Cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch: Trang bị sơ sài, thật giả bất phân
Theo quy định, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch phải đáp ứng các điều kiện về địa điểm, giấy chứng nhận kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và hệ thống bảo quản để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị bảo quản như tủ cấp đông, tủ mát, kệ để rau, củ quả… có chi phí lớn nên hầu hết các cửa hàng còn sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thiếu kinh phí, trang bị sơ sài
Theo Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ NN&PTNT), các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch phải bảo đảm đủ các điều kiện như: Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có hợp đồng cung ứng với cơ sở sản xuất rau, thịt, cá đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, quan sát thực tế ở nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố cho thấy, cơ sở vật chất tại các cửa hàng còn khá sơ sài, đầu tư chắp vá, không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về điểm kinh doanh thực phẩm an toàn.
Ông Trần Trung Chính, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại quốc tế Vicrory Asian với thương hiệu Mr Sạch cho biết, chi phí đầu tư cho hệ thống cửa hàng là rất lớn. Mỗi cửa hàng phải có hệ thống bảo quản rau, thịt và hoa quả tươi với kinh phí đầu tư khoảng 1 tỷ đồng, chưa kể các khoản chi phí cố định khác. Chi phí đầu tư cơ sở vật chất lớn đã làm đội giá nông sản, thực phẩm từ 10 đến 20% so với các loại sản phẩm nông nghiệp bán ngoài chợ, dẫn tới số lượng tiêu thụ hạn chế…
Còn ông Trần Mạnh Chiến, chủ thương hiệu chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch “Bác Tôm” cho biết, do kinh phí đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm nên nhiều cửa hàng, vẫn còn hiện tượng để lẫn sản phẩm khô với sản phẩm tươi sống. Thậm chí, nhiều cửa hàng còn không có khu sơ chế thịt, cá riêng mà làm trực tiếp trên bàn inox ở phía ngoài cửa hàng, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo ông Đặng Đình Tiên – Giám đốc Công ty cổ phần trứng sạch Tiên Viên (Chương Mỹ), Công ty dự kiến sẽ mở thêm hệ thống cửa hàng bán trứng sạch ở khu vực nội thành, nhưng để đáp ứng đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất theo quy định của Ngành Nông nghiệp là rất khó khăn.
Video đang HOT
Hiện nay, chi phí đầu tư cơ sở vật chất cửa hàng thực phẩm sạch khá lớn nên nhiều cơ sở không đáp ứng được yêu cầu.
Chỉ cấp phép cho cửa hàng đạt yêu cầu
Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng – Chủ cửa hàng thực phẩm sạch Thanh Hằng cho rằng: Một cửa hàng thực phẩm sạch mở ra, người tiêu dùng sẽ tò mò dùng thử sản phẩm để xem chất lượng, giá cả rồi so sánh sản phẩm cửa hàng với các nhà cung cấp khác. Do đó, nếu chất lượng ổn, dịch vụ tốt, giá cả hợp lý, cửa hàng sẽ thành công. Tuy nhiên, muốn chất lượng nông sản, thực phẩm tốt, không chỉ lấy được sản phẩm bảo đảm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, các cửa hàng còn phải đầu tư cơ sở vật chất để bảo quản sản phẩm mới phát triển được, bởi kinh doanh thực phẩm an toàn “chữ tín” được đặt lên hàng đầu.
“Trong khi người tiêu dùng đang mất niềm tin về thực phẩm an toàn, Nhà nước chỉ nên cấp phép cho các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định, không nên cấp ồ ạt để tránh tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”, vì hiện tại vẫn còn tình trạng một số cửa hàng vì lợi nhuận đã trà trộn các mặt hàng không rõ nguồn gốc vào cùng với sản phẩm an toàn” – bà Hằng nhận định.
Thực tế nhiều người đã nhận định, khởi nghiệp trong nông nghiệp khó khăn gấp 2 lần so với các ngành nghề khác vì rủi ro cao. Để kinh doanh thực phẩm an toàn, các doanh nghiệp, chủ cơ sở phải nghiên cứu địa điểm, mặt bằng, đầu tư trang thiết bị nên cần nguồn kinh phí lớn. Vì vậy, để ngày càng có nhiều cửa hàng bán nông sản, thực phẩm an toàn, cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này vay vốn ưu đãi, giảm thuế… trong thời gian đầu hoạt động. Các cá nhân kinh doanh cần liên kết thành lập hợp tác xã hoặc doanh nghiệp để có thể huy động nguồn vốn đầu tư bài bản, đồng thời trực tiếp mua sản phẩm từ nhà sản xuất, tránh qua khâu trung gian nhằm giảm giá bán để cạnh tranh thành công với sản phẩm thông thường. Làm được như vậy mới từng bước giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng thực phẩm sạch, an toàn cho bữa cơm gia đình.
Theo_Hà Nội Mới
Nhiều khu công nghiệp chưa trang bị tốt về phòng cháy
Một số khu chế xuất, công nghiệp thiếu phương tiện; trang thiết bị phòng cháy còn thô sơ và chưa phải là chữa cháy chuyên ngành.
Sáng 12/8, lãnh đạo UBND TP HCM và Cảnh sát Phòng cháy - chữa cháy thành phố làm việc với Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp về hoạt động của lực lượng chữa cháy chuyên ngành.
Thực tế cho thấy, công tác bố trí lực lượng cứu hỏa trực chiến tại các khu chế xuất, khu công nghiệp còn thiếu và yếu cả về trình độ lẫn phương tiện tác chiến. Khu công nghệ cao của thành phố đặt tại Quận 9 rộng gần 1.000 hecta với hàng trăm nhà máy, doanh nghiệp hoạt động nhưng chưa có đơn vị chữa cháy- cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành để ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Hiện trường một vụ cháy
Một số khu chế xuất, khu công nghiệp khác như: Tây Bắc Củ Chi, Tân Phú Trung, Hiệp Phước... đã trang bị được xe chữa cháy nhưng việc bảo trì, bảo dưỡng chưa tốt, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng linh hoạt khi có sự cố. Một số nơi tổ chức được đội chữa cháy, nhưng phương tiện, trang thiết bị còn thiếu, thô sơ và chưa phải là chữa cháy chuyên ngành.
Để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, thành phố yêu các khu chế xuất, khu công nghiệp rà soát lại phương tiện, đầu tư thêm trang thiết bị, củng cố lực lượng cho các đội chữa cháy chuyên ngành.
Lính cứu hỏa khắc phụ đám cháy
Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy- chữa cháy TP HCM cho biết: "UBND TP HCM đã có chỉ thị 22 yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn phải lắp đặt hệ thống cảnh báo cháy sớm với Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt là những doanh nghiệp có nguy cơ cháy cao là phải thực hiện. Việc lắp đặt này cũng vì mục đích cuối cùng là để nhận được tín báo sớm nhất xử lý nhanh ngay từ ban đầu tránh được nhiều thiệt hại đáng tiếc".
Từ năm 2008 đến nay, tại các khu chế xuất, khu công nghiệp ở TP HCM đã xảy ra 105 vụ cháy, nổ, làm chết 1 người, bị thương 25 người. Trong đó có 17 vụ cháy lớn, thiệt hại hơn 400 tỷ đồng./.
Vinh Quang
Theo_VOV
Thanh niên tình nguyện cần được trang bị kỹ năng thoát nạn Sinh viên tham gia tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa nguy hiểm cần được trang bị cá kỹ năng sinh tồn để bảo vệ mình. Sau tai nạn khiến 3 nữ sinh Đại học Ngoại Thương Hà Nội thiệt mạng, Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố nhanh chóng rà soát các...