Cuba và Mỹ nhất trí lộ trình đàm phán tiếp tục phát triển quan hệ
Cuba và Mỹ đã nhất trí sẽ đàm phán về việc hợp tác trong các lĩnh vực thực thi luật pháp, sức khỏe và nông nghiệp trong những tháng tới, trong nỗ lực tiếp tục cải thiện quan hệ mới được tái thiết lập giữa hai nước.
Tổng thống Barack Obama đọc diễn văn trước người dân Cuba ở La Habana ngày 22/3/2016. Ảnh: Reuters
Sau hàng thập kỷ thù địch, Cuba và Mỹ đã tiến hành bình thường hóa quan hệ ngoại giao và ký kết các thỏa thuận về môi trường, dịch vụ bưu điện cũng như các chuyến bay thẳng.
Trong cuộc họp của Ủy ban song phương Cuba-Mỹ lần thứ ba diễn ra hôm qua (16/5) tại La Habana, quan chức cấp cao hai nước đã nhất trí xây dựng một lộ trình đàm phán trong năm nay, theo đó hai nước tiến tới ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, khí tượng, địa chấn học, các khu bảo tồn trên đất liền, giải pháp chống ô nhiễm do tràn dầu, tìm kiếm và cứu hộ.
Video đang HOT
Các mục tiêu khác mà hai bên cùng hướng tới là khởi động một cuộc đối thoại về sở hữu trí tuệ và tiếp tục các cuộc tiếp xúc hiện có về vấn đề biến đổi khí hậu và những quy tắc hiện hành giữa hai nước trong kinh tế-thương mại.
Tại cuộc họp báo sau đó, Tổng Vụ trưởng các vấn đề về Mỹ và trưởng phái đoàn đàm phán nước này Josefina Vidal cho biết hai bên đã thỏa thuận thực hiện các chuyến thăm cấp cao, trao đổi kỹ thuật về môi trường, thủy văn, thực thi luật pháp, đấu tranh chống buôn lậu ma túy và buôn người, cũng như gian lận nhập cư. Bà Vidal đánh giá cuộc gặp là hiệu quả, chuyên nghiệp và trong không khí tôn trọng lẫn nhau.
Quan chức này nhấn mạnh hai bên đã có các bước tiến ý nghĩa trong quan hệ chính trị – ngoại giao, thể hiện qua các chuyến thăm cấp cao như chuyến thăm Cuba hồi tháng Ba vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama, cũng như việc ký kết chín thỏa thuận kể từ khi tái thiết lập quan hệ ngoại giao.
Cuộc họp vòng bốn của Ủy ban liên chính phủ giữa hai nước sẽ diễn ra vào tháng 9 tới tại Washington.
Vĩnh Kỳ Theo Reuters
Theo_Hà Nội Mới
Azerbaijan và Armenia đạt được thỏa thuận đình chiến
Ngày 16/5, Tổng thống hai nước Azerbaijan và Armenia đã đạt được thỏa thuận tôn trọng lệnh ngừng bắn ở khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh.
Nga, Mỹ và Pháp đã triệu tập các nhà lãnh đạo của Azerbaijan và Armenia tới thủ đô Vienna của Áo sau khi xảy ra vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn nghiêm trọng nhất tháng trước.
Trong cuộc gặp đầu tiên kể từ khi vụ giao tranh khốc liệt bùng phát tháng trước, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và người đồng cấp Armenia Serzh Sarkisian đã nhất trí sẽ nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai nước vào tháng 6 tới.
Thỏa thuận này cũng là một chiến thắng hợp tác ngoại giao hiếm hoi giữa Mỹ và Nga, diễn ra vào đúng một ngày trước khi các nước lớn đối đầu này cũng sẽ đồng chủ trì các cuộc đối thoại giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria.
Cụ thể, "nhóm Minsk" gồm Matxcơva, Washington và Paris, đã triệu tập các nhà lãnh đạo của Azerbaijan và Armenia tới thủ đô Vienna của Áo sau khi xảy ra vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn nghiêm trọng nhất tháng trước.
Cuộc giao tranh ác liệt giữa Azerbaijan và Armenia nổ ra tại Nagorny - Karabakh vào đầu tháng 4 làm ít nhất 110 người chết và rất nhiều người khác bị thương. Sau khi gặp ngoại trưởng Mỹ John Kery, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Harlem Desir, hai bên xung đột đã ra tuyên bố chung.
Theo đó họ khẳng định không thể tìm giải pháp quân sự cho cuộc xung đột giữa hai nước. Các tổng thống nhắc lại cam kết sẽ tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn và tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.
Mâu thuẫn giữa Azerbaijan và Armenia đã âm ỉ từ lâu và mỗi năm vẫn có vài chục người thiệt mạng do xung đột. Tuy nhiên cuộc giao tranh khốc liệt hồi tháng 4 năm nay là sự cố tồi tệ nhất kể từ năm 1994, trong đó hai bên đều đổ lỗi cho nhau rằng bên kia đã khơi mào cuộc xung đột trước. Vĩnh Kỳ Theo DW, Reuters
Theo_Hà Nội Mới
Đối thoại về Syria: Các bên nhất trí ngừng những hành động thù địch Ngày 12/2, các bên tham gia cuộc đối thoại về Syria thông báo đã nhất trí ngừng các hành động thù địch tại Syria sẽ bắt đầu trong vòng 1 tuần. Đây được đánh giá là bước đi ban đầu trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng Syria, tuy nhiên, các bên vẫn chưa thể đi đến một thỏa thuận ngừng bắn toàn...