Cuba kêu gọi Mỹ xóa bỏ cấm vận thương mại, trả lại Guantanamo
Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez ngày 20/7 tuyên bố rằng bước đi lịch sử nhằm khôi phục quan hệ giữa Mỹ và Cuba sẽ chỉ có ý nghĩa khi Washington dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận thương mại và trao trả La Habana căn cứ hải quân Mỹ trên vịnh Guantanamo.
Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez (trái) bắt tay với người đồng cấp Mỹ John Kerry tại cuộc họ báo chung ở thủ đô Washington DC (Ảnh: Gettyimage)
Ông Rodriguez đưa ra kêu gọi trên khi phát biểu tại Đại sứ quán Cuba ở thủ đô Washington DC của Mỹ, ngay sau khi quốc kỳ Cuba được kéo lên bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao này lần đầu tiên sau 54 năm.
“Các sự kiện lịch sử mà chúng ta đang trải qua hôm nay sẽ chỉ có ý nghĩa với việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính (đối với Cuba) vốn đã gây ra quá nhiều đói nghèo và thiệt hại cho nhân dân chúng tôi, trả lại vùng lãnh thổ chiếm đóng tại Guantanamo và tôn trọng chủ quyền của Cuba”, Ngoại trưởng Cuba nhấn mạnh.
Cũng theo ông Rodriguez, việc mở lại Đại sứ quán Cuba mới chỉ là bước đầu tiên của quá trình bình thường hóa đầy đủ quan hệ song phương và phía trước cả hai bên còn rất nhiều việc phải làm.
Ngày 20/7 đã trở thành dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba khi hai nước chính thức mở lại Đại sứ quán ở thủ đô của nhau.
Một nghi lễ thượng cờ trang trọng đã được tổ chức tại Đại sứ quán Cuba ở Washington DC với sự tham dự của Ngoại trưởng Bruno Rodriguez cùng nhiều quan chức cấp cao khác trong phái đoàn Cuba. Phía Mỹ cũng cử nhiều quan chức cấp cao và nhiều nghị sĩ tới dự.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại thủ đô La Habana, Cơ quan đại diện quyền lợi Mỹ cũng đã chính thức được nâng cấp thành Đại sứ quán Mỹ ở Cuba trong một buổi lễ có phần lặng lẽ hơn.
Ông Rodriguez là Ngoại trưởng Cuba đầu tiên tới thăm Mỹ sau hơn nửa thế kỷ quan hệ hai nước bị đóng băng. Sau lễ mở lại Đại sứ quán Cuba, ông Rodriguez đã có cuộc tiếp xúc với người đồng cấp chủ nhà John Kerry.
Trong cuộc họp báo chung ngay sau đó, ông Kerry hoan nghênh “sự khởi đầu mới” trong quan hệ song phương, đồng thời cam kết Mỹ sẽ là “láng giềng tốt” của Cuba.
“Mỹ và Cuba đã đạt được nhiều bước tiến bằng việc khuyến khích đi lại và tự do trao đổi thông tin, nối lại hoạt động thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thăm thân cho công dân hai nước”, ông Kerry khẳng định.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, điều này “không có nghĩa những bất đồng ngăn cách hai chính phủ đã chấm dứt” và Washington hiện chưa có ý định thay đổi thỏa thuận thuê căn cứ hải quân tại Guantanamo, phía Đông Cuba.
Ông Kerry cũng cho rằng vẫn còn nhiều khác biệt giữa hai nước và rằng việc bình thường hóa đầy đủ sẽ là một tiến trình lâu dài và phức tạp.
Theo kế hoạch, ông Kerry sẽ tới thăm Cuba vào ngày 14/8 tới để tham dự lễ thượng cờ Mỹ tại Đại sứ quán mới được mở lại ở thủ đô La Habana. Đại biện Mỹ tại Cuba là ông Jeffrey DeLaurentis, Trưởng Văn phòng đại diện quyền lợi Mỹ trước đây.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Bước ngoặt lịch sử trong quan hệ Mỹ - Cuba
Một trong những tàn tích cuối cùng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh sẽ biến mất trong ngày hôm nay (20/7) khi Mỹ và Cuba khôi phục quan hệ ngoại giao, thông qua việc La Habana mở lại Đại sứ quán tại Washington.
Chủ tịch Cuba Raul Castro trong cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Panama hồi tháng 4/2015 (Ảnh: AP)
Cuba sẽ tổ chức buổi lễ với sự tham dự của khoảng 500 khách mời, trong đó có 30 thành viên phái đoàn ngoại giao, văn hóa và một số quan chức cấp cao khác đến từ quốc đảo Caribe, đẫn đầu là Bộ trưởng Ngoại giao Bruno Rodriguez. Trong một cử chỉ mang tính lịch sử khác, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ chính thức đón tiếp người đồng cấp Cuba Rodriguez, trước khi tổ chức một cuộc họp báo chung chiều cùng ngày.
