“Của quý” tại lễ hội táo bạo nhất Việt Nam 2019 có gì đặc biệt?
“Của quý” tại lễ hội Ná Nhèm ( Lạng Sơn) sau lễ hội được đem đốt nên mỗi năm đều phải làm lại một lần.
Tàng thinh và Mặt nguyệt tại lễ hội Ná Nhèm 2019 vẫn chưa được công bố.
Cứ vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, người dân tại xã Trấn Yên (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) lại tưng bừng mở hội Ná Nhèm.
Lễ hội Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ” được phục dựng 5 năm nay. Điểm đặc sắc nhất của lễ hội là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt). Đây là môt nghi thức độc đáo để cầu may mắn, bình an, sinh sôi nảy nở.
Đình làng Mỏ trước ngày khai hội.
Mặt nguyệt qua các năm ít có sự thay đổi. Tàng thinh do chỉ là vật tượng trưng nên không có quy định về hình dạng hay kích thước nên được thay đổi liên tục qua các năm. Sau lễ hội, 2 linh vật này được đem đốt nên năm nào cũng phải làm mới.
Chiều nay (18/2 tức 14 tháng Giêng), trao đổi với PV, ông Hoàng Văn Cứng (56 tuổi) – người chế tác tàng thinh năm 2019 cho biết, tàng thinh năm nay sẽ dài khoảng 1m30, đường kính khoảng 20cm và nặng khoảng 30kg.
“Khác với năm ngoái, tàng thinh năm nay được sơn màu hường. Vào 20h tối nay, tàng thinh sẽ được rước ra đền. Hiện người dân địa phương chưa ai được tận mắt chứng kiến tàng thinh năm nay”, ông Cứng chia sẻ.
Ông Hoàng Văn Cứng (56 tuổi) – người chế tác tàng thinh năm 2019.
Trước đó, từ năm 2012 – 2015, tàng thinh có kích thước to bằng khoảng cái phích. Năm 2016, tàng thinh giống bộ phận sinh dục của nam, to bất thường (80kg) so với chiều dài khoảng 1m và sơn màu hồng.
Video đang HOT
Năm 2017, tàng thinh được làm bằng gỗ nghiến, nặng khoảng 60kg, dài 1m. Tàng thinh được đặt một thợ mộc ở huyện Bắc Sơn và làm theo mẫu mà ban tổ chức gửi. Thợ mộc này đã làm mất nửa tháng mới hoàn thành.
Năm 2018, tàng thinh được làm bằng gỗ dổi, đường kính khoảng 22cm, chiều dài 1m30, trọng lượng trên 50kg, sơn màu gụ và cũng do chính tay ông Cứng làm.
Lễ hội Ná Nhèm với màn rước “của quý” mỗi năm thu hút rất đông du khách.
Theo Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng – Viện văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), người tham gia phục dựng Lễ hội Ná Nhèm cho biết, đây không phải lễ hội dân gian thông thường mà lễ hội đặc biệt của hai dòng họ vốn gốc họ Mạc.
Bắt nguồn từ lịch sử, khi triều Mạc thất thủ, dòng họ Mạc phải thay tên đổi họ để tránh họa tru di, truy sát của vua Lê và chúaTrịnh.
Họ Hoàng và họ Bế (gốc họ Mạc) rước sinh thực khí nam nữ đi cung tiến cho đức Vua của mình. Con cháu gốc họ Mạc mượn tín ngưỡng phồn thực để biểu đạt mong ước đức Vua phù trợ cho dòng họ lớn mạnh.
Theo Danviet
Lễ hội yên, nhưng chưa ổn
Các lễ hội đầu năm nay được siết chặt quản lý và đổi mới cách tổ chức, không còn cảnh đánh nhau, tranh cướp lộc, cũng không có cảnh chém lợn hay đập đầu trâu đầy phản cảm... Tuy nhiên, hình ảnh biển người chen chúc, xô đẩy, thậm chí có người ngất xỉu vẫn còn xảy ra, làm mất đi vẻ đẹp lễ hội đầu năm.
Biển người tại các lễ hội
Cũng như các năm trước, năm nay các điểm lễ hội lớn như chùa Hương, lễ hội Gióng - Sóc Sơn, Ném Thượng - Bắc Ninh, lễ hội Cổ Loa - Đông Anh, chùa Bái Đính - Ninh Bình... được người dân đổ về vào những ngày đầu năm xuân mới.
