Cửa hàng tiện lợi tràn về nông thôn
Những cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini… đang ào ạt tràn về vùng ngoại ô TP.HCM, người tiêu dùng có thêm lựa chọn khi mua sắm trong khi nông dân cũng có thêm kênh tiêu thụ nông sản.
Ra ngõ gặp siêu thị
Chị Nguyễn Thị Lý (ngụ đường Lý Thường Kiệt, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, TP.HCM) là giáo viên một trường THPT của huyện. Trước đây, sau giờ tan trường chị Lý thường ghé khu chợ cóc gần nhà để mua thức ăn, chuẩn bị bữa tối cho gia đình.
Người dân mua sắm tại một cửa hàng thực phẩm tiện lợi. ảnh:T.L
Thế nhưng, từ cuối năm 2015, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH một thành viên (SATRA) khai trương cửa hàng thực phẩm Satrafoods trên đường Lý Thường Kiệt, ngay cạnh nhà nên chị Lý không còn phải rà rà xe máy trong khu chợ chật hẹp để mua sắm nữa. Chị tạt vào cửa hàng tiện lợi (CHTL), gửi xe trước cửa, lượn một vòng chọn đủ các món thịt, cá, rau, củ cho bữa tối, vài hộp bánh bao, xúc xích cho bữa sáng ngày hôm sau…Đại diện SATRA cho biết, với cửa hàng thực phẩm thứ 2 tại huyện Hóc Môn vừa mới khai trương này, chỉ trong hơn 4 năm, SATRA đã nâng tổng số cửa hàng thực phẩm lên con số 76. Với thế mạnh là các sản ph ẩm thực phẩm uy tín, đa dạng do các DN thành viên sản xuất, SATRA đặt tiêu chí “Hàng tận gốc – Tươi mỗi ngày” để hút khách.
Video đang HOT
” Cùng với các nhà bán lẻ chuyên nghiệp, nhiều DN sản xuất, chế biến thực phẩm như Vissan, Vinamilk, Sargi… cũng “chân ướt chân ráo” tham gia mở CHTL, vừa để giới thiệu sản phẩm của chính DN, vừa kinh doanh các mặt hàng khác.
Trong khi đó, tại các huyện khác của thành phố như: Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh… người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy những CHTL bán đầy đủ các nhu yếu phẩm, lại còn có sẵn bàn ghế, không gian rộng rãi, thoáng mát để nghỉ chân, có wifi miễn phí… Chị Hồng Thị Bình Minh (ngụ xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh) nhận định, so với các chợ cóc ven đường hay trong khu dân cư, việc mua sắm ở những CHTL giúp chị an tâm hơn về nguồn gốc, chất lượng thực phẩm. Việc chỉ ghé một điểm dừng nhưng có thể mua được nhiều món hàng cần thiết giúp chị tiết kiệm thời gian, công sức hơn nhiều. “Chiều đi làm về tạt ngang siêu thị mini cỡ 10 phút là có đủ thực phẩm tươi sống, mấy món đồ dùng gia đình cần thiết nữa nên rất tiện” – chị Minh vui vẻ nói.
Cạnh tranh khốc liệt
Cùng với xu hướng mua sắm tại các cửa hàng thực phẩm, CHTL ngày càng tăng, sự cạnh tranh giữa các đơn vị bán lẻ cũng thêm rầm rộ, khốc liệt. Khu vực ngoại ô, vùng nông thôn của thành phố cũng đang là điểm đến của nhiều DN bán lẻ. Ông Nguyễn Thành Nhân – Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) hiện có 96 cửa hàng Co.op Food, chủ yếu đặt tại TP.HCM và vẫn đang tiếp tục mở rộng ra ngoại thành.
Ông Nhân cho rằng, trong khi các DN bán lẻ nước ngoài “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” như: FamilyMart, Circle K, B’sMart… có đủ tiềm lực để đầu tư hàng loạt CHTL mở cửa 24/24 giờ, thì những DN trong nước đang đẩy mạnh hệ thống các cửa hàng minimart, tức những cửa hàng kiểu chợ gần nhà. Với ưu thế nguồn hàng hóa phong phú, thực phẩm tươi sống, đáp ứng tốt nhu cầu và tâm lý người mua. Những cửa hàng “chợ gần nhà” này đang ngày càng hút khách.
Riêng Saigon Co.op đang tính đến việc nhượng quyền thương hiệu (franchise) đối với loại hình CHTL Co.op Food cho những người đang làm việc tại Saigon Co.op, là đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm kinh doanh, quản lý cửa hàng, đảm bảo phát triển tốt thương hiệu.
