Cửa sổ trời toàn cảnh ôtô có an toàn khi xe bị lật?
Đây có lẽ là thắc mắc của không ít người hiện đang dùng những mẫu xe ôtô có cửa sổ trời toàn cảnh Panorama.
Cửa sổ trời toàn cảnh Panorama hiện đã trở thành một trong những trang bị rất phổ biến trên ô tô ngày nay. Với nhiều khách hàng, cửa sổ trời toàn cảnh còn là trang bị mặc định phải có trên những mẫu xe con và SUV đời mới. Chẳng những khiến nội thất trông như rộng rãi và thoáng đãng hơn, cửa sổ trời Panorama trên ôtô còn tạo cảm giác sang trọng hơn cho xe.
Tuy nhiên, vẫn có những người cảm thấy lo ngại về độ an toàn của cửa sổ trời toàn cảnh khi xe bị lật trong tai nạn. Theo tạp chí đánh giá danh tiếng của Mỹ Consumer Reports, người dùng ôtô không cần phải lo lắng về vấn đề này.
Độ an toàn của cửa sổ trời toàn cảnh khi xe bị lật có lẽ là điều khiến không ít người băn khoăn
Tạp chí này cho biết, khi sản xuất ôtô, các kỹ sư sẽ áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật và thử nghiệm nghiêm ngặt đối với sự nguyên vẹn của cấu trúc xe. Những biện pháp an toàn sau đó sẽ được phát triển để bảo vệ người ngồi trên xe trong những tình huống va chạm thường gặp và hiếm gặp.
Cơ quan chức năng cũng kiểm tra kỹ lưỡng các mẫu xe qua những thử nghiệm va chạm, được thiết kế để phát hiện điểm yếu về cấu trúc. Điều này nhằm đảm bảo rằng mọi mẫu xe sản xuất thương mại đều cung cấp khả năng bảo vệ người dùng đúng như quy định.
Ngoài ra, Viện Bảo hiểm An toàn Đường Bộ Mỹ còn đánh giá cả độ bền của nóc xe. Qua kết quả thử nghiệm va chạm của các cơ quan chính phủ Mỹ, có thể thấy cửa sổ trời ảnh hưởng không đáng kể đến độ bền chung của nóc xe trong trường hợp tai nạn.
Một số nhà sản xuất ôtô như Hyundai hiện còn đang phát triển túi khí nóc để che phủ toàn bộ trần xe khi xe bị lật.
Cấu trúc của một chiếc ôtô bao gồm khung bằng thép kiên cố, được bao quanh bằng những tấm ốp thân vỏ bằng kim loại khá mỏng. Khung bằng thép này chính là thứ sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe. Trong khi đó, thép cường độ cao sẽ được dùng ở các cột, bao gồm cột A, cột B, cột C và cột D, để giữ nóc xe. Các cột này cũng là nơi hấp thụ lực khi tai nạn xảy ra chứ không phải trung tâm của nóc xe.
Một số nhà sản xuất ôtô như Hyundai hiện còn đang phát triển túi khí nóc để che phủ toàn bộ trần xe khi xe bị lật, từ đó bảo vệ hành khách khỏi nguy cơ văng ra ngoài hoặc bị thương vì kính vỡ.
Tạp chí Consumer Reports cho biết, trong một vụ va chạm, nguy cơ người ngồi bị văng ra ngoài còn đáng lo ngại hơn. Điều quan trọng nhất mà bạn cần làm để tránh bị văng ra khỏi xe chính là đảm bảo tất cả mọi người lúc nào cũng thắt dây an toàn khi xe đang di chuyển. Làm như vậy, mọi người sẽ được giữ lại trên ghế, cho phép túi khí và vùng biến dạng làm nhiệm vụ của mình.
Theo dữ liệu của Cơ quan An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia Mỹ, khi tai nạn xảy ra, hành khách không thắt dây an toàn có nguy cơ bị văng ra khỏi xe cao gấp 10 lần so với người thắt dây an toàn. Đồng thời, người bị văng ra khỏi xe trong những vụ tai nạn nghiêm trọng cũng có nguy cơ tử vong hoặc chấn thương nặng cao hơn nhiều.
Tóm lại, tạp chí Consumer Reports khẳng định rằng người dùng ôtô có thể yên tâm về độ an toàn của cửa sổ trời toàn cảnh vì xe hiện đại đều trải qua những thử nghiệm khắt khe để đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Cũng theo tạp chí này, trước khi mua xe, người tiêu dùng nên nghiên cứu xem chiếc ôtô đó có độ an toàn cao trong các thử nghiệm va chạm hay không. Người tiêu dùng cũng có thể tìm hiểu xem chiếc xe mình định mua có được trang bị cửa sổ trời làm bằng kính dán an toàn hay không.
