Cua đá “cù lao”
Chuyện bắt đầu từ một chuyến đi du lịch bụi về Cù Lao Chàm ( Hội An, Quảng Nam), anh bạn lang thang dạo chợ và bất ngờ thấy bảng bán cua nhưng không phải loài sống dưới biển.
Ngộ một điều là, ở đảo nhưng mấy cô lại không bán cua biển mà chỉ bán toàn cua đá – cua sống trên rừng trên suối nên gian hàng hải sản các cô luôn thu hút ánh nhìn của hầu hết du khách ghé qua. Nhưng chỉ nhìn thôi thì… chưa biết, vì theo các cô, tuy Cù Lao Chàm là hòn đảo nhỏ với bao nhiêu sơn hào hải vị miền biển nhưng cua đá vẫn là món đặc sản được nhiều du khách tìm mua và thưởng thức những khi có dịp ghé thăm nơi này.
Mới nhìn thoáng qua dáng hình, cua đá không khác gì mấy so với dòng họ nhà cua đang sinh trưởng trên đất nước ta, có lẽ điểm khác biệt duy nhất của chúng so với các loài cua khác là môi trường sống. Cua đá chỉ sinh sống ở những vùng rừng núi đá trên Cù Lao Chàm và thức ăn chính hàng ngày của chúng chỉ là lá và rễ cây. Tuy môi trường sinh sống chính là rừng và suối đá, nhưng cua đá cũng không hẳn tách biệt với môi trường nước biển. Đến mùa sinh sản, cua thường “rủ nhau” di cư xuống những vùng biển nông quanh đảo, nơi có nhiều bãi đá nửa nổi nửa chìm để đẻ trứng, và khi trứng nở, cua con lại lần tìm về với rừng để sinh trưởng và phát triển, kết thúc một vòng đời của mình.
Để săn cua đá, người dân trên đảo phải đi rừng vào đêm (đêm là thời gian cua đá ra khỏi hang để kiếm ăn), vì ban ngày cua ở trong hang rất khó bắt được chúng. Loài cua này rất tinh khôn, để săn được chúng phải di chuyển trong rừng thật khéo léo và nhẹ nhàng, nếu nghe động cua sẽ nhanh chóng “lỉnh” ngay vào hang đá hay leo nhanh lên cây lẩn trốn rất khó bắt. Đồ nghề của những người săn cua đá cũng tương đối đơn giản: đồ để nhốt cua bắt được, đèn pin đội đầu để soi, đôi bao tay để phòng cua kẹp và… thật nhiều lòng gan dạ vì cua đá chỉ sinh sống ở những vùng hiểm trở trên đảo.
Video đang HOT
Cua đá lớn có thể nặng đến 400g/con, nhưng loại này thường là “cua cụ”, là hàng hiếm nên lâu lâu người ta mới săn được, cua đá bán ở chợ có trọng lượng trung bình chỉ 100g/con. Thịt cua đá rất thơm ngon và gạch của chúng thì luôn béo ngậy, đặc biệt là hai càng cua rất to đầy ứ thịt và vỏ cũng rất cứng. Khác với cua biển và ghẹ, cua đá mang trong mình gạch rất nhiều và thường 100% cua cái đều có gạch. Theo bí quyết của người dân nơi này, cua đá chỉ cần rửa sạch rồi để nguyên con hấp bia là cách chế biến nhanh nhất nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon khi thưởng thức.
Chọn những con cua cái gạch nhiều cho vô nồi rồi đổ bia vào và hấp khoảng 30 phút là có thể “đưa cay”. Khi sống cua có màu tim tím, hấp bia cua chuyển sang màu đỏ rất đẹp và vỏ thì bóng loáng rất hấp dẫn. Thưởng thức cua đá hấp bia đúng điệu phải ăn kèm với các loại rau rừng ở vùng núi Cù Lao Chàm và chấm với muối tiêu chanh ớt.
Ngoài hấp bia, người dân ở Cù Lao Chàm còn “biến tấu” cua đá thành nhiều món khác cũng không kém phần hấp dẫn: cua đá rang muối, cua đá rang me, cua đá hấp sả, bún riêu cua đá… và món nào cũng luôn “gợi thương gợi nhớ” trong lòng thực khách.
Bánh tổ, biểu tượng Tết độc đáo của người xứ Quảng
Với người dân xứ Quảng, cứ mỗi ngày Tết người dân nơi đây thường làm một loại bánh đặc biệt để phục vụ Tết. Loại bánh đặc biệt này được phơi nắng phơi sương nhiều ngày đêm có thể để hàng tháng trời.
