Cửa khẩu thông quan, thương lái vẫn “biệt tăm”
Đã 4 ngày trôi qua kể từ khi cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) thông quan các xe dưa, người trồng dưa vẫn ngóng chờ thương lái quay trở lại mua lượng lớn dưa còn tồn; nhưng thương lái không thấy đâu, hàng trăm tấn dưa vẫn phải trông chờ vào các tổ chức, cá nhân hảo tâm.
Trở về vựa dưa ở xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh) chiều nay 17/4, không khí buồn bã bao trùm từng con đường làng, đồng ruộng dưa và nét mặt ngóng chờ thương lái bên những trái dưa đã chín.
Hàng ngày, cụ Rô ngóng trông có người đến mua hết số dưa nằm trên sân nhà cụ.
“Tất cả thảy dưa nhà già đã chín rục rồi hư dần, còn thương lái thì chẳng thấy đâu. Mấy hôm trước, nghe mấy chú làm đoàn nói cửa khẩu gì đó thông xe rồi, dưa chạy qua bên Trung Quốc rồi, ấy mà giờ này không thấy ai đến mua. Năm nay chắc đói rồi chú ơi…”, cụ Trương Thị Rô (80 tuổi, ngụ thôn Xuân Mỹ, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh) tâm sự.
Ngay khi dưa hấu Quảng Ngãi rớt giá xuống còn 500 đồng/kg, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi ra quân thu mua cho người trồng dưa với giá 2.000 đồng/kg, hiện nay là 3.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi kết nối với nhiều đơn vị đoàn các tỉnh bạn và trường Đại học trên cả nước, hỗ trợ thu mua dưa hấu cho người dân ở huyện Sơn Tịnh (xã Tịnh Hiệp và Tịnh Trà), huyện Bình Sơn,…
Những đống dưa chờ thương lái và các đơn vị hảo tâm đến mua.
Qua thống kê cho đến sáng ngày 18/4, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã thu mua hơn 530 tấn dưa hấu, số dưa còn tồn lại trên ruộng khoảng 250 tấn. “Ngày mai chúng tôi thu mua hơn 100 tấn dưa nữa, như vậy, lượng dưa còn lại không đáng kể.
Vụ thu hoạch dưa năm nay, mỗi sào ruộng dưa cho sản lượng từ 1,5 – 2 tấn (1 tấn tương đương khoảng 130 trái dưa). Theo ước tính của người trồng dưa, chi phí đầu tư cho 1 sào dưa chiếm từ 2 – 3 triệu đồng, chưa tính công sức chăm sóc ròng rã vài tháng.
Video đang HOT
Người trồng dưa đau lòng bên những trái dưa chín héo trên đồng.
Nếu tính giá dưa hấu 1.000 đồng/kg thì người trồng dưa huề vốn và chịu lỗ công sức. Còn với giá từ 2.000 đồng – 3.000 đồng/kg do Tỉnh đoàn Quảng Ngãi mua, nông dân còn lãi một phần, coi như đó là tiền công họ bỏ ra cả mùa dưa hấu. Bên cạnh đó, mỗi chuyến xe dưa, người trồng dưa phải tốn khoảng 300.000 đồng/lần để thuê thợ xếp dưa với rạ cho an toàn khi vận chuyển đường xa.
Hiện nay, việc thu mua dưa hấu cho người trồng dưa Quảng Ngãi đang dựa vào các tổ chức, cá nhân mà đặc biệt là Tỉnh đoàn Quảng Ngãi. Còn thương lái vẫn “biệt tăm” kể từ khi giá dưa xuất khẩu rớt giá xuống còn 500 đồng/kg.
Ông Phạm Thường Thọ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi – cho rằng: “Lâu nay, người dân trồng dưa hấu ồ ạt và không theo quy hoạch, dẫn đến nguồn cung quá nhu cầu. Rút kinh nghiệm từ vụ mùa này, địa phương phải quy hoạch mạnh mẽ vùng nông sản hợp lý, bên cạnh đó mới cân đối đầu ra cho nông sản, trong đó có dưa hấu”.
