mỹ đã thúc đẩy trong năm 2018. Chiến lược do Mỹ khởi xướng đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các nước lớn trong khu vực và thế giới. Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Pháp, Anh đã công khai hoặc gián tiếp ủng hộ vai trò của Mỹ ở Biển Đông theo nhiều cách khác nhau, như điều tàu hải quân đi qua Biển Đông, điều máy bay tuần tra khu vực hay tham gia tập trận chung… Một số quốc gia thành viên ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông và ASEAN đang đàm phán với Trung Quốc về một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) để tránh xung đột và thúc đẩy hợp tác một cách hiệu quả, ASEAN đã trở thành diễn đàn thích hợp để Mỹ phát đi các thông điệp quan trọng về chính sách đối với vùng biển này.

Chính sách của Mỹ đối với Biển Đông nói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nước ASEAN. Các nhà phân tích cho rằng, ASEAN dường như đang tìm cách tận dụng sự hậu thuẫn của Mỹ và các cường quốc trên thế giới để đối trọng với sự lấn át của Trung Quốc, nhưng cũng muốn tránh rơi vào thế “kẹt” trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Kết quả của nỗ lực này ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào sự khéo léo của chính phủ các nước thành viên trong ASEAN.

Thúc đẩy xu thế liên kết kinh tế khu vực

Trong năm 2018, liên kết kinh tế – thương mại tiếp tục là xu hướng chủ đạo, được thúc đẩy mạnh mẽ, tạo nền tảng cho sự phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. ASEAN tiếp tục tự khẳng định như một thực thể quan trọng, tiếp tục được các nước lớn tranh thủ, gây ảnh hưởng và có khả năng phát huy vai trò trung tâm, kết nối các nền kinh tế trong cấu trúc khu vực đang định hình. Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) luôn khẳng định vị thế là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu khu vực. Năm APEC 2018 có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh khu vực tiếp tục thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập Diễn đàn vào năm 2019. Việt Nam cùng các nền kinh tế thành viên APEC tiếp tục chung tay vun đắp cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và phát triển bền vững.

Triển vọng năm 2019

Về kinh tế, có thể thấy căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc năm 2018 đã bắt đầu phá vỡ chuỗi cung ứng hiện tại và làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư, với bằng chứng là sự giảm tốc trong tăng trưởng thương mại sau nửa đầu năm 2018, được ghi nhận trong Báo cáo Đầu tư và Thương mại châu Á – Thái Bình Dương năm 2018 của Ủy ban Kinh tế – Xã hội châu Á – Thái Bình Dương Liên hợp quốc (ESCAP). Nếu căng thẳng kéo dài, tăng trưởng xuất khẩu từ mức gần 4% năm 2018 có thể giảm còn 2,3% năm 2019. Dòng vốn FDI vào khu vực dự kiến sẽ tiếp tục có xu hướng giảm trong năm 2019, sau khi giảm 4% trong năm 2018. Nếu cuộc chiến thuế quan leo thang và niềm tin của nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng giảm vào năm 2019, GDP toàn cầu có thể bị giảm gần 400 tỷ USD, GDP khu vực giảm 117 tỷ USD và gần 09 triệu người trong khu vực có thể bị mất việc làm. Tuy nhiên, ESCAP nhận định rằng, việc thực hiện các hiệp định thương mại lớn trong khu vực, như RCEP giữa ASEAN và 06 đối tác có thể bù đắp nhiều thiệt hại kinh tế do căng thẳng thương mại gây ra. ESCAP cũng ước tính nếu các hiệp ước như vậy có hiệu lực, có thể tăng xuất khẩu từ 1,3% lên 2,9% và thêm từ 3,5 triệu đến 12,5 triệu việc làm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hiện tại, các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tham gia nhiều thỏa thuận thương mại khác nhau ở cả cấp độ song phương và đa phương. Theo ESCAP, vì căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc dường như đang đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách thỏa thuận thương mại khu vực của mình. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc còn có thể tạo ra động lực mới cho các nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương để làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại nội địa cũng như đối với các nền kinh tế khác ngoài khu vực.

