Cửa ngõ Sài Gòn và những “quỷ kế” của đội quân cướp giật
Lợi dụng sơ hở, bỡ ngỡ của người dân từ các tỉnh thành khác đến TP.HCM, bọn cướp, cướp giật sử dụng hàng loạt chiêu thức “lừa cướp, đạp cướp, chém cướp”… ngay tại những điểm nóng thuộc cửa ngõ đi vào trung tâm TP.HCM. Táo tợn hơn, bọn chúng lừa các tài xế taxi, xe ôm… ra vùng ven để giết người, cướp tài sản. Những vùng ven thiếu sáng, thưa người, vô tình trở thành cấm địa tiếp tay cho tội phạm cướp, cướp giật hoành hành. Những “vòi bạch tuộc” vùng ven
Nhiều ngày qua, người dân lưu thông qua tuyến đường Xa lộ Hà Nội đoạn từ quận Thủ Đức (TP.HCM) về cầu Sài Gòn đều râm ran về chiêu lừa cũ của các đối tượng cướp giật được sử dụng lại. Theo đó, nhóm đối tượng này thường chọn những phụ nữ đi xe tay ga đắt tiền, một mình lưu thông trên đoạn đường Xa lộ Hà Nội và đặc biệt “ưa thích” người vừa di chuyển một đoạn đường xa bằng xe máy. Chị Nguyễn Thị Ái Nhung (ngụ quận Thủ Đức), người từng bị nhóm đối tượng này lừa cướp cho biết: “Hôm đó, tôi có việc đi từ Thủ Đức về trung tâm TP bằng đường Xa lộ Hà Nội. Khi tôi tăng tốc để lên cầu, một thanh niên phía sau vượt lên bảo xe tôi đang cháy”.
Do từng nghe về chiêu lừa này, chị Nhung bình tĩnh chạy tiếp, không dừng lại. Ít phút sau, một phụ nữ trung niên vượt lên bảo xe chị cháy và yêu cầu dừng lại kiểm tra. Lúc này, chị Nhung bắt đầu hoang mang, nửa muốn dừng xe trên cầu xem xét, nửa sợ bị cướp. Chị đánh liều chạy tiếp xuống đường D1 (phường 25, quận Bình Thạnh) mới dừng xe lại. Tuy nhiên, xe chị không hề bị cháy như những lời hô hoán của hai người đi đường “tử tế”. Khi về nhà, chị Nhung nhanh chóng chia sẻ thông tin này trên mạng xã hội để người thân và bạn bè nếu có đi qua đoạn đường này cảnh giác.
Cửa ngõ Sài Gòn và những “quỷ kế” của đội quân cướp giật
Nhận định về những chiêu lừa để cướp của tội phạm ở khu vực cửa ngõ TP.HCM, Trung tá Trịnh Kim Sơn, Phó đội trưởng đội CSĐT hình sự Công an quận Thủ Đức cho biết: “Thời gian qua, đơn vị có lập ra kế hoạch 206 để chống cướp giật. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2014, địa bàn quận Thủ Đức vẫn xảy ra cướp giật. Mặc dù, số vụ cướp, cướp giật xảy ra không nhiều như các quận trung tâm nhưng tình trạng cướp giật trên địa bàn quận hết sức phức tạp. Các đối tượng cướp giật hết sức tinh vi, xuất hiện nhiều phương thức, cách thức gây án khác nhau. Do đó, ngoài việc chúng tôi đẩy mạnh công tác phòng chống cướp, cướp giật, người dân cần đề cao cảnh giác đế tránh rơi vào bẫy của cướp, chia sẻ những hiện tượng cướp giật mới để mọi người chủ động phòng bị”.
Ở cửa ngõ phía Tây TP.HCM, tình trạng cướp giật ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và quận 12 cũng diễn ra hết sức phức tạp. Khu vực này thường xuất hiện chiêu lừa cướp đặc biệt tinh vi, luôn mới mẻ. Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (ngụ phường Trung Chánh, quận 12) cho biết: “Khu vực từ Quốc lộ 22 (đoạn khu vực bến xe An Sương) đến đường Trường Chinh (đoạn qua cầu Tham Lương) có một nhóm người chuyên lừa người đi đường để cướp xe và tài sản. Khi đi qua đoạn đường này, sẽ có một người đàn ông trung niên đi xe Dream áp sát để hỏi thăm đường. Khi được trả lời, người này giả vờ không nghe thấy, ép xe vào lề đường rồi lấy dao khống chế để đồng bọn ở phía sau ập tới cướp xe”.
Video đang HOT
Băng cướp ở huyện Hóc Môn và quận 12.
