Cục CSGT lên tiếng về việc “núp” bắn tốc độ
Đại diện Cục CSGT cho biết, việc cảnh sát hóa trang bắn tốc độ không chỉ Việt Nam mà nhiều nước phát triển cũng áp dụng.
Đại diện Cục CSGT cho rằng, việc giám sát tốc độ để đảm bảo an toàn giao thông là cần thiết, để người tham gia giao thông tuân thủ quy định giới hạn tốc độ khi lưu thông trên đường
Vừa qua, trả lời thắc mắc của cử tri tỉnh An Giang về việc, CSGT thường xuyên nấp trong các bụi cây để bắn tốc độ phương tiện tham gia giao thông. Cử tri cho rằng, việc thi hành công vụ thì phải công khai, minh bạch.
Trả lời ý kiến của cử tri, Bộ Công an khẳng định, “việc kết hợp giữa hình thức đo tốc độ công khai và bí mật là xuất phát từ đòi hỏi của tình hình thực tế”.
Bộ Công an cũng cho biết, việc chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông. Việc lực lượng cảnh sát giao thông đo tốc độ các phương tiện tham gia giao thông, kịp thời phát hiện, xử lý những người lái xe chạy quá tốc độ nhằm hạn chế tai nạn giao thông là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế nhiều lái xe tìm cách đối phó với việc đo tốc độ công khai.
Video đang HOT
Trao đổi với PV về việc CSGT “núp” bắn tốc độ, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền – Cục CSGT (C67 – Bộ Công an) cho biết, việc giám sát tốc độ của lực lượng CSGT là cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông.
Theo Thượng tá Nhật, vi phạm về tốc độ là vi phạm nguy hiểm, một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Hơn nữa, theo Thông tư 91 của Bộ Giao thông vận tải, tốc độ các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đã được nâng lên cả trong đô thị và trên quốc lộ. Đặc biệt, trên cao tốc, tốc độ cho phép các phương tiện di chuyển cao hơn nhiều.
“Tốc độ cho phép đã cao, các phương tiện còn vi phạm thì rất nguy hiểm, nguy cơ tai nạn giao thông sẽ rất cao. Ví dụ, ở một số thành phố sau khi nâng tốc độ các phương tiện, tỷ lệ tai nạn đã tăng lên.
Vì vậy, việc giám sát tốc độ để đảm bảo an toàn giao thông là cần thiết, để người tham gia giao thông tuân thủ quy định giới hạn tốc độ khi lưu thông trên đường”, Thương tá Nhật nói.
Theo Thượng tá Nhật, nội dung chính của Tuần lễ an toàn giao thông do Ủy ban An toàn giao thông tổ chức trong thời gian tới sẽ là “hạn chế vi phạm tốc độ”.
Về việc hóa trang bắn tốc độ, Thượng tá Nhật cho biết, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước phát triển cũng áp dụng biện pháp nghiệp vụ này.
“Các nước phát triển như Singapore, Mỹ, Úc cảnh sát cũng núp bắn tốc độ. Ngay ở Singapore, họ núp trên cầu vượt bắn tốc độ ở dưới.
Ở nước hiện đại, ngoài việc bắn tốc độ bằng hệ thống bằng thiết bị kỹ thuật, ở những đoạn đường nguy hiểm, cần giám sát tốc độ cao họ vẫn bố trí lực lượng hóa trang bắn tốc độ”, Thượng tá Nhật cho biết.
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
Bộ Công an nói gì về việc CSGT "núp" để bắn tốc độ?
Nhiều ý kiến không đồng tình việc CSGT thường xuyên đứng ở vị trí khuất để bắn tốc độ các phương tiện tham gia giao thông.
Vừa qua, cử tri An Giang đã gửi ý kiến tới Bộ Công an liên quan đến công tác xử lý vi phạm của lực lượng CSGT. Cụ thể, cử tri không đồng tình việc CSGT thường xuyên đứng ở vị trí khuất để bắn tốc độ phương tiện tham gia giao thông. Việc thi hành công vụ thì cần phải thực hiện một cách công khai, minh bạch.
Bộ Công an khẳng định việc CSGT hóa trang để bắn tốc độ các phương tiện giao thông là cần thiết. Ảnh: TUYẾN PHAN
Trả lời về vấn đề này, Bộ Công an khẳng định việc CSGT "núp" để bắn tốc độ đối với các phương tiện vi phạm là cần thiết.
Theo đó, thực tế cho thấy chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ TNGT. Việc lực lượng CSGT đo tốc độ các phương tiện tham gia giao thông, kịp thời phát hiện, xử lý những người lái xe chạy quá tốc độ nhằm hạn chế TNGT là rất cần thiết.
Tuy nhiên, nhiều lái xe đã tìm cách đối phó với việc đo tốc độ công khai, như: đang chạy với tốc độ cao, khi phát hiện các trạm, chốt của CSGT sẽ giảm tốc độ hoặc né tránh; người lái xe bị xử phạt thông báo cho người lái xe đang tham gia giao thông khác biết để né tránh, gây khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng CSGT...
Chính vì vậy, việc kết hợp giữa hình thức đo tốc độ công khai và bí mật là xuất phát từ đòi hỏi của tình hình thực tế. Khoản 1, Điều 9 Thông tư 01/2016 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT quy định: "Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông".
Từ những cơ sở trên, Bộ Công an khẳng định việc lực lượng CSGT kết hợp biện pháp công khai với bí mật (hóa trang) để đo tốc độ là cần thiết, xuất phát từ thực tiễn công tác và đúng quy định của pháp luật.
Theo Tuyến Phan (Pháp Luật TPHCM)
Cảnh sát giao thông bị tài xế đánh vào mặt khi đang bắn tốc độ Đỗ xe bán tải cạnh cảnh sát đang làm nhiệm vụ, Tuân lăng mạ, đánh vào mặt anh này rồi bỏ đi. Tuân tại cơ quan điều tra. Ảnh: Tr.T Ngày 3/1, Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khởi tố, tạm giam Hồ Minh Tuân (36 tuổi) để làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ. Nhà chức trách cáo...