Chùa Hương 3 ngày trước khi khai hội, người dân đổ về lên tới tổng cộng hơn 120.000 người, cao điểm là ngày 8.2 (mùng 4 âm lịch) có tới gần 50.000 du khách đi lễ chùa Hương. Số lượng du khách đã vượt so với năm 2017, tuy nhiên những hình ảnh lộn xộn như tranh cướp, xô đẩy để giành lộc hay chèo kéo du khách đi đò, đổi tiền lẻ, ăn xin... dọc từ suối Yến lên đến chùa Thiên Trù, động Hương Tích đã không còn.
Biển người chen chúc tại chợ Viềng Nam Định tối 12.2 (mùng 7 âm lịch). Ảnh: H.H
Tại lễ hội Gióng ở Sóc Sơn, hàng chục nghìn du khách đã có mặt để chứng kiến nghi lễ và tham gia xin lộc nhưng không có cảnh tranh cướp. Lễ hội Gióng năm 2019 đón nhận 8 lễ vật được các địa phương cung tiến, lần lượt là ngựa sắt của thôn Phù Mã (xã Phù Linh), voi chiến của thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược), ngà voi của xã Đức Hòa, cỏ voi của thôn Yên Sào (xã Xuân Giang), kiệu tướng của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) và cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh)...
Đặc biệt, hai lễ vật là giò hoa tre của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) và trầu cau của thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) nhiều năm nay hay xảy ra tình trạng tranh cướp, xô đẩy, thậm chí đánh nhau để cướp lộc. Năm nay, để giảm thiểu tình trạng phản cảm này, Ban tổ chức lễ hội Gióng đã có hẳn một kịch bản thay đổi phương thức triển khai.
Theo đó, sau lễ cung tiến, giò hoa tre và trầu cau được di chuyển vào hậu cung, sau đó được chuyển với số lượng vừa đủ xuống đền Hạ, đền Mẫu để thờ cúng. Bên cạnh đó, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, tình nguyện viên cũng đã được huy động để bảo vệ lễ vật trong quá trình rước.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh - Trưởng Ban tổ chức lễ hội Gióng năm 2019, điều này bảo đảm không làm mất đi những nghi lễ truyền thống của lễ hội, thay vào đó còn góp phần tạo nên hình ảnh văn minh, yên bình cho lễ hội được chờ đợi bậc nhất trong năm của Hà Nội.
Vẫn còn chen lấn, xô đẩy
Mặc dù không còn cảnh tranh cướp lộc nhưng hình ảnh biển người chen chúc, xô đẩy đến nghẹt thở vẫn còn xảy ra tại nhiều đền, chùa, lễ hội. Điều này phần nào vẫn gây nên hình ảnh phản cảm, mất đi sự linh thiêng và yên bình của những lễ hội đầu xuân.
Tại chợ Viềng Nam Định đêm 11.2 rạng sáng 12.2 (tức đêm mùng 7 rạng sáng mùng 8 âm lịch), hàng vạn người dân thập phương về trẩy hội Phủ Dầy - Chợ Viềng tại xã Trung Thành và xã Kim Thái thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ngay từ đầu giờ chiều, tuyến đường liên xã Trung Thành và Kim Thái dài khoảng 5-7km luôn trong tình trạng kẹt cứng phương tiện và người du xuân đầu năm.
Đặc biệt, càng về khuya thì lượng người đổ về chợ Viềng càng đông, gây nên tình trạng tắc nghẽn. Thêm nữa, lực lượng an ninh lại quá mỏng không thể ngăn nổi dòng người xô nhau, chen lấn gây nên cảnh hỗn loạn, một vài du khách nữ đã sợ hãi phát khóc.
Bên trong đền Mẫu, để vào được cung cấm xin lộc và lễ, đoàn người như "bó giò" trong một hành lang sắt chật hẹp, phải chen nhau nhích từng bước. Thi thoảng "làn sóng" người bị chao đảo, những tiếng la ó nổi lên bởi một ai đó sốt ruột ủn dòng người phía trên. Mặc dù trời mưa xuân kèm theo hơi lạnh, nhưng đoàn người vẫn mướt mát mồ hôi. Nhiều du khách có thâm niên đi chơi chợ Viềng 10 năm nay phải thốt lên: Chưa năm nào vất vả như năm nay!
