Cửa thắng hẹp dần, đội ngũ pháp lý của Trump quyết ‘đấu tới cùng’
Đội ngũ pháp lý của Tổng thống dường như đã rất sẵn sàng cho các cuộc kiện tụng về kết quả bầu cử trong những ngày tới.
Theo CNN, trước bầu cử, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa đã chuẩn bị cho kịch bản các luật sư có mặt ở mọi bang để đại diện cho họ nếu cần.
Hiện tại, những luật sư này đang có mặt tại các bang để tìm kiếm chứng cứ nhằm thiết lập các vụ kiện liên quan tới tính hợp lệ của kết quả bầu cử.
Nguồn tin của CNN khẳng định, nhóm luật sư đang cố gắng tập hợp các vụ kiện để đưa ra tòa thay vì tập trung vào những trường hợp riêng lẻ.
Các đơn kiện trước đó đòi dừng kiểm phiếu ở một số bang chiến trường mà đội ngũ tranh cử của Tổng thống Trump đưa ra đã bị tòa án bác bỏ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty Images)
Một số nguồn tin khác nói các luật sư sẽ cố gắng tìm kiếm bằng chứng thực tế bởi họ không muốn đánh cược uy tín của mình vào một vụ kiện vô căn cứ.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ chơi tới cùng”, một luật sư nói.
Một nguồn tin khác của CNN cho biết, Tổng thống Trump đang yêu cầu đội ngũ pháp lý của mình bổ sung thêm những luật sư giỏi hơn giúp ông có thêm lợi thế nếu ra tòa.
Đội ngũ pháp lý của nhà lãnh đạo Mỹ hiện tại có William Consovoy – luật sư đứng sau nhóm pháp lý của ông Trump trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ và William Consovoy – người có công lớn trong việc ngăn chặn các nỗ lực truy cập vào hồ sơ tài chính của Tổng thống Mỹ.
Ngoài ra, Rudy Giuliani – luật sư riêng của Tổng thống và Tổng chưởng lý Florida Pam Bondi – cũng sẽ là những người tham mưu tích cực của ông chủ Nhà Trắng những ngày tới.
Theo CNN, mục tiêu mà đội ngũ pháp lý của ông Trump nhắm tới là các bang chiến trường Pennsylvania, Arizona, Georgia và Michigan.
Năm 2000, luật sư của cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa từng tốn rất nhiều công sức cho cuộc chiến pháp lý giữa ông George W. Bush và cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore.
Nhưng theo ông Benjamin Ginsberg, luật sư hàng đầu của đảng Cộng hòa và từng là cố vấn quốc gia cho chiến dịch của cựu Tổng thống Bush, vụ việc cách đây 20 năm chỉ là ở một tiểu bang. Thậm chí vào thời điểm đó, ngay cả khi huy động được hàng trăm luật sư, đảng Cộng hòa dường như đã chạm tới giới hạn với việc kiểm lại phiếu ở một bang.
Ông Ginsberg cho rằng dường như chiến dịch của ông Trump vẫn chưa huy động đủ nguồn lực họ cần cho một cuộc chiến trải rộng ở nhiều bang.
Các nguồn tin từ đảng Cộng hòa cho biết những bộ óc pháp lý nổi tiếng như Noel Francisco – chủ hãng luật Jones Day, Emmet Flood – cựu cố vấn Nhà Trắng tạm thời, Cleta Mitchell – nhà hoạt động tích cực về quyền sử dụng súng – sẽ là những người góp sức cho cuộc chiến pháp lý của Tổng thống Trump.
Dù vậy cho tới nay, những cái tên này vẫn chưa xuất hiện.
Kịch bản ông Trump tái đắc cử kịch tính nhất dù ông Biden giành 270 phiếu đại cử tri
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ cần Hạ viện phân xử cuộc bầu cử năm nay là có khả năng tái đắc cử, mà không cần giành đủ 270 phiếu đại cử tri, một giáo sư chính trị nhận định.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn có thể chiến thắng ngay cả khi ông Biden chiếm đa số phiếu đại cử tri.
Theo giáo sư Peter Francia đến từ Đại học Đông Carolina, yếu tố mấu chốt ở đây là biên độ sai số. Nếu ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden bảo toàn chiến thắng ở Arizona và giành 6 phiếu đại cử tri ở bang Nevada, ông Biden sẽ có đủ 270 phiếu đại cử tri để trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.
Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. "Tổng cộng có 538 phiếu đại cử tri, trong đó 270 là số phiếu cần thiết để một ứng viên chiếm đa số phiếu bầu", giáo sư Francia giải thích.
Nếu ông Trump chiến thắng ở các bang quan trọng như Pennsylvania, North Carolina và Georgia, ông Trump sẽ giành được 268 phiếu đại cử tri, chỉ kém 2 phiếu so với ông Biden.
Giáo sư Francia nói, nếu kịch bản này xảy ra, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào ngày 14.12, khi các đại cử tri chính thức bỏ phiếu bầu tổng thống.
Trong các cuộc bầu cử Mỹ, đôi khi vẫn có trường hợp "đại cử tri bất tuân", nghĩa là dù một bang có số phiếu phổ thông nghiêng về một ứng viên, nhưng một trong số các đại cử tri ở bang này đơn phương bầu cho ứng viên khác.
"Không phải bang nào ở Mỹ cũng có những quy định cụ thể, nghiêm cấm đại cử tri bất tuân, nên chỉ cần một đại cử tri quay sang bỏ phiếu cho ông Trump, tỉ lệ phiếu bầu lúc đó sẽ là 269-269", giáo sư Francia nói.
Trong trường hợp đó, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống. Trái với quan niệm rằng đảng Dân chủ chiếm đa số ở Hạ viện thì chắc chắn ông Biden sẽ thắng, giáo sư Francia có cách giải thích khác. "Nước Mỹ có 50 bang, mỗi bang chỉ có 1 phiếu bầu, nghĩa là ông Trump chỉ cần giành được 26 phiếu bầu tương ứng với 26/50 bang là sẽ tái đắc cử", giáo sư Francia giải thích.
Các bang ở Mỹ phải tổ chức họp giữa các nghị sĩ có ghế Hạ viện tương ứng với bang đó, chọn ra một phiếu bầu duy nhất. "Ông Trump chỉ cần sự ủng hộ ở 26 bang, tôi nghĩ đây là điều hoàn toàn khả thi, trong trường hợp Hạ viện được quyền bầu tổng thống", giáo sư Francia nói.
Đối với ông Biden, cách tốt nhất để ứng viên đảng Dân chủ tránh rơi vào kịch bản trên là phải giành nhiều phiếu đại cử tri nhất có thể, để loại trừ khả năng có "đại cử tri bất tuân".
Năm 1864, Andrew Jackson chiến thắng đầu phiếu phổ thông và cả phiếu bầu của đại cử tri. Nhưng cuối cùng khi Hạ viện phân xử, đối thủ John Quincy Adams mới là người đắc cử tổng thống Mỹ.
Giáo sư Francia nhấn mạnh, khả năng để các "đại cử tri bất tuân" làm nên bất ngờ cho ông Trump là rất hiếm, nhưng đây có lẽ là cánh cửa cuối cùng trong trường hợp ông Trump không thể tự quyết định được số phận của mình.
Các hãng tin Mỹ gây bối rối vì đưa kết quả bầu cử khác nhau Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dần đi đến hồi kết, các hãng tin lại khiến mọi người bối rối vì thông báo những kết quả khác nhau. Người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là người giành được 270 phiếu đại cử tri, không phải dựa trên kết quả về số phiếu bầu phổ thông. Do không có...