Trong khi đó, phía Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) dù chỉ mới tham gia vào phân khúc CHTL từ năm 2011, nhưng đến nay DN này đã phát triển được chuỗi 65 cửa hàng SatraFoods. Trong định hướng đến năm 2020, SATRA mong muốn sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển chuỗi CHTL ở khu vực ngoại thành TP.HCM và các tỉnh lân cận. /.
Theo Danviet
Vượt sóng thăm các huyện đảo Nam Trung Bộ
Làm giàu từ tôm hùm
Đảo Bình Ba, thuộc xã Cam Bình, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, có bốn thôn, gồm Bình Hưng, Bình Ba Đông, Bình Ba Tây và Bình An. Không xa lắm, nhưng cách trở đi lại. Đảo Bình Ba nói riêng, xã Cam Bình nói chung gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Vậy mà, đến năm 2014, xã Cam Bình đã được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành tất cả các tiêu chí nông thôn mới. Để đạt được cả 19 tiêu chí nông thôn mới, những xã ở đồng bằng, thành phố còn gian nan, vất vả, huống hồ ở đây là đảo. Có so sánh như vậy mới thấy rõ ý chí, nỗ lực vươn lên của người dân nơi này. Và đạt được những kết quả nói trên là một câu chuyện thật dài, thật nhiều ý nghĩa.
Phó Chủ tịch UBND xã Cam Bình Nguyễn Hữu Thông lý giải với chúng tôi: Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho xã đảo đúng mức, nhất là việc phê duyệt quy hoạch đường làng, lối xóm. Qua đó nhân dân tự giác huy động, đóng góp để đầu tư, nên đến nay Cam Bình không còn đường cát lún, lầy lội. Và Cam Bình phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm hùm. Con tôm hùm đã đem lại cho nhân dân đảo Bình Ba một sức sống, sức vươn lên mạnh mẽ. Nói chuyện con tôm hùm, hồi năm 1999, Bình Ba có khoảng 20 tấn tôm hùm. Theo thời giá, người dân Bình Ba có trong tay hơn bảy tỷ đồng. Còn năm 2015, Bình Ba có không dưới 250 tấn tôm hùm (sản lượng tăng lên hơn chục lần). Nguồn thu nhập từ tôm hùm, theo đó cũng tăng lên tương ứng. Năm 2015 vừa qua, Bình Ba thu hơn 200 tỷ đồng từ nuôi tôm hùm. Đem chia con số này cho 850 hộ, với 3.600 nhân khẩu của đảo Bình Ba mới thấy sự đóng góp của con tôm hùm là quan trọng thế nào trong đời sống người dân nơi đây. Theo ngư dân Diệp Chấn Hưng, ở thôn Bình Ba Đông, nông thôn mới Cam Bình hôm nay khang trang, không còn hộ dân nào phải đói nghèo là nhờ chính quyền giúp dân đi đúng hướng, biết phát huy sức mạnh của dân. Số hộ thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm là rất nhiều, không thể kể hết. Còn số người có thu nhập mỗi năm một vài tỷ đồng cũng không phải hiếm. Mà nguồn thu nhập chính của người dân xã đảo chính là nguồn thu từ tôm hùm.
Điển hình là trường hợp anh Nguyễn Ngọc Huy, sinh năm 1972. Năm 2005 - 2006 tôm hùm nuôi chết sạch, anh trắng tay. Chạy vạy vay mượn từ nhiều nguồn, anh lần hồi làm lại từ đầu và hiện đã có tới 100 ô nuôi, khoảng 6.000 con tôm hùm, tính sản lượng chừng 5 tấn. Anh còn xây dựng khách sạn Phát Đạt to nhất nhì Bình Ba. Ai đó bảo Nguyễn Ngọc Huy đang đi rất đều, bằng "hai chân", "chân" tôm hùm và "chân" du lịch. Mà "chân" nào cũng khỏe. Nguyễn Ngọc Huy tâm sự: "Làm ăn lúc được lúc mất nhưng theo em mọi người phải quyết tâm, chí thú xây dựng kinh tế và nhất là phải rút được kinh nghiệm trong làm ăn thất bại, qua đó mới vực dậy được".