Tết đến trên thị trường tràn ngập nhiều loại bánh với mẫu mã rất đẹp, chất lượng ngon nhưng bánh tổ vẫn chiếm vị trí rất quan trọng với người dân xứ Quảng. Bánh tổ không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Với người dân xứ Quảng, thì bao năm qua cứ mỗi ngày Tết với họ là một loại bánh chỉ có ở xứ này được làm để phục vụ Tết. Điều đặc biệt là loại bánh này được phơi nắng phơi sương nhiều ngày đêm, có thể để hàng tháng trời, có thể hấp, chiên xào và ăn dần trong nhiều ngày trời.
Bánh tổ trở thành món đặc sản ngày xuân ở xứ Quảng
Người dân Quảng Nam dù có tha phương sống ở bất cứ nơi đâu, đến ngày Tết cổ truyền dân tộc vẫn không quên món bánh tổ. Truyền thuyết kể rằng bánh này vốn do tổ mẫu Âu Cơ làm ra phát cho trăm con lên núi xuống biển làm lương khô ăn dọc đường. Cũng có người cho rằng loại bánh này làm ra cốt là để cúng ông bà nên mới có tên gọi bánh tổ. Chưa có ai biết chính xác nguồn gốc của bánh tổ có từ đâu, người Quảng Nam thì bảo đây là loại bánh làm ra để cúng tổ tiên, ông bà trong ngày đầu năm mới nên gọi là bánh tổ. Người dân bây giờ chỉ biết do tiền nhân để lại nên cứ làm, cứ cúng, cứ thành truyền thống. Bánh tổ lấn dần các loại bánh khác, trở thành bánh chủ đạo ngày xuân của xứ Quảng.
Bánh tổ là loại bánh của người dân xứ Quảng thường xuất hiện trong dịp Tết. Những ngày đầu năm, trên bàn thờ gia tiên của người dân ở đây không thể thiếu loại bánh này. Bà Vũ Thị Hoàng (70 tuổi, người dân Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết: "Năm nào cũng vậy, cứ dịp Tết đến là cả gia đình tôi lại làm loại bánh đặc biệt này. Đây là loại bánh cổ truyền trong ngày Tết của người dân xứ Quảng. Cũng như những loại bánh mứt khác, bánh tổ được chế biến trước Tết mấy ngày. Như một món để dành, bánh tổ nấu ra không phải để ăn ngay mà để sau một thời gian cho "ngấm" khi đó mới đậm đà, vị ngọt bùi sẽ tăng lên. Để có những ổ bánh tổ mềm mại, thơm ngon không cứng cũng không nhão đòi hỏi phải hoàn thiện nhiều công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu cho đến lúc bảo quản". Bà Hoàng có thâm niên gần 40 năm làm loại bánh đặc biệt này, nên gần như là người tỏ tường về loại bánh có một không hai này.
Nguyên liệu chính gồm có gạo nếp, đường, gừng, vừng mè. Nếp phải là loại nếp hạt mẩy, đều tròn thì mới dẻo và thơm. Đường phải là loại đường bát, một loại đường đặc sản của Quảng Nam. Hai thứ phụ liệu không thể thiếu là hạt mè và gừng. Mè trắng khô đãi sạch, phơi nắng rồi đem vào rang đều tay, gừng giã nhỏ gạt lấy nước. Nếp sau khi phơi thật khô rồi đem xay thật mịn thành bột và đường bát được tán ra nấu thành nước, trộn hai thứ này với liều lượng nhất định. Khi trộn, phải trộn thật đều, pha thêm chút nước gừng sau đó bỏ vào khuôn. Khuôn bánh tổ thường đan bằng tre trông như cái rọ, lá chuối được chọn lựa cẩn thận cắt ra lót vào trong khuôn. Bánh được gói lại và dùng tăm tre ghim kín các mép lá.
