Cục Chăn nuôi lí giải vì sao giá gà nhập khẩu “rất rẻ”
“Đối với các nước khác, thịt đùi gà không phải là thịt chính, vì họ chỉ ăn thịt ức gà nên giá thịt đùi gà nhập về rất rẻ. Thực tế lượng thịt gà nhập khẩu từ đầu năm đến nay có tăng nhưng chủ yếu là đùi gà và sản phẩm phụ, không ảnh hưởng đến giá gà trong nước”, ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho hay.
Ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ngoài nhập khẩu một số sản phẩm gia cầm, Việt Nam cũng đã xuất khẩu thịt gà đi Nhật Bản.
Theo ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, hiện nay việc nhập khẩu các sản phẩm thịt gà hầu như không ảnh hưởng đến giá gà trong nước. Năm 2019, chúng ta nhập khoảng 144.000 tấn thịt gia cầm, trong 3 tháng đầu năm nhập khoảng 40.000 tấn, tăng khoảng 36% so với cùng kì.
Mặt hàng thịt gà nhập khẩu chủ yếu là thịt đùi gà, còn cơ bản là các sản phẩm phụ như cánh gà, chân gà…
Ông Trọng nhấn mạnh: “Đối với các nước khác, thịt đùi gà không phải là thịt chính, vì họ chỉ ăn thịt ức gà nên các sản phẩm còn lại có giá rất rẻ. Thực tế là giá thịt đùi gà các doanh nghiệp nhập về rất rẻ, tương đương với giá gà công nghiệp trong nước. Thị hiếu người Việt Nam thích ăn thịt gà đùi nên các doanh nghiệp mới nhập về nhiều. Tuy nhiên nếu so với sản lượng thịt gà trong nước thì lượng thịt nhập không đáng kể và cũng không ảnh hưởng tới giá gà trong nước”.
Song song với việc nhập khẩu thịt gà và một số sản phẩm gia cầm, chúng ta vẫn có sản phẩm thịt gà xuất khẩu. Cụ thể là một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Kyou & Unitek, Tập đoàn Hùng Nhơn, Công ty Bel Gà đã liên kết chuỗi để đầu tư dây chuyền chế biến thịt gà xuất sang Nhật Bản. Nghĩa là chúng ta vẫn có thị trường.
“Sản phẩm chăn nuôi tất cả đều phụ thuộc vào sự điều phối của thị trường, thị trường nào có nhu cầu thì các doanh nghiệp đáp ứng. Nói đâu xa, nếu sản phẩm của chúng ta tốt thì ngay cả thị trường trong nước cũng đang là thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, nên chúng ta hoàn toàn tự tin là có thể đáp ứng được mọi nhu cầu xuất khẩu của tất cả các thị trường”, ông Trọng nói.
Ở nhiều quốc gia, người dân chỉ ăn ức gà nên đùi gà nhập khẩu có giá rất rẻ. Ảnh minh họa: I.T
Ông Trọng cho biết, định hướng chiến lược chăn nuôi năm 2020 là tất cả các mô hình chăn nuôi phải vào khuôn khổ, phải làm theo chuỗi, phục vụ cho mọi đối tượng. Cơ cấu sản phẩm chăn nuôi cũng phải đi theo xu hướng của thế giới, hiện thị phần của thịt lợn vẫn chiếm khá cao, do đó, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền để giảm thị phần thịt lợn xuống theo lộ trình, cố gắng đến năm 2030 thịt lợn giảm xuống dưới 60%, thịt gia cầm tăng khoảng 28%.
Video đang HOT
Muốn như vậy, theo ông Trọng, chúng ta phải thay đổi tập quán, thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm từ thịt. “Theo tôi, muốn làm được điều này phải đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người tiêu dùng hiểu rõ giá trị dinh dưỡng từ thịt gia cầm, tăng cường sơ chế, chế biến, hướng dẫn làm nhiều món ăn khác nhau từ thịt, trứng gia cầm”, ông Trọng nói.