Ưu nhược điểm của các loại cửa sổ trời trên ô tô trong gần 100 năm qua
Cửa sổ trời là một trang bị khá thiết thực trên xe ô tô. Tuy nhiên, để có được những thiết kế tiện ích ngày nay, trang bị này đã trải qua gần 100 năm phát triển với nhiều kiểu loại, với các ưu điểm, nhược điểm khác nhau.
Video đang HOT
Cửa sổ trời trên ô tô bắt đầu quen thuộc với người dân Việt Nam kể từ khi thị trường ô tô nhập khẩu sôi động từ những năm đầu thế kỷ 21, khiến nhiều người lầm tưởng nó là công nghệ mới được phát triển, nhưng thực tế trang bị này đã ra đời được 94 năm.
Khái niệm Sunroof được mô tả như một ô mái che tạm thời, có thể di chuyển được trên nóc ô tô bắt đầu được biết đến vào cuối những năm 1920, đầu 1930.
Một số nhà sản xuất xe hơi bắt đầu đưa ra thiết kế này bằng kim loại trên dòng sedan. Đặt nền móng cho lịch sử của trang bị này có thể tính từ năm 1927 khi hãng xe Daimler dùng cơ cấu cửa trượt trên nóc ô tô mang tên Pytchley. Cơ cấu này được doanh nhân người Anh là Noel Mobbs phát minh ra vào năm 1925.
Đến năm 1929, thiết kế cửa trượt này được cải tiến để có thể điều khiển các khoảng hở của cửa sổ trên trần xe. Sang đến thập niên 30 của thế kỷ 20, các hãng xe ở Anh dần thích thú với thiết kế này và đưa vào các mẫu xe của mình như như hãng Austin, Wolseley, Vauxhall.
Ngay từ khi ra đời, cửa sổ trời được cho là trang bị rất thiết thực với người dùng khi vừa giúp lấy được không khí tươi vào trong xe, vừa giảm được tiếng ồn so với việc lấy không khí qua việc mở cửa sổ bên. Đồng thời, những chiếc xe có trang bị cửa sổ trời cũng như có cảm giác sành điệu hơn so kiểu xe mui kín.
Mẫu xe của Bentley sản xuất năm 1934 có trang bị cửa sổ trời
Đến năm 1970, Ford là hãng xe đầu tiên bán xe với trang bị cửa sổ trời khác với Sunroof, là Moonroof.
Thiết kế này dần trở nên cực kỳ phổ biến. Nếu như Sunroof thường sử dụng kim loại hoặc cùng chất liệu cấu tạo mui xe thì Moonroof lại sử dụng kính. Đồng thời, cách trượt mở cũng khác. Sunroof là cách mở lên trên, tách biệt với trần xe trong khi Moonroof khi mở sẽ chạy trượt dưới trần xe.
Kiểu cửa sổ trời trượt dưới mái tạo nên thiết kế tiện lợi cho ô tô mà vẫn hài hòa tính khí động học
Ngày nay, cửa sổ trời chỉnh điện đang là nhu cầu lớn bởi sự tiện lợi giúp người dùng vẫn sử dụng đầy đủ tính năng của xe mui kín nhưng dễ dàng chuyển đổi sang dạng bán mui trần.
Ưu nhược điểm của các loại cửa sổ trời ô tô
Hầu hết các hệ thống cửa sổ trời ngày nay đều chạy điện và đã phát triển nhiều thiết kế, hình dạng và thậm chí còn mang công năng khác nhau.
Nhưng tựu chung lại vẫn có một số kiểu điển hình như: cửa sổ trời loại tháo rời bằng tay, Spoiler sunroofs (trượt lên trên và đẩy về phía sau), rag-tops (cửa sổ trời dạng gấp, thường làm bằng vải cho xe mui trần), panorama (cửa sổ trời toàn cảnh cho hai hàng ghế), cửa sổ trời bằng tấm năng lượng mặt trời...
Cửa sổ trời mở bằng tay
Jeep Wrangler Sport với kiểu mui cứng tháo tay
Kiểu cửa sổ trời tháo bằng tay là dạng cổ điển nhất và hiện không có nhiều hãng xe đi theo thiết kế này. Hãng xe dùng phổ biến kiểu tháo tay là Jeep với dòng xe địa hình Wrangler Sport. Người dùng sẽ phải lựa chọn tháo tay miếng che cửa sổ trời trên đầu và tốn thêm không gian chứa nó hoặc để ở nhà.
Cửa sổ trời Pop-up
Cửa sổ trời Pop-up
Đây là thiết kế dạng cửa sập, chỉ đơn giản là một mái nghiêng vận hành bằng tay. Các tấm này thường bằng kính và có thể tháo rời. Cơ chế hoạt động thường là một chốt đòn bẩy, tuy nhiên một số sử dụng cơ chế kích tay quay.
