Cửa nào cho phương Tây trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine?

Theo dõi VGT trên

Ngoại trưởng Mỹ đã đe dọa trả đũa đối với hành động của Nga tại bán đảo Crimea và để ngỏ tất cả các giải pháp. Nhưng liệu Mỹ có thực sự cân nhắc tất cả giải pháp, trong đó có các biện pháp quân sự? Mỹ và phương Tây thực lực có thể làm gì trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine?

Các phương án ngoại giao

Cửa nào cho phương Tây trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine? - Hình 1

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Bước đi quan trọng điều tiên thường hiện thực hiện nhằm đáp trả một hành động gây phẫn nộ quốc tế là sự lên án của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sau đó có thể là các nghị quyết yêu cầu các bước đi phục hồi của bên phạm lỗi. Và nếu điều đó thất bại, Hội đồng Bảo an có thể yêu cầu hành động quân sự quốc tế.

Nhưng tất cả các phương án trên đều không khả thi lúc này. Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, vì vậy có thể và sẽ bỏ phiếu bất kỳ nỗ lực nào nhằm lên án nước này. Đây là một thất bại do hệ thống của Hội đồng Bảo an – sự bất lực trước một thành viên thường trực.

Nhưng cũng có các phương án hành động khác. 7 quốc thành viên thuộc nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới đã “quay lưng” với thành viên thứ 8 – Nga – khi hủy công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G8, dự kiến diễn ra tại Sochi vào tháng 6 tới.

Các hình thức hợp tác khác với Nga có thể bị “treo giò”. Quan hệ đối tác EU-Nga, với các hội nghị thượng đỉnh được tổ chức 2 năm một lần, là một phương án. Hội đồng Nga-NATO là một phương án khác.

Nhưng việc quay lưng với Nga về mặt ngoại giao cũng có những nguy cơ lớn. Sự hợp tác của Nga rất quan trọng đối với chính sách của phương Tây về Iran, Triều Tiên và Afghanistan, và Nga cũng có ảnh hưởng rất lớn tại Syria.

Anh được cho là đã ra lệnh tẩy chay ở cấp bộ trưởng Thế vận hội Paralympic dành cho các vận động viên khuyết tật, khai mạc vào ngày 7/2 tới tại Sochi, vốn nằm cái thủ phủ Simferopol của Cộng hòa tự trị Crimea chỉ khoảng 480 km. Nhưng việc chỉ tẩy chay một sự kiện thể thao sẽ không có tác dụng thực sự, và các quốc gia rất miễn cưỡng trong việc áp dụng các biện pháp này kể từ các vụ tẩy chay “ăn miếng trả miếng” thời Chiến tranh Lạnh vào năm 1980 và 1984.

Các phương án kinh tế

Cửa nào cho phương Tây trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine? - Hình 2

EU phụ thuộc nhiều vào Nga về khí đốt, với các hệ thống đường ống vận chuyển hầu hết đi qua Ukraine.

Ngoài các phương án ngoại giao, phương Tây cũng có thể áp đặt các biện pháp nhằm tổn hại tới Nga về mặt kinh tế. Các biện pháp này có thể được áp dụng mà không cần sự ủng hộ của Liên hợp quốc.

Video đang HOT

Nga có các mối quan hệ kinh tế to lớn đối với phương Tây. Mỹ đã hủy các cuộc đàm phán với Nga về các vấn đề năng lượng và một ước đầu tư song phương.

Một trong những mối quan hệ kinh tế lớn nhất giữa châu Âu và Nga là dầu mỏ và khí đốt, nhưng đây cũng là một điểm yếu. Nga là nhà cung cấp khí đốt từ lớn nhất của EU, cung cấp khoảng 25% lượng thiêu thụ khí đốt, trị giá gần 100 triệu USD mỗi ngày. EU quá phụ thuộc vào Nga nên khối này không thể làm gì. Châu Âu cũng không có các lựa chọn khác để giảm bớt nhu cầu cung cấp từ Nga, mặc dù sau một mùa đông lạnh lẽo, EU có thể có đủ khí đốt dự trữ trong khoảng vài tháng.