Hiện nay, ở Bắc Giang đã có nhiều loại gà chất lượng phục vụ thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng như gà phục vụ đám cưới, gà, vịt phục vụ bữa ăn hàng ngày, hay gà thắp hương ngày lễ, tết… Chúng ta hiện có trên 50 dòng gà nội có chất lượng tốt như gà Tiên Yên, gà Ri, gà mía Sơn Tây…
Tuy nhiên, các loại gà này vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế, năm 2018, Bộ NNPTNT đã triển khai đề tài chọn, tạo ra gà chất lượng cao cấp Bộ. Theo đó, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chọn, tạo nghiên cứu đưa gà ngoại về lai tạo với gà nội để tạo ra từ 6- 8 dòng gà có chất lượng cao phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng.
Trong đó, có loại gà trọng lượng bình quân chỉ trên dưới 1,5kg/con, hoặc gà to hơn trên 3-4kg/con, đảm bảo phục vụ đa dạng nhu cầu của người dân tiêu dùng cả nước.
Đơn cử như Công ty sản xuất giống gà Minh Dư, một doanh nghiệp sản xuất, chăn nuôi gà lớn ở Việt Nam, trung bình 1 năm doanh nghiệp này cung cấp ra thị trường 60 triệu con gà. Hiện, công suất sản xuất đã được nâng cấp lên 100 triệu con và xuất khẩu ra nhiều thị trường Đông Nam Á. Đặc biệt, các loại gà của doanh nghiệp này đều được nghiên cứu, chọn tạo ra các dòng gà rất phù hợp với thị hiếu của các tỉnh, vùng miền Bắc – Trung – Nam.
Thiên Hương
Giá heo hơi hôm nay 29/4: Trung Quốc tăng mua lợn giống nên khan hàng, thịt nhập 60.000đ/kg
Trong khi giá heo hơi hôm nay 29/4 ở nhiều địa phương vẫn đứng ở mức cao thì đã có hàng nghìn tấn thịt lợn từ Nga cập cảng Hải Phòng. Đáng chú ý, giá thịt lợn nhập khẩu từ Nga chỉ từ 60.000 đồng/kg. Hiện, Trung Quốc cũng đang có nhu cầu nhập khẩu lợn thịt, lợn giống nên tình trạng khan hiếm là khó tránh khỏi.
Trung Quốc cũng đang muốn nhập khẩu lợn thịt, lợn giống
Tại Tọa đàm trực tuyến: "Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm" do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức chiều 28/4, ông Võ Việt Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến thực phẩm Nam Hà Nội đặt câu hỏi, hiện tại giá lợn giống đang quá cao, ảnh hưởng đến công tác tái đàn, tại sao chúng ta không nhập khẩu con giống thương phẩm về nuôi để nhanh có đàn lợn thương phẩm thay vì chỉ nhập con giống cụ kỵ, ông bà như hiện nay?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hiện nay, việc nhập khẩu con giống ông bà, cụ kỵ cũng không hề đơn giản bởi Trung Quốc cũng đang thiếu hụt một lượng lớn lợn nái, lợn thịt sau tác động của dịch tả lợn châu Phi nên họ cũng đang tăng cường nhập khẩu, cả thịt lợn lẫn con giống bố mẹ, ông bà nên muốn mua cũng khó.
"Hiện nay, chủ trương chỉ nhập khẩu con giống ông bà, cụ kỵ, không nhập khẩu con giống thương phẩm vì nguy cơ dịch bệnh cao" - ông Trọng cho biết.
Ông Trọng cũng thừa nhận một thực tế, giá lợn giống đang rất cao từ 2,5 - 3 triệu đồng/con. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành hiện đàn nái còn 2,7 triệu con, 109.000 con cụ kỵ và ông bà (trước còn 4 triệu con). Giờ chúng ta vẫn giữ được đàn cụ kỵ trên 120.000 con.
"Nhưng cũng phải nói thêm là trong thời điểm tháng 5,6,7 năm 2019 cao điểm về dịch tả lợn châu Phi nhiều đàn nái tại các nông hộ đã bị tiêu hủy. Vì thế, trong các tháng tới, các cơ sở chăn nuôi nông hộ, gia trại sẽ khó khăn và khó có thể tái đàn vì thiếu con giống. Hiện đàn nái đang nằm chủ yếu ở 17 doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp này không bán ra ngoài" - ông Trọng nêu một thực tế.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra việc nhập khẩu thịt lợn từ Nga tại cảng Hải Phòng.