Về quan hệ an ninh – chính trị, những tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ D. Trump cho thấy, xử lý những thách thức đa chiều từ Trung Quốc vẫn là ưu tiên đối ngoại lớn nhất của Mỹ. Cùng với thời gian và đà trỗi dậy của Trung Quốc, so sánh lực lượng Mỹ – Trung Quốc ở khu vực sẽ tiếp tục có những thay đổi về chất theo hướng bất lợi cho Mỹ. Theo các chuyên gia, trong năm 2019, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ xảy ra một số kịch bản, như: 1- Vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, cùng tồn tại hòa bình; 2- Chiến tranh lạnh kiểu mới; 3- Mô hình G-2, Mỹ – Trung Quốc cùng quản lý khu vực; 4- Trật tự khu vực với sự nổi lên của Trung Quốc, Mỹ bị đẩy ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương, song đây là kịch bản ít có khả năng xảy ra nhất so với các kịch bản khác.

Nhìn tổng thể từ môi trường quốc tế, khu vực, mục tiêu, ý đồ chiến lược của mỗi nước, có thể thấy quan hệ Trung Quốc – Nga thời gian tới mặc dù có những thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trong năm 2019, về cơ bản mối quan hệ này vẫn duy trì trạng thái như hiện nay. Hai nước tiếp tục dựa vào nhau để chống lại ảnh hưởng của Mỹ, phương Tây; các mâu thuẫn, cạnh tranh chiến lược sẽ được hai bên kiềm chế, không đẩy thành đối kháng nhằm duy trì không gian hợp tác, phục vụ các tính toán chiến lược của mỗi bên.

Năm 2019, quan hệ Nga – Mỹ được dự báo sẽ có khởi đầu không thuận, với việc đầu tháng 02-2019, Mỹ đã chính thức rút khỏi INF – điều khiến Nga buộc phải đáp trả bằng việc hiện đại hóa kho vũ khí của mình. Những sự việc mang tính cạnh tranh và cọ xát giữa hai bên tương tự như năm 2018 có thể tiếp tục xảy ra trong năm 2019, song điều đó không đồng nghĩa với việc không còn hy vọng về khả năng “cài đặt lại” hoặc đưa quan hệ 2 nước trở về trạng thái “bình thường”.

Về “điểm nóng” khu vực, tình hình Biển Đông trong năm 2019 được dự báo vẫn phức tạp khi Trung Quốc nhiều khả năng tiếp tục có những động thái làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Bên cạnh đó, sau những đột phá ngoại giao chưa từng thấy trong năm 2018 với các cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Triều Tiên – Hàn Quốc và Triều Tiên – Mỹ, năm 2019 được đánh giá là năm thách thức trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Có thể thấy, sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ D. Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được tổ chức tại Hà Nội (tháng 02-2019), hồ sơ hạt nhân Triều Tiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố liên quan đến mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc – hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tóm lại, tình hình thế giới nói chung và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng do có quá nhiều biến động phức tạp, khó lường từ năm 2018 nên bước sang năm 2019, xu thế đó được dự báo sẽ còn tiếp diễn tại khu vực, do đó các nước trong khu vực sẽ phải thăm dò, hình thành lại nhiều mối quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bối cảnh đó đòi hỏi các nước trong khu vực tiếp tục nghiên cứu, đánh giá đúng và nắm rõ tình hình để đưa ra những chính sách và biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ tốt nhất và thúc đẩy các lợi ích quốc gia trong một môi trường khu vực không ngừng biến động./.

Theo TCCSĐT

Mỹ tính đặt căn cứ quân sự gần Biển Đông đối phó Trung Quốc

Một tướng cấp cao của Mỹ cho biết họ đã bắt đầu cân nhắc và bàn bạc tới khả năng đặt căn cứ quân sự gần khu vực Biển Đông do các hoạt động quân sự hóa và bành trướng của Trung Quốc tại đây.

Mỹ tính đặt căn cứ quân sự gần Biển Đông đối phó Trung Quốc - Hình 1

Đô đốc Philip Davidson (Ảnh: US Navy)

"Chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng tình hình Biển Đông đang thay đổi một cách nhanh chóng và chúng ta sẽ cần một cách tiếp cận mới. Điều này đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc với một vài địa điểm Mỹ chưa đặt căn cứ quân sự tại khu vực này. Chúng tôi đang bàn bạc với các đối tác và đồng minh về khả năng thiết lập những cơ sở này", Sputnik dẫn phát biểu của đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 12/2.