Giới nhà giàu Nga cũng có thể là một mục tiêu. Là các du khách thường xuyên tới phương Tây, họ có thể giữ hàng triệu USD trong các tài khoảng ngân hàng phương tây, hoặc đầu tư vào bất động sản và các đội bóng ở phương Tây.

Nhà phân tích an ninh về Nga Mark Galeotti cho biết: “Vũ khí mạnh nhất chống lại phương Tây là tấn công giới nhà giàu mà Kremlin bị ảnh hưởng nhiều”.

Ông Galeotti nói, ông hi vọng về “các lệnh cấm vận và đóng băng tài sản đối với các quan chức, thông qua các biện pháp hạn chế visia và thậm chí là áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các tập đoàn của Nga”.

Việc tấn công các doanh nghiệp nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng phương Tây không muốn trả đũa, vì một số công ty của chính họ, như ExxonMobil và Boeing, có sự hiện diện lớn tại Nga.

Sức ép kinh tế từ phương Tây có thể phải diễn ra trong thời gian dài – tập trung vào việc giảm thương mại và đầu tư.

Các biện pháp đóng băng tài sản và hạn chế visa đã được sử dụng trước trước đó, mà điển hình là việc Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Nga có liên quan tới vụ bắt giữ và cái c.hết của luật sư Nga Sergei Magnitsky. Những biện pháp tương đối hạn chế này có ảnh hưởng rất yếu ớt đối với các quan hệ với Nga, vốn trả đũa bằng một loạt biện pháp trong đó có lệnh cấm người Mỹ nhận t.rẻ e.m Nga làm con nuôi.

Nhưng ông Francesco Giumelli, một chuyên gia về các lệnh trừng phạt quốc tế tại Đại học Groningen ở Hà Lan, cho rằng các biện pháp trên không nên chỉ sử dụng để nhằm vào những người Nga giàu có.

“Về mặt pháp lý là rất khó… Làm thế nào bạn có thể liên hệ những người này với các biện pháp cụ thể tại Crimea. Bạn cần phải chứng minh được rằng họ đã tham gia vào những điều sai trái”, ông Giumelli nói.

Theo ông Giumelli, các biện pháp cấm vận đi lại – chứ không phải tài chính – nhiều khả năng là bước đi đầu tiên, nhằm vào các tướng lĩnh và giới chức quốc phòng có vai trò trực tiếp tại Crimea, hoặc xa hơn là các nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ hành động của Nga tại Crimea. Ông Giumelli cho rằng biện pháp này dường như chỉ mang tính biểu tượng, nhưng cho thấy một cam kết hành động và có thể được tăng cường sau đó.

Thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn nhằm vào đội ngũ thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin hoặc các tập đoàn kinh tế mạnh nhiều khả năng sẽ chỉ vấp phải sự trả đũa, ông Giumelli nhận định, và nói thêm “điều đó có thể giúp gì được Ukraine?”.

“Thật dễ dàng khi nói rằng “chúng ta cần phải mạnh mẽ” nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu người Nga cũng nói điều tương tự. Tôi không nghĩ EU muốn đưa nó lên mức mà ai đó lại phải kéo nó xuống”, ông Giumelli nói.

Các phương án quân sự

Cửa nào cho phương Tây trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine? - Hình 3

Tàu chiến USS Ramage của Mỹ đã có mặt tại Biển Đen nhưng nhiều khả năng sẽ không hành động gì.

Mặc dù Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố cân nhắc “mọi phương án” nhưng giới chuyên gia cho rằng một hành động quân sự là không có khả năng xảy ra. Giới phân tích cũng nhất trí rằng không có viễn cảnh NATO chiến tranh với Nga vì Ukraine.