Người làm đã chụẩn bị những cái "rọ" đan bằng tre giống như rọ buộc mõm trâu, bò rồi lấy lá chuối ngoài vườn cắt ra, lót xung quanh "rọ". Người ta thường dùng một nồi to để hấp, đặt một tấm vỉ tre ở giữa có chu vi bằng chu vi nồi, phía dưới đổ nước, sau đó xếp những khuôn bánh lên trên. Đổ hỗn hợp đường - nếp vào "rọ". Đặt một tấm vỉ tre giữa nồi nấu bánh khá to, dưới đổ nước cách vỉ chừng 5cm. Trên vỉ, đặt "rọ" có hỗn hợp đường thành một lớp dày. Đậy chặt nắp, bắt đầu đun khoảng hơn hai tiếng đồng hồ, bánh chín là nhờ ở sức nóng của hơi nước trong nồi. Bánh chín là nhờ ở sức nóng của hơi nước trong nồi. Thời gian chín khá lâu. Lúc vừa vớt ra, rắc một lớp mè đã rang chín, bóc vỏ lên trên mặt còn rất nóng của bánh. Mè sẽ dính chặt vào, khá đều đặn, đẹp mắt. Công đoạn cuối cùng là đem bánh phơi ra ngoài trời phơi nắng phơi sương trong khoảng một tuần đến khi bánh khô se và cứng lại.
Nhiều người vẫn làm bánh tổ mang phơi nắng phơi sương để dùng ngày Tết
Tuy vậy, bánh tổ ngon là bánh không cứng quá hay nhão quá, khi cắt ra bột không bết vào dao. Bánh tổ Quảng Nam có thể giữ được lâu ngày mà không sợ bốc mùi ẩm mốc; ngược lại càng để lâu, bánh càng dẻo dai, hương vị càng đậm đà. Điều này phụ thuộc vào bí quyết riêng của người làm bánh tổ xứ Quảng. Sau Tết chừng nửa tháng trở đi, món bánh tổ chiên được ưa chuộng bậc nhất. Con gái, con trai đi học xa nhà đều nhớ cất riêng vài ba cái mang vào trường làm quà cho bạn bè. Cả bọn xúm nhau bên chảo dầu nóng, thả từng miếng bánh dẻo thơm vào. Bánh nở phồng mềm nhũn tỏa mùi béo ngậy. Càng ngon hơn khi có thêm vài tấm bánh tráng nướng kẹp vào. Từng lát bánh tổ chiên kẹp giữa 2 miếng bánh tráng mà thưởng thức, một cảm giác ngọt thanh của đường, mùi thơm của nếp, beo béo của dầu, cay cay của gừng làm cho ai một lần được ăn sẽ nhớ mãi cái hương vị này.
Mặc dù ngày nay bánh tô không còn được lớp trẻ ưa chuông, nhưng cứ tâm 11, 12 hoặc 27, 28 âm lịch tháng chạp, những gia đình như bà Hoàng và rất nhiều người khác vân đổ nồi làm bánh. Bánh tô thô sơ, môc mạc, giản dị như tính cách con người xứ Quảng. Sự kêt tinh giản dị của bôt nêp, đường, gừng, mè đã tạo nên hương vị rât riêng của món bánh tô xứ Quảng. Bánh tổ đã trở thành loại bánh Tết đặc sản của người dân đất này từ rất lâu rồi.
Bánh tổ làm trước Tết vài ngày, nhưng chưa ai trong gia đình được ăn ngay, phải chờ đến giao thừa, cắt bánh cúng trời đất, tổ tiên xong mới được ăn. Bánh tổ có thể ăn tươi, hoặc nướng, hoặc chiên, mỗi cách ăn đều có hương vị đặc trưng riêng. Ngày Tết gia đình sum họp, bạn bè gặp nhau hàn huyên bên ly trà nóng với vài miếng bánh tổ, hồn quê như đâu đó trở về. Ngày Tết xa quê, bà con Quảng Nam ở đất khách đều tự tay làm bánh tổ cúng ông bà. Nhớ đến món bánh tổ truyền thống âu cũng chính là nhớ về nguồn cội làng quê vậy.
Mỗi dịp xuân sang, mai vàng nở rộ, trên bàn thờ tổ tiên của người Quảng, những ổ bánh tổ luôn chiếm vị trí quan trọng giữa không khí trầm mặc, uy nghiêm của ba ngày đầu năm mới. Môi khi lò nôi lửa là lòng lại như thây Têt đang vê...
Theo Thoidai
2 món ngon khó cưỡng khi đến Hội An Hai món ăn cao lầu và hoành thánh không chỉ gây sự tò mò bởi cái tên độc đáo mà còn cuốn hút bởi hương vị lạ miệng, khiến du khách không thể cho qua khi đến Phố cổ Hội An Tuy không phải cao lương mỹ vị nhưng nếu đã một lần đến với Hội An, đừng cho qua dịp tận hưởng...