‘Cửa địa ngục’ choáng ngợp ở Turkmenistan
Một hố gas bốc cháy trên sa mạc của Turkmenistan suốt hơn 40 năm qua nay trở thành địa điểm hoàn hảo để thúc đẩy ngành du lịch của nước này.
Người dân địa phương gọi nơi này là &’cửa xuống địa ngục’.
Hố sâu này đầy ánh lửa bập bùng như cảnh tượng dưới địa ngục, nhưng trên thực tế lại là nơi phát ra lượng khí đốt khổng lồ từ dưới lòng đất lên.
Không ai rõ là ngọn lửa từ hố rộng 60m, sâu 20m này từ đâu phát ra, nhưng chắc chắn là sự việc này chỉ có sau tai nạn năm 1971.
Khi đó, mặt đất tại khu vực này đã bị sụt khi các nhà địa chất Liên Xô thám hiểm một mỏ khí đốt tự nhiên. Đây là một trong những khu vực có dự trữ khí đốt tự nhiên dồi dào ở Turkmenistan.
Video đang HOT
Không ai bị thương trong vụ sụt đất này, nhưng vì sợ khí gas sẽ gây độc hại cho người dân và động vật nên các nhà địa chất quyết định châm lửa đốt và nghĩ rằng lượng khí sẽ sớm cháy hết.
Tuy nhiên, những nhà khoa học này có vẻ đã tính toán sai, vì cho tới nay, ngọn lửa vẫn chưa hề tắt, và tạo nên một cảnh tượng trông như &’bên kia thế giới’.
Theo_VietNamNet
Trung Quốc tham vọng xây đường sắt cao tốc từ Bắc Kinh đi Mỹ
Trung Quốc đang cân nhắc các kế hoạch nhằm xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc từ Bắc Kinh đi Mỹ. Toàn bộ hành trình dự kiến dài 13.000 km và chạy qua vùng Siberia của Nga.
Tuyến đường sắt Trung-Mỹ có thể dài 13.000 km.
Tờ Beijing Times đưa tin, tuyến đường sắt cao tốc sẽ bắt đầu tại vùng tây bắc Trung Quốc và chạy qua vùng Siberia của Nga, đi qua một đường hầm dưới Thái Bình Dương sau đó cắt ngang qua Alaska và Canada tới đất liền nước Mỹ.
Tờ báo trích lời ông Wang Mengshu, một chuyên gia đường sắt từ Viện Công nghệ Trung Quốc, nói rằng việc tuyến đường sắt đi qua eo biển Bering giữa Nga và Alaska sẽ cần một đường hầm dài 200 km dưới biển.
"Hiện chúng tôi đang tiến hành các cuộc thảo luận. Nga đã suy nghĩ về dự án này nhiều năm rồi", ông Wang nói.
Dự án - có tên gọi "Đường sắt Trung-Nga Mỹ" - có thể dài 13.000 km, dài hơn 3.000 km so với tuyến đường sắt xuyên Siberia. Toàn bộ hành trình có thể mất 2 ngày, với điều kiện tàu chạy ở tốc độ trung bình 350 km/h.
Kế hoạch trên gây ra nhiều ngờ vực. Không chuyên gia đường sắt Trung Quốc nào ủng hộ dự án trên. Hiện chưa rõ chính phủ Trung Quốc đã tham khảo Nga, Mỹ và Canada hay chưa.
Chỉ riêng đường hầm xuyên eo biển Bering cũng gây ra một thách thức lớn về mặt thiết kế - đó có thể là đường hầm xuyên biển dài nhất thế giới, gấp 4 lần độ dài của đường hầm Channel nối Anh và Pháp.
Trang tin China Daily cho biết, công nghệ đường hầm "đã sẵn có" và sẽ được sử dụng để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối tỉnh Phúc Kiến ở đông nam Trung Quốc với Đài Loan.
"Dự án trên sẽ do Trung Quốc xây dựng và chịu chi phí. Các chi tiết của dự án chưa được ấn định", nguồn tin trên cho biết.
Beijing Times cho hay, tuyến đường sắt Mỹ-Trung là một trong 4 dự án đường sắt cao tốc quốc tế hiện đang được nghiên cứu triển khai.
Một tuyến đường sắt có thể chạy từ London, qua Paris, Berlin, Warsaw, Kiev và Mátxcơva, nơi nó tách làm 2 tuyến, một tuyến chạy tới Trung Quốc qua Kazakhstan và tuyến còn lại tới phía đông Siberia.
Dự án thứ 2 có thể bắt đầu tại thành phố Urumqi ở cực tây Trung Quốc chạy qua Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và tới Đức.
Dự án thứ 3 có thể bắt đầu tại thành phố Côn Minh ở tây nam Trung Quốc và kết thúc tại Singapore.
Các dự án trên đang ở các giai đoạn lên kế hoạch và phát triển khác nhau, theo Beijing Times.
Theo Dantri
Vì Ukraine, Mỹ dính đòn 'hồi mã thương' nếu trừng phạt Gazprom Thượng viện Mỹ có thể áp đặt các biệt pháp mạnh hơn để trừng phạt Nga, ví dụ nhắm vào Tập đoàn Gazprom. Nhưng theo các chuyên gia, Mỹ sẽ không thể gây thiệt hại đáng kể cho Gazprom mà thậm chí còn chuốc họa vào thân. Châu Âu không thể ngay lập tức từ bỏ khí đốt Nga. Một thực tế mà...