Ngoại trưởng Anh William Hague cũng thẳng thừng tuyên bố: “Hiện tại, không có phương án quân sự nào được thảo luận”.

Ukraine là một quốc gia đối tác của NATO, nhưng không phải là thành viên của liên minh, do đó không nhận được các biện pháp đảm bảo an ninh.

Mục tiêu to lớn hiện là giảm quân sự cuộc khủng hoảng và cố gắng đưa Nga và Ukraine tới bàm đàm phán. Do vậy, NATO nhiều khả năng sẽ hành động thận trọng. Bất kỳ sự triển khai lực lượng nào tới khu vực Biển Đen hoặc đề nghị triển khai các phương tiện giám sát cũng có thể bị phía Nga xem là NATO đang can thiệp vào Kiev và có thể khiến Mátxcơva nổi giận.

Đây không phải là một cuộc chiến tranh tiềm tàng mà Ukraine có thể thắng về mặt quân sự, dù có sự trợ giúp của NATO hay không.

Chờ đợi điều gì?

Nhiều nhà phân tích cho rằng một hành động kiên quyết, bất ngờ của phương Tây khả năng không xảy ra. Bất kỳ biện pháp trừng pháp nào nhiều khả năng cũng bắt đầu ở quy mô nhỏ và sau đó lớn dần, và trong bất kỳ trường hợp nào phương Tây cũng cần thời gian để đi đến quyết định và thực thi, ít nhất là tại EU, nơi sự nhất trí của 28 quốc gia thành viên phải được đảm bảo.

Phương Tây cũng nên nhận thức rõ ràng các biện pháp trừng phạt có thể phản tác dụng, làm tổn hại chính các quan hệ kinh tế của họ với Nga, đặc biệt là nếu Mátxcơva tìm cách trả đũa.

An Bình

Theo Dantri

Đ.ánh "Rồng" từ… dưới biển

Nếu muốn ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc, không cho nước này thể hiện sức mạnh cơ bắp quân sự và thay đổi hiện trạng trong khu vực, Mỹ cần phải xây dựng và thực hiện chiến lược tấn công từ dưới biển một cách hiệu quả.

Kỳ 1: "Tử huyệt" của Trung Quốc

Có thể hy vọng rằng Trung Quốc và Mỹ không xảy ra một cuộc xung đột vũ trang trong tương lai. Nhưng với sự trỗi dậy của Trung Quốc về sức mạnh kinh tế và quân sự như hiện nay, một ngày nào đó, 2 cường quốc này cũng sẽ va chạm với nhau ít nhất trong vài cấp độ. Xu hướng này còn được gọi là "Trap Thucydides", có nghĩa là: "Khi một cường quốc trỗi dậy nhanh chóng cạnh tranh với một cường quốc thực sự, rắc rối sẽ xuất hiện. 11 trong số 15 trường hợp như vậy đã xảy ra trong vòng 500 năm qua, kết quả là nổ ra một cuộc chiến tranh".

Đánh Rồng từ... dưới biển - Hình 1

Tên lửa được phóng từ tàu ngầm.

Mục tiêu chiến lược quân sự của Mỹ là phải duy trì ưu thế vượt trội mà không dẫn đến xung đột. Mỹ cần phải tìm cách răn đe hành động quân sự của các đối thủ tiềm tàng, bởi vì những cường quốc có ưu thế lớn thường giành chiến thắng trong các cuộc xung đột. Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là chiến lược quân sự của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự để thay đổi hiện trạng địa chính trị là gì?

Trả lời cho câu hỏi này không thể dựa trên những đ.ánh giá mang tính chiến thuật trong học thuyết đã được vạch ra và lực lượng quân đội Mỹ hiện nay để đối phó Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là một cuộc tranh luận mà hầu hết các cuộc thảo luận thường không đi đến kết quả. Phát triển một chiến lược quân sự quốc gia hiệu quả nhằm ngăn chặn những xung đột phải bắt đầu với những đ.ánh giá trung thực và thẳng thắng về lịch sử cũng như những mục tiêu, khả năng chiến lược của cả ta và địch cũng như những điểm yếu không chỉ về hệ thống vũ khí, chiến thuật tác chiến và học thuyết quân sự.