Hồng Long
Theo Dantri
Tình người sưởi ấm người trồng dưa miền Trung
Từ đầu tháng 4 đến nay, hàng trăm tấn dưa hấu của nông dân miền Trung phải nằm lại đồng vì thương lái "bỏ của chạy lấy người" do lượng dưa không thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn). Đằng sau nước mắt trắng tay của nông dân là tình người sẻ chia trên khắp cả nước.
Tri ân triệu tấm lòng cùng hướng về miền Trung
Thời gian qua, người trồng dưa hấu ở khu vực miền Trung khóc ròng vì rớt giá, còn chỉ dưới 500 đồng/kg nhưng vẫn vắng bóng thương lái. Nguyên nhân chính là dưa xuất khẩu qua Trung Quốc bị ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh.
Tại Quảng Ngãi, một số hộ trồng dưa đành bỏ dưa hấu tại đồng ruộng, rồi cho trâu, bò ăn và vựa dưa trở nên mặn chát bên từng giọt mồ hôi chan cùng nước mắt đầy chua xót. Lại một lần nữa, tình đoàn kết của dân tộc Việt Nam lại trỗi dậy, khi hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam, chung tay mua dưa hấu với giá 2.000 đồng/kg giúp người trồng dưa.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, vụ Đông Xuân năm nay, toàn tỉnh có hơn 1.100ha diện tích trồng dưa hấu, sản lượng ước khoảng 25.000 tấn. Hiện nay, còn 81ha cùng khoảng 2.000 tấn dưa hấu đang trong giai đoạn thu hoạch.
Trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 14/4, chị Hà Thị Anh Thư - Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi xác nhận: "Trong vài ngày ra quân mua dưa hấu với giá 2.000 đồng/kg, tính đến nay, chúng tôi đã bán trên 160 tấn dưa hấu với giá 4.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phối hợp với một số doanh nghiệp, nhà hảo tâm ở ngoài tỉnh về thu mua trên 110 tấn dưa. Qua khảo sát, hiện nay còn khoảng 450 tấn dưa ở huyện Sơn Tịnh, 50 tấn ở huyện Bình Sơn nữa. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục thu mua dưa hấu cho người dân đến khi tiêu thụ hết số dưa tồn trên ruộng thì thôi".
Màu áo xanh của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cùng đồng hành với người trồng dưa đến hết vụ thu hoạch này.
Cũng theo chị Hà Thị Anh Thư, tất cả lực lượng đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh cùng tham gia hỗ trợ đơn vị thu mua, đồng thời trực tiếp mua dưa về sử dụng giúp người dân địa phương. Sau khi giải quyết xong tất cả số dưa ứ đọng trên đồng ruộng, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi trích toàn bộ phần lãi còn lại, tiếp tục hỗ trợ cho các hộ trồng dưa, đặc biệt là các hộ dân trồng dưa để xuất khẩu.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, hàng ngàn tấn dưa hấu được thu mua từ các đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức tình nguyện ở Hà Nội, TPHCM về Quảng Ngãi thu mua dưa hấu cho nông dân.
Theo ông Lê Hồng Ca - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Quảng Ngãi: "Hàng ngày, hệ thống Co.opmart ở khu vực miền Trung tiêu thụ từ 8 - 10 tấn dưa hấu. Với nhu cầu này, chúng tôi quyết định mua dưa của nông dân Quảng Ngãi đưa đi tiêu thụ. Từ hôm qua đến sáng nay (14/4), chúng tôi đã thu mua khoảng 6 tấn dưa ở xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), mức giá thu mua 2.000 đồng/kg và đã vận chuyển đi TP Tam Kỳ (Quảng Nam) và TP Đà Nẵng. Cả hệ thống cam kết tiêu thụ dưa hấu ở Quảng Ngãi cho đến hết số lượng bị ứ đọng trên đồng ruộng dưa".
Nông dân Nguyễn Đồng xúc động, chia sẻ: "Chưa kịp vui mừng khi sản lượng tăng gần gấp đôi, nào ngờ giá rẻ như cho. Trong lúc cả gia đình khóc ròng khi nhìn hơn 4 tấn dưa chín rục ngoài đồng, bất ngờ có các anh chị bên đoàn đến mua với giá 2.000 đồng/kg. Thật hạnh phúc khi gia đình tôi cùng nhiều hộ khác được cứu khỏi bị trắng tay...".