Khởi sắc nhờ có điện
Khi chúng tôi đến huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, chính quyền ở đây xác định, đưa điện lưới quốc gia ra các đảo là chiến lược quan trọng của Đảng, Nhà nước. Có điện, Lý Sơn đã huy động các nguồn lực đầu tư hơn 120 tỷ đồng xây dựng hạ tầng cơ sở. Từ cuối năm 2014 đến nay, huyện đảo Lý Sơn đầu tư xây dựng 17 công trình, dự án trọng điểm như hệ thống cấp nước sinh hoạt, nâng cấp đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa phục vụ nhu cầu dân sinh của bà con trên đảo. Bên cạnh việc đầu tư, Lý Sơn cũng thu hút doanh nghiệp để phát triển hai ngành kinh tế mũi nhọn là thủy sản và du lịch. Sau một năm có điện lưới quốc gia, Lý Sơn đã thu hút hơn 50 doanh nghiệp đến đầu tư với tổng vốn hơn 1.000 tỷ đồng, vốn đầu tư cao nhất từ trước đến nay. Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn Nguyễn Thanh khẳng định với chúng tôi như vậy và cho biết thêm: Sau một năm có điện, Lý Sơn đã có nhiều khởi sắc về kinh tế - xã hội; tổng thu ngân sách huyện đạt 120 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước. Hai lĩnh vực thủy sản và du lịch đạt mức doanh thu gấp ba lần so với năm 2014. Năm 2015, Lý Sơn đã đón hơn 169.000 lượt khách du lịch ra vào đảo, cao gấp năm lần so với thời điểm chưa có điện quốc gia. Điện quốc gia ra đảo tác động mạnh đến kinh tế - xã hội huyện đảo, thay đổi diện mạo vùng nông thôn đảo xa. Nhiều hộ gia đình chuyển đổi nghề nghiệp, mở rộng làm ăn xây dựng quê hương.
Đưa điện ra đảo giúp nông dân giảm gánh nặng chi phí, giải phóng sức lao động ở các ruộng hành, tỏi (1/3 diện tích đất để phát triển nông nghiệp ở Lý Sơn là trồng hành, tỏi - cây trồng chủ lực của huyện đảo này). Tháng 5-2015, ông Lê Văn Bình ở thôn Đông, xã An Hải đã đầu tư hơn 500 m dây điện, 12 trụ bê-tông và công-tơ điện. Ông kéo điện trực tiếp từ trạm hạ thế ra ruộng tỏi của gia đình. Có điện, ông đầu tư thêm hệ thống ống nước và phun tưới tự động cho bốn sào hành, tỏi. Theo tính toán của ông, những vụ trước ông tốn hơn một triệu tiền dầu chạy máy bơm thì nay có điện, ông chỉ tốn khoảng 500 nghìn đồng chi phí tưới tiêu. Với chi phí đầu tư ban đầu hơn 20 triệu đồng, ông thu lợi rất nhiều cho những vụ sau. Điện ổn định để tưới nước, giá lại rẻ hơn so với các đầu tư khác nên nông dân Lý Sơn biết ơn Đảng, Nhà nước.
Theo tính toán của nhà nông Lý Sơn cứ dùng một lít dầu tương đương ba số điện. Khi đưa điện ra đồng, chi phí sản xuất giảm hơn 50%. Với 350 ha trồng hành, tỏi thì khi đưa điện lưới ra đồng, mỗi năm nông dân Lý Sơn có thể tiết kiệm hàng chục tỷ đồng từ việc tưới tiêu. Đưa điện ra đồng chỉ tốn chi phí đầu tư giai đoạn đầu, còn về lâu dài sẽ giảm thời gian, chi phí trong sản xuất và không gây ô nhiễm môi trường. Nhiều nông dân cho rằng, vì giá nông sản bấp bênh nên việc giảm chi phí đầu tư là ưu tiên hàng đầu để giảm thua lỗ trong sản xuất. Từ năm 2015, ngành nông nghiệp huyện Lý Sơn đã khuyến khích xã hội hóa việc đưa điện ra ruộng hành, tỏi và thời gian tới Lý Sơn quy hoạch vùng triển khai dự án đưa điện ra đồng với tổng kinh phí đầu tư 3,5 tỷ đồng. Bài, ảnh:
Nguyễn Hồng, Minh Trí và Phong Nguyên
Theo_Báo Nhân Dân
Giáo sư nông nghiệp nuôi gà, trồng rau giữa Thủ đô Giữa Thủ đô Hà Nội, đồ ăn thức uống không thiếu thứ gì nhưng vị giáo sư nông nghiệp 83 tuổi vẫn tự nuôi gà, trồng rau phục vụ nhu cầu hàng ngày của gia đình. Rau tự trồng, gà tự nuôi Ngôi nhà của GS.TS Nguyễn Vy nằm bên con phố Mai Động. Phố đông nhộn nhịp, hàng quán nối đuôi nhau...