Ưu tiên số một của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay là ổn định chính trị trong nước và nâng cao mức sống của người dân. Để đạt được những mục tiêu này, chiến lược lớn của Trung Quốc là phải kiểm soát được phía đông nước này để bảo vệ Đại lục trước các đợt tấn công từ trên biển và đảm bảo sự an toàn cho tuyến đường hàng hải, nơi có vị trí quan trọng đối với việc khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc ra nước ngoài. Theo đó, Trung Quốc đã ưu tiên xây dựng lực lượng vũ trang của mình để cho phép nâng cao khả năng kiểm soát trên biển, tăng cường áp lực nhằm vào Đài Loan, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo Trường Sa và xa hơn nữa. Nó là một hệ quả trực tiếp và hợp lý về chiến lược lớn của Trung Quốc trong dài hạn.

Trong khi đó, những thế mạnh chủ yếu của Trung Quốc là rất gần với chiến trường châu Á-Thái Bình Dương, có hệ thống tên lửa và khả năng không kích từ trên không chính xác, lực lượng đổ bộ thì ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, Trung Quốc lại có những điểm yếu cốt tử đó là khả năng chống ngầm và khả năng phá mìn rất hạn chế, cùng với đó là các cảng và các tuyến đường thương mại trên biển của Trung Quốc rất dễ tiếp cận và đ.ánh phá. Những điểm yếu này là rất quan trọng đối Mỹ trong việc đ.ánh chặn nếu chiến tranh với Trung Quốc nổ ra.

Không chỉ mỗi Hải quân Trung Quốc là chưa được chuẩn bị nhiều cho cuộc chiến chống ngầm và phá mìn, mà hầu như tất cả hải quân các nước trên thế giới- trừ Mỹ - cũng trong hoàn cảnh tương tự. Điều này rất khó thực hiện vì một cuộc chiến như vậy đòi hỏi phải dành nhiều thời gian để thành thạo trên biển và có rất ít lực lượng hải quân đầu tư hoặc muốn huấn luyện những chiến thuật nhàm chán, không được ưa chuộng này. Trên cơ sở biên chế lực lượng hải quân hiện nay và trong vòng 15 năm tới, Trung Quốc sẽ không thể thực hiện một chiến dịch chống ngầm thành công, bởi vì hiện tại Bắc Kinh đang tập trung đầu tư vào tàu sân bay và các tàu nổi đối không, chứ không phải là các phương tiện chống ngầm hay phá mìn.

Sẽ là chiến lược thiếu suy nghĩ, thậm chí có lẽ là một sơ xuất về mặt quân sự, nếu chỉ tập trung vào việc làm thế nào để Mỹ có thể bảo vệ Đài Loan hoặc chống lại các hành động quân sự của Trung Quốc với Chiến lược Tác chiến Không - Biển (một chiến lược do Lầu Năm Góc khởi xướng đê vô hiêu hoa Chiên lươc "chông tiêp cân, phong toa khu vưc" cua Trung Quôc va duy tri ưu thê quân sư cua My ơ châu A, Thai Binh Dương va trên toan câu) hay một khái niệm tác chiến khác. Với câu châm ngôn: "Những kẻ nghiệp dư nghiên cứu chiến thuật, còn những người chuyên nghiệp sẽ nghiên cứu về hậu cần" có lẽ là đúng, nhưng các quốc gia cũng nên thực hiện việc bố trí lực lượng và học thuyết mà có thể tăng cường khả năng răn đe.

