Cục điện ảnh Hoa Ngữ hoãn chiếu toàn bộ phim cổ trang và thần tượng, netizen ai nấy đều khóc tức tưởi vì lỡ hẹn “idol”
Cả nhà ơi ra mà xem Cục lại bắt đầu siết phim cổ trang và phim thần tượng rồi đây này.
Tháng 7 vừa qua, các mọt phim ngập trong bể đường mật từ hàng loạt các bộ phim ngọt ngào, cổ trang có, hiện đại có, đến mức ai nấy đều cho rằng, tháng 7 chính là cuộc “đại chiến phim hè” không hồi kết. Hàng loạt các bộ phim kéo theo hàng loạt các diễn viên nổi lên như diều gặp gió: Lý Hiện – Dương Tử trong Cá Mực Hầm Mật, Tiêu Chiến – Vương Nhất Bác trong Trần Tình Lệnh, Dịch Dương Thiên Tỉ trong Trường An 12 Canh Giờ, Lưu Hạo Nhiên – Tống Tổ Nhi trong Cửu Châu Phiêu Miểu Lục, Nghê Ni – Trương Chấn trong Thần Tịch Duyên, Đường Yên – Đậu Kiêu trong Thời Gian Đều Biết,…đến gần cuối tháng Dương Dương cũng bất ngờ “đánh úp” tham gia “đại chiến” cùng Toàn Chức Cao Thủ.
Hầu hết các bộ phim này đều trong tình trạng “đánh úp” khán giả bằng những màn mở đầu đẹp mắt, hứa hẹn một cuộc chiến cam go khốc liệt.
Cá Mực Hầm Mật siêu cấp ngọt ngào, thường xuyên xuất hiện trên mọi diễn đàn thảo luận phim
Trường An 12 Canh Giờ với cậu bé mang trên vai sức nặng cả thành Trường An
Trần Tình Lệnh – “tình huynh đệ” thắm thiết khiến ai nấy ghen tị
Thần Tịch Duyên có tiên nữ rừng đào ngọt ngào
Dương Dương mang theo cả dàn trai đẹp trở lại đường đua phim hè
Cứ ngỡ rằng, trận chiến mùa hè sẽ còn tiếp diễn dài dài với hàng loạt các bộ phim hấp dẫn chuẩn bị lên sóng. Ai dè, người tính không bằng trời tính. Cục Phát thanh và Truyền hình xứ Trung đã đưa ra thông báo mới về các bộ phim cổ trang và thần tượng mang tính giải trí cao. Theo như những những gì được đăng tải trên mạng, Tổng cục sẽ thực hiện kế hoạch phát sóng trong 100 ngày của các phim truyền hình quan trọng vào tháng 8 nhằm kỷ niệm ngày trọng đại sắp diễn ra.
Video đang HOT
Thông báo “sét đánh ngang tai” từ Cục Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc đến các mọt phim.
Trong đó, Cục sẽ chọn ra 86 tác phẩm cho tất cả các đài truyền hình của từng cấp bậc trong cả nước, đặc biệt là các kênh truyền hình vệ tinh của tỉnh. Thông báo cũng chỉ rõ, không được phát sóng những bộ phim cổ trang, phim thần tượng mang tính giải trí cao đề đảm bảo rằng các tác phẩm công chiếu sẽ hòa chung vào không khí của cả nước. Như vậy, bắt đầu từ tháng 8, các phim truyền hình cổ trang và phim thần tượng sẽ ngừng phát sóng mà chưa có dấu hiệu của sự trở lại.