Đại sứ quán Mỹ tại Cuba cũng đã đi vào hoạt động, dù việc mở cửa chính thức sẽ chỉ diễn ra trong buổi lễ thượng cờ khi Ngoại trưởng Kerry thăm Cuba vào tháng 8 tới.
Giới quan sát cho rằng, di sản chính sách ngoại giao của Tổng thống Barack Obama, bước ngoặt lịch sử giữa hai cựu thù, đã tiến sang giai đoạn mới, kể từ khi hai nước quyết định "chôn vùi" quá khứ và cùng hợp tác hướng tới sự cân bằng. Sự thay đổi chính sách của Mỹ diễn ra sau khi Washington hiểu rằng, chính sách thù địch mà mình đang cố áp đặt lên Cuba thông qua các biện pháp cô lập và cấm vận kinh tế đã thất bại.
Nhà ngoại giao Cuba Carlos Alzugaray cho rằng việc mở lại Đại sứ quán tại hai nước là thời khắc lịch sử. Tuy nhiên, những công việc khó khăn thực sự mới chỉ bắt đầu khi hai bên phải giải quyết các vấn đề ngoại giao gai góc như La Habana muốn Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận đã kéo dài suốt 53 năm qua. Ngược lại, Mỹ luôn kêu gọi Cuba cải thiện nhân quyền và tự do.
"Ý nghĩa của việc mở cửa lại Đại sứ quan là xây dựng lòng tin và sự tôn trọng. Cả hai nước đều mong muốn thể hiện điều đó. Nó không có nghĩa là sẽ không còn những bất đồng song phương, song cái cách mà Mỹ và Cuba giải quyết bất đồng đã hoàn toàn thay đổi", ông Alzugaray nói thêm.
Chia sẻ quan điểm trên, nhà phân tích Ted Piccone thuộc Viện Brookings nhận định, Mỹ muốn thoát khỏi kỷ nguyên Chiến tranh lạnh để tiến tới cách tiếp cận mang tính xây dựng với Cuba. La Habana cần Mỹ như một động lực kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài cho công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế của mình. Vì vậy, xây dựng lòng tin sẽ là chất xúc tác tối quan trọng để mối quan hệ này có thể vươn xa hơn.
Phần lớn cộng đồng người Mỹ hiện đang sinh sống tại Cuba tỏ ý vui mừng trước những biến chuyển ngoại giao thần kỳ giữa hai nước. Bà Rena Perez, 80 tuổi, từng nghĩ rằng bà không thể sống đến ngày quan hệ hai nước bước sang trang mới như hiện nay. Bà hy vọng, sau nửa thế kỷ "đóng băng" ngoại giao, Mỹ có thể giúp Cuba giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở. Ước tính, Cuba hiện thiếu khoảng 700.000 căn hộ và rất cần tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trong khi bà Perez trông đợi những cơ hội kinh tế, thì sinh viên Pasha Jackson hy vọng hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Cuba sẽ được cải thiện. "Việc mở cửa lại Đại sứ quán sẽ tạo ra những thay đổi gì trong quan hệ ngoại giao? Thú thực tôi cũng không rõ. Nhưng tôi hy vọng rằng, mô hình chăm sóc sức khỏe của Cuba sẽ được cải hiện hơn, khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận với La Habana", Jackson nói.
Trong thông báo của mình, Bộ Ngoại giao Cuba nêu rõ, việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao song phương và mở cửa Đại sứ quan đã hoàn thành giai đoạn một của tiến trình kéo dài và phức tạp, hướng tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuyên bố cũng nêu rõ, quan hệ hai nước sẽ chưa thể "bình thường" một khi các rào cản kinh tế, thương mại và tài chính tiếp tục được Mỹ áp đặt, tác động tới người dân Cuba.
Ngọc Yến
Theo Dantri/AFP, AP
Triển vọng của Cuba sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ Theo tuyên bố của Tổng thống Barack Obama, Mỹ và Cuba đã nhất trí sẽ mở cửa trở lại Đại sứ quán ở thủ đô của 2 nước vào ngày 20/7. Một người Cuba ra dấu ủng hộ Mỹ-Cuba bình thường hóa quan hệ. (Ảnh AFP) Sau hơn một nửa thế kỷ đối đầu, đây là một tín hiệu đáng mừng đối với...