Từ những tấm lòng đó, đã và đang cứu hàng ngàn tấn dưa hấu cùng người nông dân thoát cảnh trắng tay sau vụ mùa lam lũ. Tuy nhiên, nếu ngành NN&PTNT, Công thương,.. cùng chính quyền địa phương không có phương án quy hoạch vùng nông sản và đầu ra cho nông dân, có lẽ cảnh tượng rơi nước mắt như vụ mùa này lại tái diễn.
Chính quyền vào cuộc chậm...
Sau vụ việc xe chở dưa bị ùn tắt ở cửa khẩu Tân Thanh, người dân phía Bắc mà đặc biệt là ở Hà Nội, nhiều tổ chức và cá nhân tự nguyên mua dưa hấu với giá cao, rồi vận động toàn dân tham gia mua giúp người dân miền Trung.
Từ nghĩa cử đó, tinh thần cùng nhau chia sẻ khó khăn với người dân vùng dưa hấu ngày càng lan rộng trên khắp đất nước. Không chỉ mua lại xe dưa hấu ở cửa khẩu, một số tổ chức và doanh nghiệp tìm về ruộng dưa ở Quảng Ngãi để mua số lượng dưa lớn lên đến hàng trăm tấn.
Mãi đến chiều ngày 13/4, UBND tỉnh Quảng Ngãi mới triệu tập các Sở, ban, ngành, Hội đoàn thể, doanh nghiệp, chính quyền địa phương trồng dưa hấu,... để tìm cách tháo gỡ khó khăn cho người trồng dưa. Dư luận đặt câu hỏi, vì sao chính quyền lại vào cuộc chậm trong khi nhân dân cả nước đang kêu gọi hỗ trợ từng ngày?
Nhiều tổ chức, đơn vị hỗ trợ mua dưa và cứu giá cho nông dân.
Ông Phạm Trường Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - lý giải: "Dưa hấu rớt giá xuống mức quá thấp do bị ùn ứ ở cửa khẩu Tân Thanh, số dưa nằm tại ruộng khi đến ngày thu hoạch đều là hàng xuất khẩu qua Trung Quốc. Trong khi đó, trữ lượng dưa xuất khẩu quá lớn, địa phương không còn cách can thiệp nào khác là phải chờ cửa khẩu thông quan".
Cũng theo ông Thọ, trường hợp vận động toàn dân mua dưa hấu, đây chỉ là giải pháp tạm thời và số lượng hỗ trợ không được nhiều, chỉ có thể can thiệp con đường xuất khẩu là khả thi nhất. Còn để chính quyền hỗ trợ phương tiện vận chuyển thì địa phương không biết chở đi đâu, trong khi thương lái không dám mua.
"Đến giờ phút này, cửa khẩu Tân Thanh đã thông quan, tôi tin giá dưa sẽ tăng trở lại và thương lái tiếp tục mua dưa chuyển đi xuất khẩu qua Trung Quốc thuận lợi thôi", ông Phạm Trường Thọ nhận định.
Theo ghi nhận từ người trồng dưa, năm nay sản lượng tăng gần gấp 2 lần so với năm trước, quả dưa to và nặng (trung bình 4 kg/quả). Vụ dưa Đông Xuân năm 2014-2015 được đánh giá bội thu. Trước khi xảy ra ách tắc ở cửa khẩu, thương lái còn đặt cọc mua với mức giá cao, từ 4.000 - 7.000 đồng/kg.
Hồng Long
Theo Dantri
Tỉnh Quảng Ngãi vào cuộc "giải cứu" 81ha dưa đang tồn trên ruộng Chiều ngày 13/4, UBND tỉnh Quảng Ngãi triệu tập các Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương có người dân trồng dưa hấu nhằm tìm cách tháo gỡ, hỗ trợ số dưa hấu của nông dân đang bị nằm tại ruộng dưa do rớt giá. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh, trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015, nông dân toàn tỉnh...