Trước tiên, mục tiêu chiến lược quân sự của Mỹ nên tập trung vào việc ngăn chặn hành động quân sự của Trung Quốc thông qua một chiến lược rõ ràng, đáng tin cậy và khó có thể bị đ.ánh bại mà ở đó nó có thể tạo ra những hậu quả tiêu cực và nghiêm trọng đối với lãnh đạo của Trung Quốc. Răn đe xuất hiện khi thế trận về chiến lược và quân sự khiến lãnh đạo của đối phương phải nhận thấy rằng họ khó có thể dành thắng lợi mà không có mất mát, hy sinh. Hiện nay, chiến lược và thế trận quân sự của Mỹ dường như chưa thể hiện được điều này. Với tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, Trung Quốc đang ngày càng coi thường thế trận của Mỹ, điều có thể gây nguy hiểm cho cả hai bên.

Theo Công Thuận

Baotintuc.vn/USNI

Kỳ tới: Kịch bản tấn công Trung Quốc của Mỹ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
Nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc
12:19:10 06/07/2024
Ukraine than bị chậm viện trợ, ông Putin muốn 'chấm dứt hoàn toàn' xung đột
07:23:54 06/07/2024
Thái Lan sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế
23:03:40 06/07/2024
Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Người đứng đầu tổ chức sự kiện tôn giáo đầu thú
14:01:57 06/07/2024
Năm điểm then chốt trong 'sứ mạng hòa bình' của Thủ tướng Hungary Orban
15:49:57 06/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024

Tin đang nóng

Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
21:32:34 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Nữ minh tinh Giày Thủy Tinh gặp biến chứng đáng sợ hậu "dao kéo"
20:46:31 07/07/2024
Tập 2 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Ngô Thanh Vân đã xuất hiện, thần tượng 2 triệu fan được cả cõi mạng réo tên
18:00:25 07/07/2024
Con gái 4 t.uổi lau nước mắt cho mẹ trong lễ cúng 49 ngày diễn viên Đức Tiến
23:12:31 07/07/2024

Tin mới nhất

Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden

21:02:39 07/07/2024
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cho rằng cuộc tranh luận sẽ giúp nhiều người Mỹ nhận ra ông Donald Trump là người phù hợp hơn để trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Rủi ro khi chạy đua với bò tót tại Tây Ban Nha

20:54:36 07/07/2024
Theo đó, một người đàn ông 37 t.uổi đã bị bò tót húc nhưng may mắn chỉ bị chấn thương nhẹ. Những người còn lại bị xây xát và bầm tím trong quá trình chạy đua với bò tót.

Lũ lụt và lở đất tiếp diễn ở Nepal, gần 30 người t.hiệt m.ạng

20:50:53 07/07/2024
Mùa gió Hè từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm mang lại cho các nước khu vực Nam Á từ 70 - 80% lượng mưa, nhưng đồng thời gây ra lũ lụt và các vụ lở đất nguy hiểm đến người dân và cơ sở hạ tầng.

Hải quân EU phá hủy UAV ở Vịnh Aden

20:48:28 07/07/2024
Nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi, Mỹ cùng các nước đối tác đã thành lập liên minh an ninh để bảo vệ các tàu thương mại.

Hỗn loạn tại sự kiện tôn giáo ở Sri Lanka, nhiều người bị thương

20:41:08 07/07/2024
Nhà chức trách kêu gọi người dân hạn chế gây tiếng ồn lớn trong các buổi lễ rước tôn giáo để đảm bảo voi không bị kích động đột ngột dẫn tới hoảng loạn.

Hỏa hoạn tại khu Phố Tàu ở Thủ đô Thái Lan

20:36:06 07/07/2024
Thống đốc Bangkok Chadchart Sittipunt cho biết những lao động nhập cư thuê nhà ở cộng đồng Trok Pho sẽ được hỗ trợ. Ông cũng xác nhận rằng đường Yaowarat sẽ thông xe vào ngày 8/7.