Nghe tin “sét đánh ngang tai” mọt phim chắc cũng đau lòng trải qua 4 trạng thái “nước mắt tuôn rơi”:
Khóc nghẹn ngào như Lý Hiện
Nước mắt tuôn rơi thầm lặng như Tiêu Chiến
Cố tỏ ra là mình ổn nhưng sâu bên trong nước mắt là biển rộng
Cố gắng gượng chấp nhận tin gây sốc này
Ngay sau khi thông báo được phát hành, rất nhiều bình luận trái chiều đã được để lại. Người thì một mực phản đối, người lại cho rằng có thể xem phim trên internet, người tôn trọng quyết định của Cục, người lại thẳng thắn phê phán các phim hiện tại, các diễn viên đều diễn không đạt, không thể coi đó là phim truyền hình được, bỏ cũng đúng.
“Ý định ban đầu của TV không phải là để giải trí hay sao? Giờ lại cấm TV giải trí?”
“Điều này đồng nghĩa với việc tôi sẽ phải đưa điều khiển TV cho ba mẹ tôi”
“Dừng phát sóng chứ đâu phải không được phát sóng đâu. Tỉnh táo lên các chế, chúng ta có Youku, Tencent, iQIYI, Mango nè, thiếu gì mạng đâu.”
“Người ta có quyền đi theo bước chân của quê hương mà không cần có lý do hay phải giải thích, chỉ là ngừng phát sóng phim cổ trang và phim thần tượng trong vài tháng trên đài truyền hình. Thật hợp lý khi đối xử tôn trọng với món quà mà thế hệ trước đã ban tặng”.
“Một số phim sướt mướt và xem phim không cần dùng não không được phát sóng? Chớp mắt là buồn tẻ, ánh mắt đờ đẫn, toàn dựa vào lồng tiếng còn gọi là diễn viên làm gì vậy, đây vốn dĩ không được xem là phim truyền hình”.
Tuy nhiên, trong thông báo chỉ nói đến các đài vệ tinh mà không nhắc đến các trang mạng trực tuyến. Vì vậy, hy vọng rằng những bộ phim cổ trang và thần tượng cũng vẫn được trình chiếu trên mạng, nhằm phục vụ nhu cầu của khán giả.
Theo trí thức trẻ
Những bộ phim truyền hình Trung Quốc được đầu tư hàng nghìn tỷ
"Cửu châu phiêu miểu lục", "Trường An 12 canh giờ"... là những tác phẩm truyền hình gây ấn tượng với kinh phí sản xuất cao ngất ngưởng.
Trường An 12 canh giờ - 600 triệu NDT (khoảng 87 triệu USD): Lấy bối cảnh thời nhà Đường, phim là câu chuyện về hành trình tử tù Trương Tiểu Kính và thái tử Lý Tất giải cứu thành Trường An đang gặp nguy hiểm trong vòng 12 canh giờ. Tác phẩm này có sự tham gia của dàn sao thực lực gồm Lôi Giai Âm, Triệu Hựu Đình, Trương Nhất Sơn, Hoàng Hiên và đặc biệt là tài năng trẻ Dịch Dương Thiên Tỉ. Trường An 12 canh giờ được đầu tư mạnh với ngân sách lên tới 600 triệu NDT (khoảng 2.000 tỷ đồng). Nhà sản xuất đã huy động gần 30.000 diễn viên và mất 7 tháng ròng rã để hoàn thành dự án "khủng" trên. Nhờ sự đầu tư hoành tráng và kỹ lưỡng về hình ảnh, nội dung lẫn diễn xuất của dàn diễn viên, Trường An 12 canh giờ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo khán giả.
