Cửa hàng ở Hà Nội giao bánh mì cho khách bằng drone trong mùa dịch
Sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) để giao bánh mì cho khách, cửa hàng trên đường Nguỵ Như Kon Tum ( Thanh Xuân, Hà Nội) đang được đánh giá sáng tạo trong mùa dịch.
Nhận định tình hình dịch bệnh tới đây có thể diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch thành phố Hà Nội – khuyến cáo người dân ở nhà, hạn chế ra đường và đi xe buýt đến hết 31/3. Các cửa hàng cũng thưa thớt khách ra vào do tâm lý người dân ngại tiếp xúc xã hội trong những ngày này. Trước tình hình đó, một quán ăn ở Thanh Xuân, Hà Nội đã sáng tạo ra cách sử dụng thiết bị bay không người lái để giao bánh mì nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với thực khách.
Anh Đức Sơn, chủ cửa hàng ăn trên, cho biết số lượng khách đến cửa hàng giảm, số đơn đặt mua online tăng đột biến. Không gian quán rộng hơn, khách đến cửa hàng lại ngại tiếp xúc nên anh nảy ra ý tưởng giao đồ ăn bằng thiết bị bay không người lái này. Tuy nhiên, anh Sơn cho biết việc giao bánh mì bằng cách này chỉ nhằm mục đích tạo niềm vui và để lại ấn tượng cho khách, chứ không áp dụng vào bán hàng thực tế hàng ngày.
Đây là bộ thiết bị có giá lên tới vài chục triệu đồng, nhưng anh Sơn vẫn không ngại dùng để giao bánh mì.
Sau khi đăng tải trên mạng xã hội, clip giao bánh mì bằng drone của anh Sơn đã thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ. Anh không cho thiết bị bay trong nhà, mà mang ra khu vực bên ngoài cửa hàng để đảm bảo an toàn.
Để di chuyển được túi bánh mì, chủ quán đã buộc một sợi dây cước có móc vào máy bay. Thiết bị được sử dụng để giao hàng khá nhỏ, nên khi bay đến gần bàn ăn của khách không đủ lực để làm bay rau củ, thức ăn trên bàn. Bánh mì được đặt trong túi giấy sử dụng nhiều lần, thân thiện với môi trường.
Video đang HOT
Bà Hồng Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) là khách hàng quen của quán. Bà cho rằng việc sử dụng thiết bị bay này vào mùa dịch rất phù hợp. “Tôi cảm thấy thú vị, vui vẻ khi được phục vụ bánh mì bằng máy bay, tâm trạng tốt nên ăn uống cũng ngon hơn. Tuy nhiên giá máy bay cũng cao quá, nhân rộng mô hình này cũng khó”, bà cho biết thêm.
Là một người công tác trong ngành Y, chị Vũ Thị Ánh thấy cách làm này rất tốt và “thời thượng” trong thời điểm này. Chị nghĩ rằng việc làm này còn có thể áp dụng được tại các khu cách ly. “Người nhận và người giao sẽ không cần tiếp xúc với nhau qua rào chắn, việc này rất an toàn. Nếu cải thiện được lượng hàng giao mỗi lần nhiều hơn sẽ tiện lợi hơn”, chị cho biết.
Lần đầu được phục vụ theo cách đặc biệt, chị Hồng Loan thấy cách này khá an toàn. Chị không lo sợ sẽ bị máy bay va phải vì chủ quán lái khá mượt mà và thiết bị nhỏ, lực không quá mạnh. Các món ăn khác tại quán như súp lươn, bánh cuốn, rau củ vẫn được nhân viên bưng ra phục vụ như bình thường và được trang bị găng tay để khách hàng yên tâm.
Sau khi sử dụng xong, anh Đức Sơn sử dụng cồn để sát khuẩn drone. Anh hy vọng cách làm của mình sẽ đem đến niềm vui cho khách, mong rằng mùa dịch sẽ sớm qua đi để mọi người trở về sinh hoạt như bình thường.
Theo Zing
Shipper khuyết tật bị hủy đơn sau 2 tiếng giao đồ ăn bằng xe lăn
Một shipper tại Singapore đã dành 2 tiếng tự đẩy xe lăn dưới cơn mưa trong đêm giao thừa để giao hàng. Tuy nhiên, vì chờ quá lâu, người khách đã hủy đơn.
Đêm 31/12, trong thời khắc người người hân hoan chào đón năm mới, Tan Yen Hua (Singapore) cùng bạn mình bắt gặp một shipper khuyết tật đang miệt mài chuyển đơn hàng cuối cùng của năm cũ.
Nam shipper khuyết tật được người đi đường giúp đỡ.