Chùa Hương trước ngày khai hội cũng đông kín biển người không khác gì chợ Viềng. Dòng người chen chân xếp hàng, chen lấn mua vé và chờ đợi đi cáp treo vào động Hương Tích, nhiều phụ nữ, trẻ em đã ngất xỉu bởi sự ngột ngạt, bí thở do biển người quá tải.
Không những thế, những hình ảnh phản cảm như sờ tượng thờ lấy may hay nhét tiền lẻ vào khe tượng, khe cửa thay vì bỏ vào hòm công đức vẫn diễn ra nhan nhản ở các đền chùa. Tại đền Quán Thánh (Hà Nội), nhiều người xin lộc bằng cách dùng tay, tiền lẻ xoa chân tượng đến nhẵn bóng, rồi dùng đôi bàn tay và những tờ tiền đó xoa lên mặt, mũi mình với hy vọng năm mới phát tài, nhiều lộc, may mắn.
Tại chùa Hương Tích (Hà TInh), với quan niệm sờ tượng hổ thần có thể chữa được bách bệnh nên nhiều người đến đây đã chen lấn nhau dùng tay sờ, xoa tượng hổ. Phóng viên ghi nhận cảnh nhiều người thắp hương khấn vai, dùng dầu gió đổ lên thân tượng hổ rồi dùng tay xoa tượng xoa lên bộ phận tương tự ở cơ thế mình...
Nhiều chuyên gia có ý kiến rằng, có nên cứ nhất thiết phải đi lễ hội đầu năm, để rồi xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. Liệu thay vì nhà nhà, người người đi lễ đầu năm thì hãy lễ tại gia. Cũng có một vài ý kiến cho rằng, lễ hội không có lỗi, lỗi thuộc về ý thức người đi lễ và hiện nay tình trạng mê tín dị đoan của người dân quá nhiều nên mới dẫn tới việc đi lễ theo kiểu còn u mê, theo phong trào mà không hiểu hết, hiểu đúng ý nghĩa của việc đi lễ, khai xuân.
Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VHTTDL:
Tuyên truyền việc ứng xử văn minh
Ý thức tham gia lễ hội của người dân đã có nhiều chuyển biến, việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội đã ngày càng tốt hơn... Các địa phương cần chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đây là việc hết sức quan trọng, để người dân nâng cao nhận thức, có ứng xử văn hóa, văn minh trong lễ hội. Bên cạnh đó, cần chỉnh trang, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của nhân dân tham gia lễ hội.
Ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL:
Tăng cường kiểm tra
Cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra những giải pháp để hạn chế tối đa những tiêu cực tại lễ hội, như: Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị định 110 của Chính phủ; tuyên truyền nhận định đúng giá trị của lễ hội; không tổ chức các lễ hội không đúng truyền thống. Đồng thời cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các lễ hội.
Dịp trước, trong và sau Tết Kỷ Hợi 2019, Thanh tra Bộ VHTTDL sẽ kiểm tra công tác lễ hội tại 18 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái, Tây Ninh, An Giang. Bên cạnh đó sẽ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại 10 tỉnh.
Anh Nguyễn Lữ Thuận - 106 Hòa Mã, Hà Nội:
Đi lễ mà chen lấn như... đánh vật
Ngày mùng 1 Tết vừa qua, tôi đã không thể chen chân vào phủ Tây Hồ vì cả 3 ngả đường dẫn vào đều tắc nghẽn, xe máy, ôtô ken đặc, trong khi càng về trưa trời càng nắng nóng khiến mọi người mệt mỏi. Không còn cách nào khác, tôi đành đứng vái vọng từ xa rồi ra về. Thiết nghĩ, đi lễ thành tâm mà phải chen lấn như đi đánh vật thế này cũng không ứng được. Nên chắc sang năm tôi sẽ tránh ngày đông để lên phủ.
Quang Hà (ghi)
Theo Danviet
Ảnh: Du khách hành hương xuyên đêm khai hội Yên Tử Dù sáng 14.2 (tức mùng 10 âm lịch) Yên Tử mới chính thức khai hội, nhưng người dân nhiều nơi đã đổ về từ hôm trước và hành hương xuyên đêm. Đêm 13.2, đông đảo người dân khắp nơi đã đổ về Yên Tử và hành hương xuyên đêm. 12h giờ đêm, sương núi giăng dày, nhưng vẫn có nhiều đoàn lữ hành...