Nga ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu định cư bị UAV tấn công

18:20:42 07/07/2024
Quan chức trên cũng cho biết lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để làm nhiệm vụ. Nhà chức trách đã sơ tán cư dân trong ngôi làng đến các cơ sở tạm trú và đóng cửa một đoạn đường cao tốc.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Cử tri đi bỏ phiếu vòng hai

17:55:16 07/07/2024
Bất kỳ đảng nào muốn thành lập chính phủ sẽ cần đạt được đa số tuyệt đối 289 ghế trong Quốc hội gồm 577 ghế. Những dự đoán mới nhất cho thấy RN sẽ có được nhiều ghế nhất trong Quốc hội, song không giành được đa số tuyệt đối.

Nắng nóng gay gắt bao trùm Nhật Bản, lần đầu vượt 40 độ C trong mùa hè này

17:52:04 07/07/2024
JMA đã ban bố cảnh báo về nguy cơ kiệt sức do nắng nóng đối với phần lớn quần đảo, khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào ban ngày và sử dụng máy điều hòa không khí ở trong nhà.

Iraq sẵn sàng hợp tác chống k.hủng b.ố

14:29:42 07/07/2024
Trong cuộc gặp, ông Al-Sudani cho biết Iraq có kinh nghiệm và kiến thức trong việc chống k.hủng b.ố cũng như theo dõi các nhóm này và sẵn sàng hợp tác với các nước thân thiện và anh em về vấn đề này.

Hàn Quốc khẩn cấp ngăn dịch tả lợn châu Phi lây lan

14:27:15 07/07/2024
Văn phòng thủ tướng cho biết ông Han Duck Soo đã yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp liên quan, bao gồm tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh, lệnh tạm dừng vận chuyển và phân tích dịch tễ học.

Burkina Faso, Mali, Niger hợp nhất thành liên bang, tiến tới rút khỏi ECOWAS

14:25:00 07/07/2024
ECOWAS dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Abuja (Nigeria) trong ngày 7/7, với chương trình nghị sự xoay quanh quan hệ với AES.

Có thể bạn quan tâm

Những kiểu đầm suông mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức

Thời trang

01:14:11 08/07/2024
Chiếc đầm suông phù hợp với mọi dáng người, với thiết kế rộng rãi không ôm sát cơ thể, dễ dàng suông tự nhiên từ vai xuống mà không cần định hình eo, mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức.

Tuần mới (8-14/7): 2 t.uổi nhận lộc kinh doanh lãi đậm, 1 t.uổi chịu đủ vận hạn

Trắc nghiệm

23:56:09 07/07/2024
Trong khi 2 con giáp may mắn đổi đời nhờ kinh doanh thuận lợi, 1 con giáp lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Đến Sài Gòn ai cũng thích mê 1 món súp: Mách bạn 7 địa chỉ chất lượng nhất!

Ẩm thực

23:26:54 07/07/2024
Để tìm một quán súp cua ở Sài Gòn thì không khó, nhưng dưới đây là 7 địa chỉ bán món súp trứ danh này chất lượng nhất!

Cây hài sân khấu: Dũng Nhí - Gian khổ vẫn không ngớt tiếng cười

Sao việt

23:18:16 07/07/2024
Diễn viên Dũng Nhí có thể xem là cây hài trẻ của cải lương dù anh không còn trẻ nữa và đã lăn lóc với nghề hơn 20 năm.

'Anh trai say hi' tập 4: Chơi đùa với lửa, nóng hơn sa mạc

Tv show

23:15:41 07/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh trai say hi , khán giả đã được chứng kiến những tiết mục cực kỳ n.óng b.ỏng với sân khấu dàn dựng hoành tráng, ấn tượng và đầy bất ngờ.

Fan mong Daesung hát bài gì tại concert ở Việt Nam?

Nhạc quốc tế

23:09:36 07/07/2024
Tin vui dành cho các bạn fan của Daesung, nhiều bài hát nổi tiếng gắn liền với BIGBANG đã được anh chàng đem đến các concert diễn ra trước đó.

Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

Du lịch

22:39:42 07/07/2024
Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

Sao châu á

22:27:29 07/07/2024
Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

Mọt game

22:09:20 07/07/2024
Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.