Cửa sổ trời ô tô có làm tăng phí bảo hiểm?
Việc bổ sung cửa sổ trời cho chiếc xe của bạn có thể làm tăng thêm phí bảo hiểm hàng tháng tuỳ theo loại cửa sổ và thương hiệu xe sẽ có phí khác nhau.
Các loại cửa sổ trời. Ảnh: Motorbiscuit.
Hiện nay, công nghệ cửa sổ trời đã cải thiện khá nhiều cả về thiết kế và loại cửa sổ trời khác nhau cho phù hợp với chiếc xe hiện đại.
Mỗi loại cửa sổ đều có những lợi ích độc đáo riêng và làm tăng thêm trải nghiệm trong xe.
Ví dụ, có những mái che toàn cảnh, kéo dài gần bằng chiều dài của chiếc xe, cung cấp tầm nhìn lên bầu trời cho hành khách phía trước và phía sau, theo Allstate.
Ngoài ra, còn có các thiết kế cửa sổ trời bật lên hoặc nhúng, cung cấp khả năng tiếp cận luồng không khí bằng nút nhấn.
Ngoài ra, còn có các thiết kế cửa sổ trời bật lên hoặc nhúng, cung cấp khả năng tiếp cận luồng không khí bằng nút nhấn.
Những phiên bản này xếp ngói lên trên và trượt trở lại trên nóc xe. Vì vậy, các tính năng này có tăng thêm nguy cơ hỏng hóc cơ khí hay các mối lo ngại về an toàn.
Video đang HOT
Cửa sổ trời sẽ làm tăng tỷ lệ bảo hiểm của bạn?
Cửa sổ trời thường là tính năng tùy chọn mà bạn có thể thêm vào xe của mình, bao gồm cả trên ô tô mới và các mẫu xe cũ hơn dưới dạng cài đặt hậu mãi.
Cửa sổ trời kiểu bật lên. Ảnh: Motorbiscuit.
Bất kể xe của bạn thuộc thương hiệu nào, cửa sổ trời sẽ tốn thêm chi phí như một tiện ích bổ sung và như Ere Insurance đã chỉ ra, nó cũng có thể khiến bạn phải trả thêm phí trong phạm vi bảo hiểm.
Bởi vì các loại cửa sổ trời đều là những phụ kiện đắt tiền hơn, chúng cũng làm tăng thêm giá trị của chiếc xe, dẫn đến chi phí bảo hiểm cao hơn khi so sánh với những chiếc xe không có chúng.
Cửa sổ trời kiểu trượt. Ảnh: Motorbiscuit.
Tuy nhiên, sự rủi ro của tính năng này là rất dễ bị bể khi va chạm hoặc có thể tự bể vì chúng làm bằng chất liệu thủy tinh. Điều đó cũng có thể góp phần làm cho phí bảo hiểm hàng tháng cao hơn.
Các trường hợp bảo hiểm sẽ thanh toán khi cửa sổ trời gặp sự cố
Bạn nên mua bảo hiểm cho cửa sổ trời, vì nó dễ bị đá dăm hoặc nứt kính và đây là những loại yêu cầu bảo hiểm khá phổ biến.
Bảo biển được thiết kế để bù đắp chi phí sửa chữa nếu xe của bạn xảy ra sự cố. Ảnh: Motorbiscuit.
Giải quyết một yêu cầu về kính vào năm 2018 tốn khoảng 350 đô la (tương đương hơn 80 triệu đồng), cao hơn gần 75 đô la (gần 200 ngàn đồng) so với những năm trước.
Ngoài ra, cửa sổ trời còn bị rò rỉ nước, đặc biệt là khi cửa sổ cũ hoặc bị hư hỏng do tiếp xúc với thời tiết.
Không phải tất cả các gói bảo hiểm sẽ bảo hiểm cho các thiệt hại đối với cửa sổ trời do hao mòn nói chung, mà chúng chỉ được bảo hiểm theo quy định của Bảo hiểm ô tô.
Vì vậy, hãy xem xét những thông tin chi tiết này khi bạn đang muốn lắp thêm cửa sổ trời cho chiếc xe của mình. Đây là một tính năng thú vị trong trải nghiệm lái xe, với tầm nhìn tuyệt đẹp và hưởng những làn gió mát mẻ.
Tranh cãi việc có cần dán kính chống nóng cửa sổ trời ô tô?
Tranh luận khá náo nhiệt trong những hội nhóm trên mạng xã hội về việc có cần dán kính chống nóng cửa sổ trời toàn cảnh trên ô tô hay không?
