Cuba và Venezuela chỉ trích chính sách của Mỹ đối với các nước này
Ngày 9/6, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez đã chỉ trích Mỹ tài trợ hàng triệu USD cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) nhằm mục đích kích động các hành vi gây bất ổn tại đảo quốc Caribe này.
Ngoại trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, trong một thông điệp trên tài khoản Twitter cá nhân, người đứng đầu ngành ngoại giao Cuba nêu rõ chính sách trên của Washington thậm chí còn không được Quốc hội Mỹ thông qua và ước tính trong hai thập kỷ qua, chính quyền Mỹ đã cung cấp khoảng 250 triệu USD cho các mưu toan nhằm lật đổ Chính phủ Cuba, chủ yếu được thực hiện qua Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) và Quỹ Dân chủ quốc gia (NED).
Trước đó, Bộ Ngoại giao Cuba cũng đã chỉ trích dự luật ngân sách tài khóa mà Chính phủ Mỹ vừa đệ trình quốc hội nước này, có bao gồm khoản ngân sách 20 triệu USD cho cái gọi là “các chương trình thúc đẩy dân chủ” tại Cuba, chưa kể tới khoản ngân sách được ước tính ở mức tương đương dành cho Văn phòng Phát thanh truyền hình Cuba – đơn vị chủ quản của Đài Phát thanh và truyền hình Martí – có trụ sở tại Miami chuyên tuyên truyền chống phá nhà nước Cuba.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza tuyên bố các biện pháp trừng phạt và phong tỏa đơn phương của Mỹ đối với Venezuela là một phần của “cuộc tấn công toàn diện” nhằm phá hoại quốc gia Nam Mỹ này.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu tại một buổi hội thảo trực tuyến, Ngoại trưởng Arreaza khẳng định các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã làm tổn hại tới nền kinh tế và đời sống của người dân Venezuela. Ông nhấn mạnh từ mọi góc độ, các biện pháp đơn phương của Mỹ đều bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế và Đại Hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) nêu rõ điều này trong nhiều nghị quyết và những cuộc thảo luận khác nhau. Tuy nhiên, những quốc gia đưa ra các biện pháp này vẫn tiếp tục áp dụng mà không cần suy xét, kể cả trong thời gian khó khăn và phức tạp hiện nay của nhân loại khi phải đối phó với đại dịch COVID-19.
Đại diện Chính phủ Venezuela cho rằng Caracas có thể thiết lập mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau với Washington, song mục tiêu này là bất khả thi do các điều kiện mà Mỹ đưa ra cũng như sự tác động của các lệnh trừng phạt mà người dân của quốc gia Nam Mỹ này đang phải hứng chịu.
Với chủ đề “Các biện pháp cưỡng chế đơn phương: Không tôn trọng luật pháp quốc tế và gây hậu quả nghiêm trọng cho con người”, hội thảo trực tuyến trên kéo dài trong hai ngày với sự tham gia của các chuyên gia về quan hệ Mỹ – Venezuela và đặc phái viên của một số nước tại Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Cuba bắt đầu tiêm vaccine cho lao động ngành du lịch
Hãng thông tấn Cuba (ACN) ngày 17/5 đưa tin nước này đã khởi động chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho lao động ngành du lịch như một phần trong chương trình thử nghiệm các vaccine sản xuất nội địa.
Nhân viên y tế Cuba kiểm tra thân nhiệt du khách nhằm ngăn ngừa dịch COVID-19 lây lan, tại một nhà khách ở Havana. Ảnh: AFP/TTXVN
Chương trình tiêm chủng trên diễn ra trong bối cảnh quốc gia Caribe này ghi nhận 1.057 ca mắc mới và hơn 10 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc và ca tử vong lần lượt lên 125.511 ca và 814 ca.
Theo ACN, tại thủ đô La Habana, điểm nóng của dịch bệnh tại nước này, một nhóm lái xe khách của một công ty vận tải du lịch đã được tiêm mũi đầu tiên của vaccine Abdala do Cuba bào chế và sản xuất.
Trong khi đó, giới chức y tế tại tỉnh miền Tây Matanzas cho hay các trung tâm tiêm chủng đã được thành lập để tiêm chủng cho khoảng 5.900 nhân viên du lịch tại Varedero, một địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng nhất đảo quốc này.
Theo Melia - chuỗi khách sạn lớn nhất Cuba, việc mở rộng công trình nghiên cứu vaccine COVID-19 sang lĩnh vực du lịch tại Varadero sẽ đảm bảo nơi này là địa điểm du lịch an toàn cho tất cả du khách trên thế giới.
Theo thống kê, trong năm 2020, Cuba đã đón tiếp 1,1 triệu lượt khách du lịch, giảm mạnh so với mức hơn 4 triệu lượt khách hồi năm 2016.
* Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản ngày 18/5 thông báo sẽ khắc phục lỗi trên hệ thống trực tuyến hỗ trợ đặt lịch tiêm vaccine cho phép đặt lịch tiêm dựa trên mã đăng ký không tồn tại.
Thông báo trên được đưa ra 1 ngày sau khi Chính phủ Nhật Bản khởi động hệ thống đăng ký trực tuyến tiêm vaccine đối với người cao tuổi tại các trung tâm tiêm vaccine lớn do Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản quản lý tại thủ đô Tokyo và thành phố Osaka.
Tuy nhiên, nhà chức trách phát hiện rằng hệ thống đặt lịch tiêm tại trung tâm tiêm chủng ở thủ đô Tokyo đã chấp nhận mã số đô thị và số phiếu tiêm chủng mà không phải do chính quyền cấp.
Trả lời trước báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết chính phủ sẽ khắc phục sự cố này để có thể đảm bảo những dữ liệu nhập vào hệ thống là xác thực.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cảnh báo chính phủ sẽ có hành động pháp lý đối với những cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng sự cố của hệ thống trên để đặt lịch tiêm bằng thông tin giả.
Hiện những người trên 65 tuổi tại 23 quận của thủ đô Tokyo và thành phố Osaka đã có thể đặt lịch tiêm vaccine phòng COVID-19 thông qua trang web của Bộ Quốc phòng nước này hoặc ứng dụng nhắn tin Line.
Chính phủ Nhật Bản đã thành lập các trung tâm tiêm chủng lớn, hầu hết do Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản quản lý, nhằm đẩy nhanh chương trình tiêm chủng. Cho tới nay, mới chỉ khoảng 3% trong tổng 126 triệu dân nước này nhận được ít nhất 1 mũi tiêm vaccine, mức thấp nhất trong số các nền kinh tế lớn.
Giáo hoàng mở 'marathon' cầu nguyện thoát Covid-19 Giáo hoàng Francis ngày 1/5 khởi động chuỗi buổi cầu nguyện mỗi ngày, kéo dài suốt tháng của Giáo hội Công giáo để mong đại dịch Covid-19 sớm chấm dứt. Buổi cầu nguyện đầu tiên diễn ra tại Vương cung thánh đường St. Perter với hơn 150 tín đồ tham gia. Nhà thờ tại Bồ Đào Nha, Pháp, Ba Lan, Nigeria, Cuba, Hàn...