Ở một hướng vùng ven khác của thành phố, người dân sống ở khu vực cầu Đồng Điền, gần khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM), mấy năm trở lại đây tình trạng cướp giật cũng ngày một táo tợn hơn. ông Nguyễn Văn Giỏi (59 tuổi, ngụ xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè) cho biết: “Cuối tháng 9/2013, một băng cướp nhí đã bị công an Nhà Bè bắt giữ. Tụi này manh động lắm, chúng giả bộ có mâu thuẫn với người đi đường, cầm dao đe dọa. Lợi dụng lúc nạn nhân đang hoang mang, bọn chúng cướp xe tẩu thoát. Người nào chống trả thì bị chúng đánh hoặc lấy dao chém bị thương nặng”.
Những cung đường “tử thần” rình rập
Ghi nhận thực tế, các khu vực vùng ven thường thiếu hệ thống chiếu sáng, đường sá vắng, thưa người, lại nhiều bụi rậm… thuận lợi cho các đối tượng cướp ẩn nấp. Nhiều tuyến đường nông thôn ở các huyện vùng ven được cơ quan công an, chính quyền địa phương treo bảng “Khu vực vắng thường xảy ra cướp, cướp giật” để cảnh báo người đi đường. Thực tế, cơ quan công an ở các quận trung tâm đẩy mạnh tuần tra, cơ hội ra tay ít hơn nên các đối tượng cướp giật đang có xu hướng dạt về vùng ven để dễ làm ăn. Bên cạnh đó, người dân sống ở vùng ven Sài thành vốn vô tư, chủ quan trong công tác phòng chống cướp giật. Một đặc điểm khác mà bọn cướp chọn vùng ven để “xuất chiêu” là dễ tẩu thoát.
Các tuyến đường như Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn) cứ sau 0h lại trở thành “điểm chết” của không ít người đi đường. Anh Nguyễn Bảo Lộc, công tác tại đài Phát thanh huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) chia sẻ: “Hôm trước, tôi có việc lên TP.HCM đến khoảng hơn 11h đêm mới đi về Đức Hòa. Khi đến đầu đường Nguyễn Văn Bứa, tôi phát hiện có hai xe máy phân khối lớn chạy kè theo. Tôi cố gắng bình tĩnh chạy xe với tốc độ thật nhanh, giữ khoảng cách an toàn với đối tượng khả nghi. May mắn, tôi bám theo được một nhóm công nhân đi làm về khuya. Lỡ mất “con mồi”, hai xe máy này dừng lại ở ven đường”.
Đầu tháng 9/2014, nạn nhân L.V.Đ. (42 tuổi, ngụ quận 9) khai báo, ông là người hành nghề xe ôm và đêm 28/8 được một thanh niên chưa rõ lai lịch thuê chở về quận 12. Khi đến đoạn vắng vẻ ở Quốc lộ 1A thuộc phường Thới An (quận 12), người khách lộ diện là kẻ cướp khi rút hung khí đe dọa ông Đ. để cướp xe. May mắn, ông Đ. chỉ bị thương nhẹ và được chữa trị kịp thời.
Trung tá Võ Quốc Bảo, Đội trưởng đội Tổng hợp Công an huyện Hóc Môn cho biết: “Trong 10 tháng đầu năm 2014 trên địa bàn huyện Hóc Môn ghi nhận nhiều vụ cướp giật, trong số 136 vụ vi phạm pháp luật có 23 vụ cướp giật, trong đó có 19 vụ cướp giật có phương tiện. Cho đến thời điểm hiện tại đã bắt và xử lý hơn 20 vụ, xử lý 34 tên, số còn lại do người dân báo cáo trễ và đang trong quá trình điều tra làm rõ. Đáng chú ý là trong tội phạm cướp giật vừa bắt và xử lý thì có đến 16 đối tượng nghiện ma túy. Theo thống kê, các đối tượng cướp giật có 50% cư trú tại địa bàn, 50% từ các vùng lân cận đến.
“Trước đây, cướp giật xảy ra trên địa bàn khá là phức tạp. Các đối tượng có thể ra tay trên đường phố, đường nông thôn, thậm chí trên quốc lộ. Cướp giật để lại nhiều hệ lụy như mất tài sản, nguy hiểm đến tính mạng, chấn thương… Từ đầu năm 2014, địa phương tăng cường tuyên truyền, tăng cường tuần tra, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống cướp giật nên tình hình ở địa phương đã giảm rõ rệt. Riêng đối với loại tội phạm cướp tài sản thường hoạt động từ 0h-5h. Loại tội phạm này sử dụng nhiều chiêu thức để cướp, trong đó dùng hung khí để khống chế là chủ yếu, Trung tá Bảo cho biết thêm.
Theo Trung tá Bảo, bọn cướp còn chạy xe áp sát, dùng dao khống chế để cướp, dùng tay xô ngã, dùng chân đạp nạn nhân, dùng vũ lực đe dọa. Một số khác thì dùng thủ đoạn tinh vi hơn như bỏ thuốc vào nước, xưng là công an quan chức… để cướp. Thời gian qua, đơn vị khám phá nhiều vụ, trong đó một số vụ bắt được các nhóm đối tượng đã gây án ở nhiều địa phương khác nhau. Qua đó, tình hình cướp giật ở địa bàn giảm thiểu một cách đáng kể.