Hình ảnh chàng trai gắng sức tự đẩy mình trên chiếc xe lăn để đi qua được con dốc tối tăm dưới cơn mưa tầm tã khiến Tan cảm động. Cô quyết định tiến tới để đẩy xe giúp anh ta.
Qua cuộc trò chuyện, Tan Yen Hua biết được shipper đã mất nửa tiếng để cố gắng vượt qua con dốc này.
Nam shipper kể khi đi từ Tiong Bahru đến giao đồ ăn tại Bukit Purmei, anh bị lạc đường.
Vì không có ai xung quanh để nhờ giúp đỡ, Tan cùng bạn mình đã đi theo người giao hàng để hỗ trợ anh.
Tan cũng giúp shipper liên hệ với khách hàng để tìm đúng địa chỉ giao. Tuy nhiên, vị khách hàng đã quyết định hủy đơn vì phải chờ đợi suốt 2 tiếng đồng hồ.
Nghe thấy câu trả lời của khách hàng, nam shipper nhìn Tan và chua chát nói: "Không sao đâu, tôi đã quen với chuyện này rồi. Khách hàng hay hủy đơn của tôi lắm".
"Tôi nghĩ dễ hiểu khi vị khách kia hủy đơn. Nhưng chắc anh ta không biết được chàng trai khuyết tật kia đã nỗ lực tìm mọi cách để giao hàng suốt 2 tiếng đó. Bất chấp mưa gió, dù bị lạc, dù mệt hết sức, anh ta cũng không từ bỏ", Tan viết trong bài đăng trên trang cá nhân.
Không thể làm gì hơn, Tan giúp người đàn ông đi đến điểm bắt xe bus gần nhất để anh ta trở về nhà.
Trước lúc chia tay, Tan tặng anh ta một phong bao lì xì năm mới. Cô hy vọng nó sẽ giúp anh có được niềm vui sau một ngày dài làm việc vất vả.
Nam shipper bị hủy đơn hàng trong đêm giao thừa nhưng may mắn nhận lại tình cảm đáng quý của Tan và bạn cô.
Tan chia sẻ câu chuyện mình đã bắt gặp trong đêm giao thừa với hy vọng mọi người sẽ thông cảm hơn với những người giao hàng là người khuyết tật.
"Tôi mong sau này khi quyết định nhấn nút hủy đơn hàng, hãy suy nghĩ kỹ hơn một chút", Tan viết.
Trước đây, từng có những câu chuyện cảm động về những shipper là người khuyết tật ở Singapore.
Hồi tháng 6, một cô gái từng kể câu chuyện cô đặt đơn và gặp trúng một shipper bị thiếu một chân.
Ban đầu, ứng dụng thông báo đồ ăn sẽ được giao trong khoảng 20 phút. Tuy nhiên, cô gái này phải đợi tới gần 1 tiếng sau mới thấy shipper gọi xuống nhận đồ.
Dù bực bội nhưng ngay khi vừa bước ra để lấy đồ ăn, cô đã bất ngờ vì anh chàng có một bên chân giả và phải giao hàng bằng xe đạp chứ không đi được xe máy như người khác.
Câu chuyện nhanh chóng gây bão mạng. Nhiều người tỏ ý khâm phục trước tinh thần, ý chí lao động của nam thanh niên khuyết tật.
Trên thực tế, theo Reuters, Singapore là một trong những quốc gia có chế độ hỗ trợ, trợ cấp người khuyết tật tốt nhất trên thế giới. Ủy ban Giao thông đường bộ của nước này đã lên kế hoạch thay đổi hệ thống giao thông công cộng để giải quyết những rắc rối cho người khuyết tật.
Hiện tại, tất cả các nút giao xe buýt và trạm tàu điện ngầm tại đảo quốc sư tử đều đã được trang bị thang máy hoặc đường dốc để phục vụ người già hoặc người ngồi xe lăn. Dự kiến đến năm 2020, tất cả các điểm dừng xe buýt và các xe buýt công cộng sẽ thân thiện với người sử dụng xe lăn.
Theo Zing
Shop giao áo lộn size tức tốc đổi lại không tính phí, khách đùng đùng lên mạng bóc phốt bằng được: Không phải lúc nào "thượng đế" cũng đúng! Vẫn biết khách hàng là thượng đế nhưng đôi khi những vị thượng đế của chúng ta không được công tâm cho lắm nhỉ? Với những người làm trong ngành dịch vụ, "Khách hàng là thượng đế" chắc chắn là bài học đầu tiên, là tôn chỉ không được phép quên. Thế nên cho dù khách hàng có khó chịu một chút, không...