Cục Đăng kiểm: Cơ sở nào “khai tử” 2,5 triệu xe máy?
TP Hà Nội đang tìm giải pháp thu hồi 2,5 triệu xe máy hoạt động từ trước năm 2000 đến nay, những xe này được cho là đã quá đát, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết hiện chưa có quy định về niên hạn sử dụng xe máy và môi trường nên sẽ khó thu hồi.
Cuối tuần trước, lãnh đạo TP Hà Nội đưa ra thông tin về nguồn ô nhiễm không khí ở Hà Nội có liên quan đến xả thái của xe máy và ô tô. Với thống kê có 2,5 triệu xe máy quá đát, (trước năm 2000), TP Hà Nội đang xem xét, cố gắng trình HĐND thành phố chương trình liên quan đến hạn chế xe máy vào kỳ họp tháng 6 tới, sau đó sẽ trình Chính phủ. Cùng đó, phải có biện pháp thu hồi các xe ô tô, xe máy quá đát.
Trao đổi với PV Dân trí về vấn đề này, lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, hiện nay Việt Nam trong Luật Giao thông đường bộ chưa quy định về niên hạn sử dụng xe máy, cũng chưa có quy định về kiểm tra môi trường từ khí thải xe máy, vì thế thống kê 2,5 triệu xe máy quá đát không rõ dựa trên cơ sở nào.
“Xe như thế nào gọi là quá đát? Nghe qua con số 2,5 triệu xe máy quá đát mà Hà Nội đưa ra chúng tôi hơi giật mình, bởi chưa có quy định niên hạn sử dụng xe máy để tính toán, chưa có quy định về kiểm tra khí thải trong môi trường do tác động từ xe máy để đánh giá tác động. Vì thế, có thể việc thu hồi sẽ rất khó khăn” – lãnh đạo Cục Đăng kiểm cho hay.
Hà Nội cho rằng những xe máy sử dụng trước năm 2000 là “quá đát”? (ảnh: Nguyễn Dương)
Trước đó, năm 2012, UBND TPHCM đã chủ trương quy định niên hạn lưu hành đối với xe máy nhằm giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường để trình Chính phủ xem xét. Đối tượng phương tiện nằm trong quy chế bao gồm xe gắn máy, xe mô tô hai-ba bánh và cả xe điện. Tuy nhiên, khi chủ trương này mới đang “lên khuôn” thì đã có nhiều ý kiến “chấm điểm” đúng sai và phải dừng lại.
Nhiều ý kiến cho rằng, nhận định xe cũ, xe quá niên hạn lưu hành là “tội đồ” gây tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường là không thoả đáng, là xe cũ hay xe mới đều phải đối xử công bằng như nhau. Nhiều nước trên thế giới vẫn cho sử dụng và lưu hành đối với những xe được sản xuất cách nay tới 30-40 năm vì xe vẫn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Đề án 7 năm vẫn nằm trên… giấy!
Được biết, từ năm 2010, Chính phủ đã phê duyệt Đề án kiểm soát khí thải đối với mô tô, xe gắn máy, nhưng cho tới nay đề án máy được xây dựng khá lâu nhưng chưa được thực hiện.
Video đang HOT
Nói về Đề án này, lãnh đạo Cục Đăng kiểm cho biết: Đề án kiểm soát khí thải đối với mô tô, xe gắn máy được Thủ tướng Chính phủ duyệt từ năm 2010, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã nghiên cứu, thử nghiệm, tiến hành các công việc chuẩn bị. Tuy nhiên, đây là một Đề án lớn mang tính xã hội phức tạp. Các tổ chức, cá nhân đều thống nhất chủ trương phải kiểm soát khí thải đối với mô tô, xe gắn máy, nhưng chưa thống nhất được phương án, lộ trình triển khai cụ thể.
Nhiều người dân nghèo, lao động thu nhập thấp đang sử dụng xe máy cũ để mưu sinh (ảnh minh hoạ)
“Đề án này có tác động rất lớn đến xã hội, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp phải sử dụng sử dụng xe máy cũ, xe có chất lượng thấp. Trong khi giao thông công cộng chưa đáp ứng được thì số lượng xe mô tô, xe gắn máy tiếp tục tăng lên nhanh chóng, càng gây khó khăn cho công tác triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, việc quy định về kiểm soát khí thải ô tô, xe gắn máy cũng chưa được quy định bắt buộc trong Luật Giao thông đường bộ” – lãnh đạo Cục Đăng kiểm thông tin.
