Cửa hàng xăng dầu găm hàng chờ lên giá để trục lợi có thể bị xử lý hình sự
Bộ Công an cho biết, đối với hành vi găm hàng, chờ lên giá để trục lợi của các cửa hàng xăng dầu tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời gian vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, nhiều cửa hàng xăng dầu đã đóng cửa, treo biển hết xăng hoặc bán hạn chế. Việc này được cho là do nguồn cung đầu vào bị thiếu hoặc cũng có khả năng một số cửa hàng găm hàng để chờ xăng lên giá nhằm trục lợi.
Về việc này, Bộ Công an cho biết, theo quy định tại Điều 15 (Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá) Luật giá thì mặt hàng xăng, dầu thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Đối với hành vi găm hàng, chờ lên giá để trục lợi của các cửa hàng xăng dầu, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể: Về xử lý hành chính: Tại Điều 32 (Hành vi găm hàng) Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2020) quy định với các hành vi: (1) Cắt giảm địa điểm bán hàng; (2) Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó; (3) Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;
(4) Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó; (5) Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; (6) Ngừng bán hàng hóa ra thị trường; (7) Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; (8) Mở cửa hàng, đại điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng; (9) Găm hàng trong kho vượt quá 150% so với số lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó, thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này không có lý do chính đáng thì phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Ngoài ra còn phạt bổ sung: tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Video đang HOT
Về xử lý hình sự: Theo khoản 1 Điều 196 (Tội Đầu cơ) Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính sẽ bị phạt tiền, phạt tù. Trường hợp, nếu đối tượng mua vét hàng hóa tại thời điểm giá xăng, dầu tăng, sau đó bán lại thu lời bất chính là hành vi Đầu cơ, cụ thể:
Phạm tội trong trường hợp hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Phạm tội trong trường hợp hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Đối với pháp nhân thương mại quy định tại Điều này, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 9 tỷ đồng, bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.
200 cửa hàng xăng dầu đóng cửa, Chính phủ lệnh xử nghiêm việc găm hàng
Trước thực trạng hơn 200 cửa hàng xăng dầu đóng cửa ở nhiều nơi gây ảnh hưởng đến người dân, Phó thủ tướng chỉ đạo cơ quan quản lý vào cuộc ngay, xử nghiêm hành vi đầu cơ găm hàng.
4 ngày qua, nhiều cây xăng trên địa bàn TP.HCM đóng cửa khiến người dân chật vật khi mua xăng. Ảnh: Quỳnh Danh.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về tình hình quản lý và điều hành xăng dầu cho thị trường trong nước.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh vừa qua có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía Nam như: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk.... Theo báo cáo của Bộ Công Thương, có khoảng hơn 200 cửa hàng đóng cửa, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống sinh hoạt của người dân.
Trước tình trạng trên, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu cần chủ động bám sát tình hình thực tiễn, diễn biến thị trường.
Người dân xếp hàng chờ đổ xăng tại cửa hàng xăng dầu số 17 đoạn giao lộ Trường Chinh - Trương Công Định. Ảnh: Quỳnh Danh.
Song song với đó, lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu và các hành vi vi phạm khác trong kinh doanh xăng dầu.
Phó thủ tướng cũng lưu ý cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và an ninh năng lượng quốc gia.
Bộ Công Thương cũng được chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi Nghị định số 95 và Nghị định số 83 về kinh doanh xăng dầu để báo cáo Chính phủ trong tháng 10.
Thông tin tại cuộc họp báo của Bộ Công Thương chiều 12/10, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết tình hình thế giới biến động phức tạp từ cuối 2021 đến nay ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung về năng lượng, trong đó có xăng dầu.
"Cả nước có 17.000 cơ sở kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên, chưa có con số chính xác những đơn vị tạm ngừng kinh doanh. Dù bao nhiêu đi chăng nữa chúng tôi cũng sẽ chịu trách nhiệm cùng các bộ ngành liên quan nhìn thẳng vào trách nhiệm và có biện pháp giải quyết", ông nói và nhấn mạnh trong 17.000 cửa hàng, miền Bắc, miền Trung không sao nhưng miền Nam có 4-5 tỉnh bị ảnh hưởng.
Bộ Công Thương chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu xăng dầu, trước hết là do từ đầu năm đến nay. thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá cả biến động lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong quý II, do lo ngại nguồn cung thiếu hụt từ Nghi Sơn, doanh nghiệp đầu mối đẩy mạnh nhập khẩu giữa bối cảnh giá cả thế giới tăng cao, từ đó dẫn đến tình trạng thua lỗ.
"Việc kinh doanh thua lỗ từ tất cả các khâu từ đầu mối, phân phối cho đến đại lý buộc doanh nghiệp phải giảm chiết khấu để hạn chế hoạt động lấy hàng của đại lý bán lẻ, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ và cắt giảm sản lượng kinh doanh", theo lý giải của Bộ Công Thương.
Hai ngày trước đó, Bộ này khẳng định hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại TP.HCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk... không phải phổ biến.
Nhiều cửa hàng ở Cà Mau hết xăng dầu Cà Mau chưa phát hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng nhưng qua kiểm tra, giám sát có 5 cửa hàng hết xăng dầu cục bộ trong thời gian nhất định. Ngày 3.9, tin từ Sở Công thương Cà Mau cho biết, đến sáng 2.9, trên địa bàn tỉnh có 5 cửa hàng xăng dầu hết hàng cục bộ trong thời gian nhất...