Cục An toàn Thông tin sẽ mở rộng chiến dịch bóc gỡ mã độc trên toàn quốc
Đại diện Cục ATTT (Bộ TT&TT) cho biết, Cục ATTT sẽ mở rộng chiến dịch bóc gỡ mã độc trên phạm vi quốc gia, trước tiên là ở các thành phố lớn.
Đồng thời, Cục sẽ đẩy mạnh hoạt động của liên minh xử lý tấn công mạng để bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức và người dân Việt Nam.
Các đại biểu thảo luận trong Hội thảo “Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DDoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp” sáng nay, 3/5.
Đây là thông tin được ông Trần Mạnh Thắng, đại diện Cục An toàn Thông tin (Bộ TT&TT) đưa ra tại Hội thảo “Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DDoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp” tổ chức sáng 3/5. Hội thảo do Cục An toàn Thông tin (ATTT), ICTnews phối hợp với Nexusguard Limited tổ chức.
Theo số liệu thống kê, năm 2018, Việt Nam có 5.932 cuộc tấn công lừa đảo phishing; 3.198 cuộc tấn công thay đổi giao diện Dface; 1.090 cuộc tấn công cài cắm mã độc vào trang web đặt tại Việt Nam; 2.166 trang thu thập thông tin cá nhân người dùng Việt Nam (đặt tại các nước trên thế giới) và 4.181.773 địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet lớn của thế giới.
Số liệu này cho thấy, các cuộc tấn công phishing có dấu hiệu gia tăng. Một trong những nguyên nhân là do các cuộc tấn công đang chuyển hướng sang đối tượng tấn công là người dùng đầu cuối, vốn thiếu nhận thức và kỹ năng về ATTT.
Video đang HOT
Liên quan đến các cuộc tấn công DDos, ông Trần Mạnh Thắng cũng cho hay, Việt Nam đang trong quá trình phát triển cách mạng 4.0, các hệ thống thông tin đang đối mặt với nhiều nguy cơ tấn công mạng, cụ thể là các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Một trong những nguyên nhân của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ là do tình trạng lây nhiễm mã độc. Các số liệu thống kê cũng cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia lây nhiễm mã độc cao trên thế giới.
Cụ thể, theo Báo cáo Nguy cơ Quý 4 năm 2018 của Nexusguard, những số liệu thống kê cho thấy một vị trí đáng quan ngại của Việt Nam trong bức tranh tấn công DDoS toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trên toàn cầu về nguồn tấn công DDoS, sau Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nga và Brazil. Việt Nam và Brazil chiếm tỷ trọng bằng nhau trong quý 4/2018 với tỷ lệ 3.53%. Việt Nam đứng thứ vị trí thứ 2 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương về nguồn tấn công DDoS với tỷ lệ 9.52% sau Trung Quốc, trên vị trí của Ấn Độ và Indonesia. Đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Pháp, tỷ lệ nguồn tấn công từ số hiệu mạng Việt Nam xếp thứ 4, với tỷ lệ 2.29%.
“Số lượng các thiết bị IoT có kết nối mạng Internet ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân. Hiện, chúng tôi liên tục ghi nhận các cuộc tấn công DDos vào hạ tầng của các nhà cung cấp dịch vụ bằng cách lợi dụng các thiết bị này”, ông Trần Mạnh Thắng chia sẻ.
Cũng theo vị này, để cuộc tấn công DDOs hiệu quả thì tin tặc thường xây dựng các mạng Botnet có quy mô lớn, mở rộng phạm vi lây nhiễm phần mềm độc hại; lợi dụng các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật để lợi dụng các thiết bị IoT làm bàn đạp cho các cuộc tấn công. Ngoài ra, tin tặc cũng lợi dụng các điểm yếu của các giao thức chúng ta đang sử dụng hàng ngày.
Đại diện Cục ATTT cho biết với vai trò quản lý trong lĩnh vực ATTT mạng, Cục sẽ có hành động cụ thể tiếp theo để hỗ trợ các cơ quan phòng chống tấn công mạng. Trong đó, phía Cục và Bộ TT&TT sẽ có hành động cụ thể để thúc đẩy thị trường và sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng (trong đó có cả doanh nghiệp nước ngoài và trong nước). Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm vào năm tới.
Cục ATTT sẽ đẩy mạnh các hoạt động đôn đốc, đánh giá kiểm tra, hướng dẫn việc tuân thủ của các doanh nghiệp trong việc thực thi các biện pháp bảo vệ an toàn an ninh mạng. Đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT, viễn thông hay các hệ thống thông tin trọng yếu. Đồng thời, kiện toàn mạng lưới các đơn vị chuyên trách về ATTT từ trung ương đến địa phương để thống nhất và hiệu quả trong công tác đảm bảo ATTT.
Đẩy mạnh hoạt động của liên minh xử lý tấn công mạng để liên minh tiếp tục bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức và người dân Việt Nam hiệu quả, thống nhất với công tác quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT.
Cũng trong năm 2019, Cục ATTT sẽ mở rộng chiến dịch bóc gỡ mã độc trên phạm vi quốc gia, trước tiên là ở các thành phố lớn và tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để có những sự phối hợp, hỗ trợ trong xử lý các cuộc tấn công DDos quy mô lớn ở Việt Nam.
Theo ITC News
Lây nhiễm mã độc tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp
Sáng 6/11/2018, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phát đi văn bản về đôn đốc tăng cường nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại theo Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tấn công mạng nguy hiểm...
Có khoảng 4,7 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớn.
Cục An toàn thông tin cho biết, qua công tác theo dõi, giám sát trên không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại (mã độc) tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tấn công mạng nguy hiểm.
Theo thống kê từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, có khoảng 4,7 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớn.
Theo Cục An toàn thông tin, căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, cùng với thực tế diễn biến phức tạp của tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018. Lưu ý thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thời hạn hoàn thành (tháng 12/2018) bảo đảm có giải pháp phòng, chống mã độc bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan và có cơ chế tự động cập nhật phiên bản hoặc dấu hiệu nhận dạng mã độc mới.
Giải pháp phòng, chống mã độc được đầu tư mới hoặc nâng cấp cần có chức năng cho phép quản trị tập trung; có dịch vụ, giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát hiện, phân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại; có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thứ hai, trong các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phải có cấu phần phù hợp cho giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, giải pháp phòng, chống mã độc. Ưu tiên sử dụng giải pháp phòng, chống mã độc sản xuất trong nước theo tiêu chí cụ thể đối với sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên khi đầu tư, mua sắm có các chức năng, tính năng kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước.
Thứ ba, chủ động rà soát các điểm yếu, lỗ hổng trên hệ thống; tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức mình; theo dõi, giám sát, chủ động phát hiện sớm các nguy cơ, dấu hiệu tấn công mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
Cục An toàn thông tin cũng cho biết, khi phát hiện dấu hiệu của các chiến dịch tấn công mạng, thông báo về cơ quan chức năng liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin,) để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.
Theo Báo Mới
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới, thứ nhất Đông Nam Á về nguồn phát tán tấn công DDoS Thông tin đưa ra tại Hội thảo 'Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DdoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp' tổ chức sáng ngày 3/5/2019 cho biết, theo báo cáo quý I/2019 Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trên toàn cầu, đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn tấn công DDoS. Toàn cảnh Hội thảo...