Khi mở, loại cửa này giúp ca-bin xe thông thoáng mà không bị quẩn gió. Cửa sổ Pop-up có thể được cài đặt trên hầu hết các loại xe và tương đối rẻ. Tuy nhiên vì đơn giản và kém sang nên kiểu cửa này không còn phổ biến trên các đời xe hiện đại.
Cửa sổ trời Top-Mount Sliding
Cửa sổ trời dạng Top-Mount Sliding
Đây là dạng cửa sổ có thanh trượt gắn trên ray, là một lựa chọn phổ biến của nhiều hãng xe Châu Âu. Cửa sổ này được thiết kế với một tấm kính lớn trượt mở theo các rãnh trên nóc xe, nhưng cần có thêm các tấm khuếch tán gió tích hợp để loại bỏ tiếng ồn.
Cửa sổ trời Spoiler Sunroofs
Cửa sổ trời Spoiler Sunroofs
Thiết kế này kết hợp các tính năng của cửa sập với cửa sổ trời trượt. Thiết kế giúp tấm che nghiêng để dễ lấy gió và cũng có thể mở trượt trên mái xe. Nhược điểm của Spoilers là không có độ mở rõ ràng lớn như các cửa sổ trời khác (thường chỉ được 60-75%), nhưng cung cấp sự tiện lợi cho người dùng. Hầu hết loại cửa này được vận hành bằng điện, với các tính năng tùy chọn như tấm che nắng tích hợp và điều khiển điện tử.
Cửa sổ trời Inbuilt Sunroofs
Cửa sổ trời Inbuilt sunroofs hay còn gọi là Moonroof
Đây là cửa sổ trượt bên dưới trần xe, thường được điều khiển điện và là tùy chọn trên các xe hạng sang. Một số hãng xe thể thao sử dụng vật liệu thép sơn nhưng phần lớn còn lại dùng vật liệu kính chịu lực. Loại cửa sổ trời này khá cao cấp khi có thêm tính năng nghiêng với khe hẹp để tăng khả năng thông hơi, nhưng chính vì thiết kế đặc biệt nên không phải loại xe nào cũng hợp với kiểu cửa này.
Cửa sổ trời Rag-tops
Cửa sổ trời Rag-tops
Đây là dạng cửa sổ gấp bằng vải chống nước, là một thiết kế truyền thống của xe châu Âu. Ban đầu áp dụng tạo ra sự tiện lợi của một cửa sổ trời cơ động, giúp chiếc xe ngay lập tức trở về trạng thái mui trần với việc cuộn hoặc gấp xếp phần mui che bằng vải chống nước. Trước đây kiểu cửa sổ này thường chỉ vận hành bằng tay, về sau có thêm điều khiển điện nhưng nó vẫn được xếp vào dạng thiết kế cổ điển nên không nhiều xe hiện đại dùng kiểu này.
Cửa sổ trời Panorama
Cửa sổ trời Panorama
Đây là cửa sổ kính toàn cảnh, là một loại cửa sổ trời lớn chiếm trọn góc nhìn dù ở hàng ghế trước hay sau. Khi mở, tấm trượt sẽ phải chạy một hành trình dài để tạo nên một giếng trời toàn cảnh phía trên đầu các hành khách.
Thiết kế này có cách cửa mở phía trên cả hàng ghế trước và sau và có thể là các tấm kính cố định hoặc có thể thao tác được. Thiết kế cửa kiểu này xuất hiện đầu tiên trên các xe sang như BMW, Mini, Caddilac, Pontiac...nhưng về sau khá phổ biến và gần như hay xuất hiện trên các dòng SUV và Crossover của Hàn Quốc.
Cửa sổ trời mái chữ T
Toyota Supra là mẫu xe châu Á hiếm hoi dùng thiết kế cửa sổ trời Targa
Mái chữ T hay còn gọi là mui Targa được phát triển trên dòng xe Targa của hãng xe Porsche, những cũng xuất hiện trên một số dòng thể thao của Chevrolet Camaro hay Corvette.
Mái chữ T có hai tấm kính có thể tháo rời, và để lại một nẹp kết cấu hình chữ T ở trung tâm mái, mang đến độ mở rộng hơn so với các cửa sổ trời khác. Tuy nhiên, thiết kế này được cho là rườm rà và không dễ phổ biến nên chỉ dành cho một số mẫu xe thể thao đặc biệt.
Consumer Reports: Xe Nhật áp đảo danh sách ô tô tốt nhất năm 2022 Danh sách ô tô tốt nhất được chia theo 4 mức giá và 10 phân khúc khác nhau, trong đó, xe Nhật vẫn áp đảo với 8 đại diện xuất hiện. Bên cạnh top thương hiệu ô tô tốt nhất, tạp chí tiêu dùng Consumer Reports (CR) của Mỹ cũng đánh giá cụ thể từng mẫu xe để lựa chọn những mẫu xe...