Cũng theo lãnh đạo Cục Đăng kiểm, do tính phức tạp nên Đề án nói trên cần tiếp tục nghiên cứu khả thi quy định về áp dụng tiêu chuẩn khi thải và kiểm định khí thải đổi với xe mô tô, xe gắn máy trong quá trình xâ dựng Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Giao thông đường bộ. Trên cơ sở quy định của Luật, Bộ Giao thông vận tải sẽ xây dựng lộ trình khí khải xe mô tô, xe gắn máy để triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước, dự kiến sẽ nghiên cứu sửa đổi bổ sung vào năm 2018.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
'Khai tử' 2,5 triệu xe máy: Dân nghèo nghe thấy đã lo
Hà Nội đang tìm các biện pháp thu hồi khoảng 2,5 triệu xe máy cũ sử dụng lâu năm, đang phát thải ra môi trường nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm nặng nề. Nhưng, việc làm này liệu có khả thi?
Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 6 triệu xe máy và gần 1 triệu ô tô các loại đang lưu hành. Trong đó có 2,5 triệu xe máy đã sử dụng lâu năm, nhiều xe sản xuất từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng giờ vẫn tham gia giao thông. Tuy nhiên, việc thu hồi này có thể ảnh hưởng đến lợi ích bao gồm tài sản, phương tiên và kế sinh nhai của nhiều người nghèo. Vì thế cần giải thích rõ để người dân hiểu rõ và đồng thuận.
Gây ô nhiễm nặng nề
Ô tô và xe máy do sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu nên đều phát thải độc hại cho môi trường. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, khí thải xe máy gây ô nhiễm trầm trọng và nguy hiểm hơn cho sức khỏe con người.
Nghe tin &'khai tử' 2,5 triệu xe máy dân nghèo thấy đã lo
Theo số liệu khảo sát của Đại học Bách khoa TP.HCM, tại một số tuyến đường như An Sương - Cộng Hòa - Bến Bạch Đằng (TP.HCM), lượng tiêu hao nhiên liệu xe máy so với xe buýt (tính theo hành khách/km) cao hơn 92 lần. Lượng chất thải trung bình, cũng cao hơn xe con tới gần 4 lần và cao hơn xe buýt tới gần 40 lần.
Ông Nguyễn Minh Đồng, Giám đốc Công ty tư vấn công nghệ ô tô Đức - Việt, cho biết, một chiếc xe máy động cơ 100cc, tiêu chuẩn Euro 2 thải ra lượng khí thải độc hại cao gấp hàng trăm chiếc ô tô có động cơ 1.800cc, tiêu chuẩn Euro 5.
Đốt cháy nhiên liệu chính là quá trình phân giải các chất hữu cơ. Quá trình này ở xăng, dầu cho ra rất nhiều loại tạp chất khác nhau. Thành phần khí thải này lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng động cơ. Động cơ càng cũ, công nghệ càng lạc hậu, thì việc đốt cháy triệt để nhiên liệu càng bị giảm đi, khí thải độc hại vì thế càng nhiều.
Các nhà khoa học Nhật Bản ở Đại học Kanazawa đã đưa ra kết luận, xe máy do sử dụng công nghệ thấp nên khả năng đốt cháy nhiên liệu không hết, thải ra ngoài môi trường gấp nhiều lần ô tô. Phần lớn khí thải độc hại là các hydrocarbon, tác động xấu tới sức khỏe con người.Việc hít khí thải động cơ khi tham gia giao thông, có thể là mầm mống dẫn đến những nguy cơ ung thư mà ít người lường được.
Bên cạnh đó, xe máy cũ cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn giao thông. Kết quả nghiên cứu năm 2015 của UB ATGT cho thấy có mối liên hệ giữa số vụ tai nạn và tuổi đời phương tiện. Xe mới từ 1-5 năm, có mức độ tai nạn ít nghiêm trọng hơn, so với xe sử dụng từ 6-10 năm.