Cướp vùng ven thường hoạt động nhóm
Đầu tháng 1/2014, Công an TP.HCM vừa bàn giao 16 đối tượng trong băng cướp vùng ven để các Công an quận 12, quận Gò Vấp, huyện Hóc Môn điều tra và xử lý. Băng cướp nhí đã sử dụng thủ đoạn kè sát những nạn nhân đi xe gắn máy một mình, đạp xe ngã xuống đường rồi ra tay cướp tài sản trong tháng 9,10 và 11/2013, trên địa bàn ba quận huyện này. Mới đây, cuối tháng 8/2014, Công an huyện Củ Chi đang điều tra và truy bắt một nhóm cướp nguy hiểm. Theo thông tin ban đầu, 23h đêm 28/8, anh T.M.H. (24 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) một mình điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường. Khi đi ngang qua một khu đất trống thuộc ấp 8 (xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi), anh H. bất ngờ khi bị một nhóm gồm ba thanh niên chặn đường lại. Anh H. chưa kịp hiểu chuyện gì thì nhóm ba thanh niên này rút hung khí khống chế, rồi cướp xe gắn máy của anh tẩu thoát.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Lừa bán 9 phụ nữ sang Trung Quốc
Ngày 27/9, Phòng CSĐT Công an Tây Ninh (PC45) cho biết: vừa tạm giữ 4 đối tượng gồm Phạm Thị Thu Linh (25 tuổi, ngụ xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu), Lưu Vĩ Tân (tự Quang, 53 tuổi ngụ phường 8, quận 6, TP HCM) và 2 người nước ngoài để điều tra làm rõ về hành vi mua bán người.
Theo kết quả điều tra ban đầu: Sau thời gian xác lập chuyên án đấu tranh, khoảng 8h ngày 20/9, tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM), Phòng PC45 Công an Tây Ninh đã phối hợp với đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, Công an TP HCM bắt quả tang 2 đối tượng người nước ngoài đang làm thủ tục cho 1 cô gái Việt Nam để đưa sang Trung Quốc.
Tiến hành mở rộng điều tra đến ngày 24/9, cơ quan Công an đã bắt khẩn cấp và khám xét nhà các đối tượng Linh và Tân, giải cứu một cô gái, thu giữ 5 hộ chiếu, 5 vé máy bay, 6 giấy chứng minh nhân dân, 2 điện thoại và 8 triệu đồng cùng một số tang vật có liên quan.
Đối tượng Tân và Linh.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận: Vào những ngày cuối năm 2013, đối tượng người nước ngoài (tên thường gọi là Tú) sang Việt Nam du lịch, quen biết với Tân và Linh. Sau đó, Tú kêu Linh, Tân tuyển chọn các cô gái Việt để Tú đưa sang Trung Quốc bán, mỗi cô gái sẽ được trả công là 10 triệu đồng. Đầu năm 2014, Tú dẫn theo một số người Trung Quốc về Việt Nam cho Linh tổ chức xem mặt. Mỗi trường hợp như thế Tú được trả công 30.000 NDT (khoảng 100 triệu đồng tiền Việt).
Tại các địa điểm xem "hàng", Tú kêu Linh hoặc Tân phiên dịch với tiền công từ 200.000 đến 500.000 đồng. Nếu có cô gái được chọn, Tú phân công Linh đưa các nạn nhân đi làm thủ tục chứng nhận độc thân và hộ chiếu, còn Tân lo làm thủ tục xuất cảnh. Tân hưởng lợi từ phi vụ này là 500.000đ. Hoàn tất thủ tục xong, Tú là người trực tiếp đưa các nạn nhân ra Hà Nội, Hải Phòng để xuất cảnh sang Trung Quốc.
Với thủ đoạn hoạt động như trên, đường dây của Tú đã bán tất cả 9 phụ nữ Việt sang Trung Quốc, trong đó có 6 phụ nữ bán trót lọt. Được biết, trong 6 phụ nữ bị bán sang Trung Quốc, có 1 người đã về Việt Nam do gia đình bỏ ra 120 triệu đồng để chuộc thân.
Theo Công An Nhân Dân
"Ngáo đá" vác súng K59 nghênh ngang giữa Thủ đô Khi bị lực chức năng yêu cầu xuống xe, đối tượng vẫn còn trong tình trạng "ngáo đá", run rẩy đi không vững Khoảng 9h30 ngày 27/8, khi tổ công tác đặc biệt Y13/141 do Thượng úy CSGT Đồng Văn Bắc làm Tổ trưởng, thực thi nhiệm vụ tại chốt giao thông Nguyễn Sơn - Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội), phát...