Cửu châu phiêu miểu lục - 500 triệu NDT (khoảng 73 triệu USD): Phim được đầu tư 500 triệu NDT (gần 1.700 tỷ đồng) và mất 2 năm 9 tháng để hoàn thành. Cửu châu phiêu miểu lụclấy đề tài giả tưởng về thế giới Cửu Châu, xoay quanh quá trình trưởng thành của các nhân vật chính Lữ Quy Trần, Cơ Dã, Vũ Nhiên. Phim có sự góp mặt của dàn diễn viên nổi tiếng gồm Lưu Hạo Nhiên, Tống Tổ Nhi, Lý Quang Khiết, Hứa Tịnh... Cửu châu phiêu miểu lục có số phận lận đận khi đột ngột bị hoãn chiếu 20 phút trước giờ phát sóng vào hồi đầu tháng 6. Nhiều khán giả cho rằng nguyên nhân của sự việc trên là do chính sách siết chặt các bộ phim thuộc thể loại cổ trang giả tưởng của Trung Quốc. Trải qua một thời gian bị "đắp chiếu", Cửu châu phiêu miểu lục cuối cùng cũng lên sóng vào ngày 20/7 vừa qua.
Thắng thiên hạ - 500 triệu NDT (khoảng 73 triệu USD): Tác phẩm cổ trang này xoay quanh cuộc đời nàng Ba Thanh - một góa phụ bị cuốn vào vòng xoáy chính trị dưới triều đại Tần Thủy Hoàng. Thắng thiên hạ quy tụ dàn diễn viên "khủng" gồm Phạm Băng Băng, Cao Vân Tường, Nghiêm Khoan, Mã Tô, Trương Quốc Lập, Quách Phẩm Siêu... Bộ phim được đầu tư một số tiền lớn lên đến 500 triệu NDT. Tuy nhiên, Thắng thiên hạ lại phải chịu cảnh bị xếp kho từ năm 2017 bởi nội dung phim xuyên tạc lịch sử và loạt scandal động trời của dàn diễn viên. Nam chính Cao Vân Tường vướng vào tù tội vì bê bối cưỡng bức tập thể tại Úc. Trong khi đó, Phạm Băng Băng bị điều tra vì tội trốn thuế. Sau 2 năm, số phận của dự án này vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải.
Hậu cung Như Ý truyện - 400 triệu NDT (khoảng 58 triệu USD): Được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Lưu Liễm Tử, tác phẩm cung đấu nàyđã khiến nhiều khán giả trầm trồ vì sự công phu trong quá trình quay dựng. Như Ý truyện kể về cuộc đời của Kế Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị dưới thời vua Càn Long cùng những âm mưu tranh giành quyền lực chốn hậu cung. Phim có sự tham gia của dàn sao đình đám như Châu Tấn, Hoắc Kiến Hoa, Đổng Khiết, Trương Quân Ninh, Lý Thuần... Không chỉ chăm chút kỹ lưỡng cho trang phục, bối cảnh, Hậu cung Như Ý truyện còn phục dựng lại những lễ nghi trong cung cấm nhà Thanh một cách hoành tráng và tỉ mỉ. 400 triệu NDT (hơn 1.300 tỷ đồng) là kinh phí dùng để hoàn thành siêu phẩm cung đấu trên.
Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn - 400 triệu NDT (khoảng 58 triệu USD): Từ khâu chuẩn bị và nghiên cứu kịch bản cho đến ngày đóng máy, nhà sản xuất Năm ấy hoa nở trăng vừa trònđã mất tổng cộng 6 năm. Không chỉ tiêu tốn nhiều thời gian, bộ phim còn "ngốn" một khoản phí khổng lồ lên tới 400 triệu NDT. Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn dựa theo câu chuyện có thật về một gia tộc giàu có tại huyện Kính Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Phim tái hiện cuộc đời thăng trầm của nữ thương nhân giàu có nhất Thiểm Tây giai đoạn cuối đời nhà Thanh, tên Châu Doanh. Từ một thiếu nữ giang hồ, trải qua nhiều sóng gió, Châu Doanh dần trở thành một nhân tài kiệt xuất trong kinh doanh. Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn có sự tham gia của Tôn Lệ, Trần Hiểu, Hà Nhuận Đông, Hồ Hạnh Nhi...