Thịt lợn nhập khẩu từ Nga giá 60.000 đồng/kg
Trong khi giá heo hơi trong nước vẫn đứng ở mức cao khiến giá thịt lợn tăng phi mã, ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng, trong khi chờ đàn lợn phục hồi, giải pháp trước mắt được ngành chức năng thực hiện nhằm bình ổn giá thịt lợn là nhập khẩu thịt.
Được biết, từ đầu năm đến nay, khối lượng thịt lợn nhập khẩu từ các quốc gia về Việt Nam khoảng 50.000 tấn, chủ yếu ở các nước như: Canada, Brazil, Đức, Ba Lan, Hoa Kỳ, và Liên bang Nga.
Việc nhập khẩu thịt lợn qua Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng được thực hiện ngắn nhất theo quy trình kiểm tra thủ tục "1 cửa 1 chất lượng" đảm bảo theo tiêu chuẩn Châu Âu; bao gồm các công đoạn như: xuất xứ, thông tin sản phẩm, hồ sơ nộp xin phép nhập khẩu, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Bà Phạm Thị Thu Hương, Giám đốc công ty xuất khẩu Hương Việt - một trong 21 doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối thịt lợn của Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga cho biết: "Hiện tại thói quen của người tiêu dùng vẫn quen dùng thịt nóng để chuyển sang sử dụng thịt đông lạnh cần có thời gian. Trong quá trình phân phối doanh nghiệp cũng giải thích với khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng".
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo Cục Thú y các thủ tục hành chính về kiểm dịch, kiểm tra chất lượng phải đảm bảo ngắn nhất, nhanh nhất và đảm bảo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để tạo điều kiện đưa số lượng thịt lợn nhập khẩu sớm về Việt Nam.
Đến nay, Việt Nam đã chấp thuận cho 24 quốc gia được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam, trong đó có 19 quốc gia được xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn vào Việt Nam.
Chỉ riêng khối lượng thịt lợn nhập khẩu từ Liên bang Nga trong 3 tháng qua đã đạt khoảng 2.400 tấn, trong đó tập đoàn thịt lớn nhất nước Nga Miratorg chiếm 2.010 tấn.
Giá thịt lợn trung bình nhập khẩu từ các quốc gia này về tới cảng Việt Nam vào khoảng 2,55 đô la/kg, tương đương 60.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 29/4 ở nhiều địa phương có dấu hiệu giảm nhẹ. Ảnh: I.T
Giá heo hơi hôm nay 29/4 đồng loạt giảm
So với tuần trước, giá heo hơi hôm nay 29/4 đồng loạt giảm ở nhiều địa phương. Theo đó, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc có nơi giảm 2.000 - 4.000 đồng, trong đó, mức giá cao nhất tại Bắc Giang và Ninh Bình, 92.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại Hưng Yên, Thái Bình cũng giảm nhẹ, đạt 94.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nam đạt 89.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay ở miền Trung - Tây Nguyên đều ổn định, tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận, giá heo hơi đạt mức 88.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam đồng loạt giảm mạnh từ 1.000-5.000 đồng/kg, xuống dưới 90.000 đồng/kg, trong đó thấp nhất ở miền Nam là 83.000 đồng/kg (TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Bến Tre) và cao nhất là 88.000 đồng/kg (Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Trà Vinh).
Khánh Nguyên
Giá gia cầm hôm nay 19/3: Gà vịt liên tục mất giá, nhiều người liều tái đàn Giá gia cầm hôm nay 19/3 tại các vùng miền vẫn ở mức thấp. Dù giá gà, vịt không ổn định, đặc biệt là từ sau Tết Nguyên đán đến nay mặt hàng này liên tục mất giá, nhưng nhiều hộ dân chăn nuôi vẫn "nóng lòng" muốn mua thêm giống vào đàn mới, bất chấp tiềm ẩn nhiều rủi ro, thua lỗ....