Đăng tấm ảnh than thở về việc quên không kéo rèm (tấm chắn nắng) dưới tấm kính cửa sổ trời, khiến ghế xe mềm nhũn dưới ánh nắng trực tiếp vào buổi trưa, anh Huy Cao nhận được vô số bình luận về sơ suất của mình.
Đáng nói, từ câu chuyện này lại nảy ra một cuộc tranh luận khác về việc cửa sổ trời của ô tô thì có cần dán phim chống nóng hay không, do cửa trời có cấu tạo khác với cửa sổ hông.
Theo thiết kế, cửa sổ trời ô tô thường có 2 lớp, gồm kính chịu lực bên trên và rèm kéo chắn nắng bên dưới.
Cửa sổ trời ô tô thường có 2 lớp, nếu quên kéo rèm dưới thì cabin sẽ hứng nắng trực tiếp
Người dùng có nickname Truong Tung Ha nhận định: "Công dụng của "option" này là tạo không gian thoáng, có thể mở lấy không khí tự nhiên và trở thành cửa thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp rơi xuống nước. Nhưng vào mùa hè, đây lại là cửa nhận nhiệt nhiều nhất. Cho nên cứ dán kính cho đỡ hại xe".
Tuy nhiên, không ít người cho rằng cửa sổ trời ở Việt Nam là trang bị thừa thãi, dán kính cho cửa sổ trởi càng thừa thãi, do loại kính này là kính vừa chịu lực, vừa chịu nhiệt tốt hơn kính 4 cửa sổ hông.
Thậm chí, có người mang cả thiết bị chuyên dùng để đo chỉ số chống nắng phía sau tấm kính cửa sổ trời và kính cửa hông, để chứng minh rằng dán kính cửa sổ trời là "phí tiền".
Nói về chi phí, anh Ngô Quang Luận cũng ủng hộ quan điểm không cần dán phim cách nhiệt cửa sổ trời, mà chủ yếu là do cách sử dụng, chọn nơi đỗ xe.
Theo anh Ngô Quang Luận, thị trường phim cách nhiệt đủ loại từ 3M, NANOX, V-kool, Llumar, Ntech, XPEL, Suntek, FSK..., nhưng giá tiền miếng phim cửa nóc gần bằng 4 tấm phim dán cửa hông.
"Chuyện để xe hứng nắng chủ yếu là do mấy ông lái xe quên không kéo rèm thì dán phim cỡ nào cũng vậy thôi", anh Quang Luận bình luận.
Hiện trên thị trường, chi phí để dán chống nóng cho cửa sổ trời từ 1,5 triệu đồng (cửa sổ trời loại nhỏ) cho tới 7,5 triệu đồng (cửa trời toàn cảnh).
Thi công dán phim cách nhiệt, chống nóng tại một cửa hàng ở Hà Nội
Theo ông Lê Văn Định, chủ gara OND Auto (Nam Từ Liêm, Hà Nội), có 2 loại cửa sổ trời là loại nhỏ ở hàng ghế trước (sunroof) và loại cửa sổ trời toàn cảnh (panaroma sunroof) kéo từ hàng trước xuống hàng sau.
Với loại cửa sổ trời tiêu chuẩn, bên trong có một tấm che khá dày nên không bị ảnh hưởng nhiều vào mùa nóng. Ngược lại, loại cửa sổ trời toàn cảnh lại dùng tấm che là một mảnh vải mỏng, thủ phạm khiến nhiệt độ trần xe lên cao.
"Việc có nên dán kính cửa nóc hay không, đến nay chưa có hãng xe nào khuyến cáo, cho nên phải hiểu rằng đây là trang bị thêm tùy ý muốn cá nhân. Tuy nhiên mọi tấm phim không có giá trị chống nắng nóng vĩnh viễn, mà chỉ hiệu lực từ 2 - 5 năm tùy chất lượng chủng loại, tức là sau thời gian này tính chất cản quang, phản nhiệt hay lọc tia UV sẽ giảm dần", ông Định tư vấn.
Vì sao nhiều người Việt "chán" xe có cửa sổ trời? Cửa sổ trời từng là tùy chọn (option) cao cấp trên nhiều mẫu xe nhưng giờ đây không còn được khách hàng Việt ưa chuộng. Trong danh mục xe bán chạy top đầu phân khúc sedan cỡ C - D và Crossover hoặc SUV trong 2 - 3 năm trở lại đây, như các mẫu xe Hyundai Elantra, Kia K3, Toyota Camry, VinFast...