Ông Davidson nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không giữ lời hứa năm 2015 với cựu Tổng thống Barack Obama rằng Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa Biển Đông.

Từ đó tới nay, Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp các đảo nhân tạo, đưa tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa đất đối không và thiết bị tác chiến điện tử tới khu vực họ chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, theo ông Davidson.

Tướng Mỹ cho rằng hành động đưa khí tài và binh sĩ tới các thực thể ở Biển Đông cũng như việc Bắc Kinh tăng cường các hoạt động trên biển và trên không là bằng chứng cho thấy họ đang có mục tiêu quân sự tại khu vực này.

Mỹ và các đồng minh vẫn đang thực hiện các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và hàng không đúng với pháp luật quốc tế tại Biển Đông, cũng như phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại đây.

Hai tàu khu trục của Mỹ hôm 11/2 đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm trái phép để làm nhiệm vụ tuần tra.

Anh, đồng minh thân thiết của Mỹ, ngày 11/2 cho biết nước này có kế hoạch sẽ điều tàu sân bay 4 tỷ USD HMS Queen Elizabeth mang theo các máy bay chiến đấu F-35 của Anh và Mỹ tới Biển Đông để "nắn gân" Trung Quốc.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết Anh đang thực hiện các kế hoạch nhằm thiết lập 2 căn cứ quân sự mới tại Caribe và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để thúc đẩy ảnh hưởng quân sự sau khi Anh rời liên minh châu Âu.

Ông Williamson từ chối tiết lộ các vị trí căn cứ quân sự tiềm tàng mới, nhưng một nguồn tin thân cận với ông cho hay các căn cứ mới có thể được đặt tại Singapore hoặc Brunei ở Biển Đông, hoặc Montserrat hoặc Guyana tại Caribe trong vòng 2 năm.

Đức Hoàng

Theo Dantri/ Sputnik

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc
16:50:54 07/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024

Tin đang nóng

100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất
16:49:21 08/11/2024
Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Hiền Hồ bỏ về gấp sau khi bị hỏi chuyện cặp kè với đại gia tại sự kiện?
16:52:24 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Xác minh clip "Mẹ ơi, đừng đánh con!" gây phẫn nộ trên mạng xã hội
16:47:57 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Giúp việc đến làm ngày đầu tiên, chủ nhà mở camera giám sát lên và chứng kiến hành vi lạ
19:54:55 08/11/2024
Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếng
17:46:52 08/11/2024

Tin mới nhất

Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?

22:15:13 08/11/2024
Chiến thắng bầu cử của Donald Trump không chỉ là một sự kiện chính trị đơn thuần, mà còn là bước ngoặt lớn phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng của người dân Mỹ.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

22:12:39 08/11/2024
Cuộc Triển lãm Vũ trụ và Hàng không Quốc tế Trung Quốc kéo dài 6 ngày sẽ bắt đầu vào ngày 12.11 tại thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông, theo Reuters hôm nay 8.11.

Mẹ tỉ phú Musk bị cáo buộc phân biệt chủng tộc với phóng viên Mỹ gốc Việt

22:08:51 08/11/2024
Bà Maye Musk, người mẫu và là mẹ tỉ phú Elon Musk, đã bị cáo buộc phân biệt chủng tộc vì chỉ trích một phóng viên người Mỹ gốc Việt.

Nga ký nhiều thỏa thuận với Venezuela, ra cam kết về 'vũ khí tinh vi nhất'

22:04:47 08/11/2024
Nga và Venezuela ngày 7.11 đã ký nhiều thỏa thuận trong chuyến thăm Caracas của một quan chức cấp cao từ Điện Kremlin.

Chìm tàu gần đảo Jeju Hàn Quốc: 2 người thiệt mạng, 12 người mất tích

22:01:56 08/11/2024
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 12 người khác còn mất tích sau khi tàu cá chở 27 người bị chìm gần đảo Jeju của Hàn Quốc rạng sáng 8.11.