Tuy nhiên, trong khi ô tô lưu hành phải kiểm tra định kỳ tại các trung tâm đăng kiểm thì xe máy, ngoài việc đăng ký và được cấp biển số, đến nay vẫn chưa phải chịu bất kỳ hình thức kiểm soát nào.
Thu hồi bằng cách nào?
Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, theo Quyết định số 16 ban hành ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, từ 1/1/2018, xe mô tô, xe gắn máy và ô tô các loại hết niên hạn sử dụng sẽ bị thu hồi.
Song, hiện nay, Nhà nước mới chỉ có quy định niên hạn với xe tải (lưu hành không quá 25 năm) và xe chở khách (lưu hành không quá 20 năm). Vì vậy, từ 1/1/2018, việc thu hồi các xe quá niên hạn sử dụng, chỉ áp dụng được với xe tải, xe khách. Với ô tô con và xe máy, đến nay vẫn chưa có quy định về niên hạn, nên chưa thể thu hồi.
Xe máy càng cũ, khí thải phát ra càng độc hại
Theo ý kiến các chuyên gia, thời gian tới, nếu TP. Hà Nội muốn thu hồi cả ô tô con và xe máy quá hạn, thì cần xây dựng cơ sở pháp lý có tính khả thi; căn cứ vào đó, ban hành quy định về niên hạn sử dụng đối với các phương tiện này.
Nhưng điều này cũng rất khó khăn. Ô tô con tuy không bị quy định niên hạn, nhưng phải thực hiện đăng kiểm định kỳ. Xe đạt chuẩn sẽ được cấp giấy chứng nhận và dán tem, xe không đạt chuẩn phải được bảo dưỡng, sửa chữa hoặc nâng cấp.
Vấn đề khó nhất vẫn là với xe máy. Xe máy vẫn là phương tiện lưu thông chính của người Hà Nội. Trong đó, đa số xe máy cũ, sử dụng lâu năm thuộc về người dân có mức thu nhập trung bình và thấp. Hơn nữa, tại Hà Nội, vận tải công cộng vẫn chưa phát triển (hiện vẫn chỉ có xe buýt), nên chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Nếu quy định niên hạn và thu hồi, sẽ có hàng triệu xe máy bị loại bỏ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhiều gia đình.
Hơn 10 năm về trước, Bộ GTVT từng đề xuất quy định niên hạn sử dụng đối với xe máy là 8 năm hoặc 100.000 km, tuy nhiên đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối, cho rằng như vậy sẽ tác động đến đa số người nghèo. Vì vậy, vấn đề này đến nay vẫn đang được... tiếp tục nghiên cứu.
Một số ý kiến cho rằng, chỉ nên quy định tiêu chuẩn khí thải và thu phí khí thải. Xe càng cũ thu phí khí thải càng cao để hạn chế người dân sử dụng, giống như nhiều nước trên thế giới đang áp dụng...
Tuy nhiên, vấn đề này cũng rất khó thực hiện. Từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy, nhưng do đây là vấn đề xã hội lớn, liên quan đến hàng chục triệu người dân, trong khi cơ sở pháp lý chưa đầy đủ nên vẫn chưa thể triển khai.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc thu hồi xe máy, ô tô con sử dụng lâu năm, nếu chưa có quy định về niên hạn, chỉ có thể thực hiện theo cách, thành phố trích ngân sách, mua lại những chiếc xe cũ, với giá hợp lý. Hoặc kết hợp với các DN sản xuất xe máy, thực hiện chương trình đổi xe cũ lấy xe mới, trong đó có hỗ trợ tài chính cho người dân. Người dân nhận thấy lợi ích sẽ sẵn sàng thực hiện và nhiều xe cũ sẽ bị thu hồi, loại bỏ. Tuy nhiên, đây là giải pháp khá tốn kém, nếu không quản lý chặt, dễ bị lợi dụng để trục lợi.
(Theo Vietnamnet)
Trạm đăng kiểm được giám sát bằng camera Camera tại các trạm được kết nối trực tiếp với Cục Đăng kiểm (Bộ Giao thông Vận tải) để hỗ trợ việc giám sát công tác đăng kiểm, phát hiện hành vi tiêu cực của đăng kiểm viên nếu có. Ngày 17/1, ông Ngô Hồng Hệ, Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm) cho biết, cơ quan này đang yêu...