Tam sinh tam thế thập lý đào hoa - 300 triệu NDT (khoảng 43 triệu USD): Đây là bộ phim ngôn tình huyền huyễn được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Đường Thất Công Tử. Tam sinh tam thế thập lý đào hoa quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng gồm Dương Mịch, Triệu Hựu Đình, Địch Lệ Nhiệt Ba, Trương Bân Bân... Phim là câu chuyện tình yêu vừa ngọt ngào vừa đau khổ giữa Thượng thần Bạch Thiển và Thái tử Cửu Trùng Thiên Dạ Hoa. Siêu phẩm truyền hình này được đầu tư hoành tráng về bối cảnh, trang phục, kỹ xảo với kinh phí lên tới 300 triệu NDT (hơn 1.013 tỷ đồng). Chi phí trung bình để sản xuất một tập phim của Tam sinh tam thế thập lý đào hoa là 5 triệu NDT. Qua 58 tập, phim tiêu tốn ngót nghét 290 triệu NDT, chưa kể chi phí quảng bá, tuyên truyền "ngốn" khoảng 10 triệu NDT.
Võ Mỵ Nương truyền kỳ - 300 triệu NDT (khoảng 43 triệu USD): Có kinh phí đầu tư lên đến 300 triệu NDT, Võ Mỵ Nương truyền kỳ khởi quay vào ngày 28/12/2013 tại phim trường Vô Tích (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc), kéo dài suốt 8 tháng. Lấy bối cảnh thời Đường, phim kể về cuộc đời của Võ Mỵ Nương từ lúc còn là một tài nhân nhỏ bé cho đến khi trở thành người đàn bà quyền lực nhất nhì lịch sử Trung Quốc. Nguồn vốn "khủng" của phim phần lớn dùng để chi cho dàn diễn viên đình đám gồm Phạm Băng Băng, Lý Thần, Lý Trị Đình, Trương Hinh Dư, Châu Hải My... Ngoài ra, nhà sản xuất Võ Mỵ Nương truyền kỳ cũng mạnh tay đầu tư cho bối cảnh, trang phục. Chỉ riêng trang phục của nhân vật Võ Mỵ Nương đã lên đến hơn 260 bộ. Trang phục của tất cả diễn viên trong phim tổng cộng khoảng hơn 3.000 bộ.
Hỏa vương - 300 triệu NDT (khoảng 43 triệu USD): Đây là tác phẩm được đầu tư lớn nhưng lại chịu thất bại về danh tiếng cũng như lượt xem. Hỏa Vương khắc họa mối tình xuyên suốt 3 kiếp của Hỏa thần Trọng Thiên (Trần Bách Lâm) và Phong Thần Thiên My (Cảnh Điềm). Bộ phim được chia làm hai phần. Phần đầu là bản cổ trang Hỏa vương chi phá hiểu chi chiến và phần 2 là bản hiện đại với tên gọi Hỏa vương chi thiên lý đồng phong. Trước khi phát sóng, khán giả rất trông đợi vào chuyện tình kéo dài qua 3 kiếp của Hỏa Vương, bởi có phần giống với Tam sinh tam thế thập lý đào hoa. Tuy nhiên, tác phẩm này lại bị chê bai dữ dội. Lý giải nguyên nhân thất bại của phim, trang Sina cho rằng không chỉ do diễn xuất của dàn diễn viên mà còn bởi kỹ xảo thiếu chỉn chu và nội dung lộn xộn.
Theo zing.vn
Lệnh mới của Tổng cục đối với phim cổ trang khiến 'Đông cung' bị cắt cảnh không thương tiếc, 'Trường An 12 canh giờ' bị ảnh hưởng lịch chiếu Tổng cục lại ra lệnh mới đối với những bộ phim đề tài cổ trang, xuyên không... vấp phải sự chỉ trích của cư dân mạng. Phim cổ trang cung đấu, xuyên không... được xem là một trong những đề tài yêu thích của mọt phim Hoa ngữ hiện nay, những thể loại này luôn có một chỗ đứng nhất định trong thị...