Israel mở rộng tấn công tại Gaza, Li Băng

21:59:18 08/11/2024
Israel mở rộng tấn công Hamas và Hezbollah, trong khi thảo luận với ông Donald Trump - tổng thống đắc cử của Mỹ, về mối đe dọa từ Iran.

Úc đề xuất cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

21:55:59 08/11/2024
Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày 7.11 cam kết sẽ cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội, cho rằng ảnh hưởng lan rộng của các nền tảng như Facebook và TikTok đang thực sự gây hại cho các trẻ em của chúng ta , theo AFP.

Đường về Nhà Trắng của ông Donald Trump

21:53:50 08/11/2024
Chiến thắng của ông Donald Trump trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ khép lại giai đoạn tranh cử đầy những biến động của ứng viên đảng Cộng hòa.

Nga kêu gọi chấp nhận thực tế tại Ukraine

21:48:19 08/11/2024
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu cho rằng tình hình vùng chiến sự tại Ukraine đang không có lợi cho Kyiv và phương Tây nên chấp nhận thực tế này để đàm phán chấm dứt xung đột.

Các công ty lớn bán thực phẩm kém lành mạnh ở những nước nghèo?

21:44:59 08/11/2024
Báo cáo của Sáng kiến Tiếp cận dinh dưỡng (ATNI), tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Lan, đánh giá các sản phẩm của 30 công ty lớn, trong đó có Nestle (Thụy Sĩ), PepsiCo (Mỹ) và Unilever (Anh).

Khách xếp hàng hứng nước từ điều hòa ở đền cổ vì tưởng nước thiêng

21:27:57 08/11/2024
Những tín đồ xếp hàng chờ uống nước nhỏ từ bức tượng voi trong đền Shri Banke Bihari ở thành phố Vrindavan (Ấn Độ) vì nghĩ đó là nước thiêng.

Đưa bệnh nhân ốm liệt giường từ bệnh viện tới ngân hàng để rút tiền

20:40:28 08/11/2024
Một sự vụ đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc liên quan tới việc người nhà bệnh nhân phải đưa người bệnh đang nằm trên giường cấp cứu tại bệnh viện tới ngân hàng mới rút được tiền.

Có thể bạn quan tâm

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"

Tv show

22:53:45 08/11/2024
Trấn Thành thấy thế liền can ngăn và nhắc đàn em: Bảo vệ cần đưa hai người này ra ngoài. Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa .

Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump

Sao âu mỹ

22:51:48 08/11/2024
Làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đến nỗi Cardi B phải nhanh chóng xóa video. Tuy nhiên, nữ rapper này không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào.

Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?

Sao việt

22:49:03 08/11/2024
Quang Minh có mối quan hệ thân thiết với gia đình của Tăng Khánh Chi. Thậm chí, anh còn thoải mái trêu ghẹo con riêng của bạn gái trong dịp sinh nhật vừa qua.

Những bộ phim làm nên tên tuổi của một trong những đạo diễn vĩ đại nhất lịch sử Hollywood - Ridley Scott

Hậu trường phim

22:33:16 08/11/2024
Từ khoa học viễn tưởng với Alien và Blade Runner đến sử thi lịch sử như Gladiator , cách kể chuyện độc đáo, quy mô lớn của nhà làm phim đã tạo nên phong cách không thể nhầm lẫn.

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Nagelsmann mắc sai lầm khó tin gọi ngôi sao tuyển Latvia vào đội tuyển Đức

Sao thể thao

21:00:59 08/11/2024
HLV trưởng đội tuyển Đức đã gây ra một vài bất ngờ với đội hình mới nhất của mình, đặc biệt là việc ông điền tên một cầu thủ quốc tế của Latvia vào danh sách các ngôi sao mà ông triệu tập

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.

Báo Anh: Gần 20% binh sĩ Ukraine đào ngũ tại tiền tuyến

20:33:58 08/11/2024
Truyền thông phương Tây cho biết tình trạng binh sĩ Ukraine tự động rời khỏi lực lượng mà không báo cáo trên tiền tuyến (AWOL) đang khiến Kiev đối mặt với thách thức.