Cua đồng tốt cho xương khớp
Mùa hè trời nóng bức, một bát canh cua nấu mồng tơi, hay nấu canh chua vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng.
Cua đồng sống ở nước ngọt, có vị mặn, tính hàn, tác dụng tán kết hòn cục chữa bị tổn thương gân xương…
Cua đồng rang me
Chữa tổn thương gân, xương: Cua đồng 50g, rượu trắng 20ml. Cua rửa sạch, bỏ mai, yếm, giã nhỏ, lấy 100ml nước sôi để nguội lọc lấy nước, cho rượu vào quấy đều chia làm 2 lần uống trong ngày, uống 2 – 3 ngày.
Chữa sản phụ đau bụng: Cua đồng 100g, rượu 25ml, cách làm và uống như trên. Hoặc dùng 10g mai cua, 20ml rượu. Mai cua nướng vàng, tán bột, hòa với 150ml nước đun sôi, pha thêm 20ml rượu, chia 2 lần uống trong ngày, uống 2 ngày.
Video đang HOT
Chữa mất ngủ, trong lòng bồn chồn: Cua đồng 200g, rau rút 100g, khoai sọ 150g, gia vị vừa đủ. Nấu canh rau rút, khoai sọ với cua đồng cho bệnh nhân ăn, ngày 1 lần vào buổi chiều, ăn trong vòng 4 ngày.
Cua đồng có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng chữa bệnh.
Chữa trẻ em hở thóp: Cua đồng 1 con, bạch cập 10g (cây – vị thuốc đông y), rửa sạch cua, cùng với bạch cập giã nhỏ đắp vào thóp của trẻ, dùng vải mỏng buộc lại, thuốc được buộc vào thóp trẻ 10 tiếng, sau đó bỏ đi, 2 ngày sau buộc miếng thứ 2, buộc trong 5 lần.
Chữa viêm vú cấp: Mai cua 10 cái. Rang mai cua cho chín, vàng sẫm, tán bột mịn ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g, dùng 150g nước sôi pha với một nửa lượng rượu như thế, chia 2 lần uống trong ngày, uống 2 – 3 ngày.
Chữa sốt sau khi đẻ: Mai cua 100g cho vào nồi đất, đậy kín, đốt lửa bên ngoài sau 60 phút, lấy mai cua tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g với 150ml nước sôi pha với một nửa lượng rượu như thế, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chữa sai trẹo lưng: Cua 20g, đường trắng 50g, cua trộn đường giã nhỏ đắp chỗ đau, ngày 1 lần, làm 3 ngày
Theo SKDS
Nhận biết "kẻ thù" lao cột sống
Lao cột sống hay còn gọi mục xương sống do một dạng bệnh lý lao ngoài phổi thường gặp nhất trong hệ vận động. Trước đây, bệnh là một thách thức điều trị ở Việt Nam, hiện chúng ta đã có thể chữa khỏi bệnh.
Lao hệ thống xương khớp chiếm khoảng 1/5 các trường hợp lao ngoài phổi (lao thận niệu sinh dục, lao mang bụng, lao màng não...) Tùy thời điểm và nơi nghiên cứu, lao cột sống luôn chiếm hàng đầu trong lao xương khớp, từ 25-87%. Riêng ở nước ta, lao cột sống chiếm khoảng 65% của lao hệ xương khớp gồm: lao cột sống, lao khớp (hang, gối, cổ chân, vai, khuỷu, cổ tay...)
Độ tuổi nào dễ bị lao cột sống?
Lao cột sống xảy ra thứ phát sau lao phổi hay lao đường ruột do vi trùng mycobacterium tuberculosis hominis gây ra. Vi trùng lao thường phá hủy thân đốt sống nhiều nhất, nơi có nhiều mạch máu, nhiều oxygen (hơn 95%), một số rất ít gây tổn thương cung sau đốt sống (dưới 5%). Trên thế giới, trong khoảng năm 1920-1950, đa số trẻ em bị lao cột sống, chiếm tỷ lệ 50-60%. Vào cuối thế kỷ 20, tỷ lệ này giảm dần, còn khoảng dưới 40% trong nhóm trẻ dưới 15 tuổi ở nước ta (năm 1980). Hiện nay, bệnh này gặp đa số ở người lớn mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là lứa 21-30 tuổi (khoảng 30%) và lứa 41-50 tuổi. Vùng đốt sống cổ bị lao cột sống ít nhất khoảng 4%. Lao cột sống vùng ngực và thắt lưng chiếm khoảng 96%, trong đó lao cột sống ngực chiếm gần 80%.
Triệu chứng
Lao cột sống là bệnh mạn tính, thứ phát. Sự phá hủy các thân đốt sống xảy ra âm thầm, vì thế các triệu chứng chủ quan của lao cột sống cũng giống lao phổi: sốt nhẹ về chiều, biếng ăn hay chán ăn, mất trọng lượng, ốm dần, mỏi mệt... Hơn 90% bệnh nhân liệt vận động sẽ phục hồi sau phẫu thuật, khi đến điều trị sớm hay đến không quá muộn dưới 1 năm. Lúc đầu âm ỉ, tăng về chiều về đêm, nơi vùng đốt sống bị tổn thương. Ngồi lên, đi lại đau tăng thêm. Đau thường trú ở một, hai đốt sống vùng ngực, nếu bị lao cột sống ngực. Đau càng ngày càng tăng cường độ, nhất là khi mắc lao vùng thắt lưng. Đau do lao cột sống thắt lưng có thể dữ dội hơn cả đau thần kinh tọa khi cột sống thắt lưng bị phá hủy nặng, một hay hai chân co giật và đau lan theo rễ thần kinh bị chèn ép.
Biết bệnh sớm ó thể điều trị bảo tồn
Bác sĩ khám lâm sàng kỹ hơn sẽ giúp chẩn đoán bệnh sớm với sự giúp đỡ của chẩn đoán hình ảnh học. X-quang thường quy phát hiện ra tổn thương lao rất chậm, khi bệnh diễn biến lâu, tổn thương lao cột sống đã quá nặng sau vài tháng. Hình ảnh cộng hưởng từ giúp chẩn đoán lao cột sống sớm nhất trong tháng đầu, sau khởi bệnh. X-quang cắt lớp điện toán giúp xem rõ sự phá hủy thân đốt và tính kế hoạh phẫu thuật hàn xương. Các xét nghiệm máu chỉ nhằm hỗ trợ. Khoảng 88% bệnh nhân có thể điều trị bảo tồn. Chẩn đoán sớm bệnh rất quan trọng vì bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn khỏi bệnh trong giai đoạn này. Điều trị kháng lao là chủ yếu.
BS Huỳnh Bá Lĩnh
Theo Thời trang trẻ
Thay lại khớp gối Bác sĩ Nirad Suresh Vengsarkar, cố vấn cao cấp về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình của 5 bệnh viện tại Mumbai (Ấn Độ) là Bhatia, Lilavati, Hiranandani, Saifee, Jaslok vừa thực hiện thành công thay lại khớp gối tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM. Khớp gối nhân tạo được sử dụng thuộc thế hệ TC3, có phần mâm chày xoay được,...