Cua biển
Khác với cua đồng, cua biển thường hiếm, có giá trị và ngon hơn nhiều. Đặc biệt là những dịp không trăng từ mùa thu đến độ đầu đông. Dạo này cua không những chắc ngon, béo ngậy mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Cua biển được nhiều người khen ngon ngọt, khoái khẩu nhất với món hấp. Cách này làm đơn giản, nhanh và chất lượng. Thường chọn mớ cua mập, non, nếu có cua lột (cua thay vỏ) càng tốt. Cua mới vớt từ biển còn tươi nguyên, rửa sạch rồi đem ướp với ít gia vị như muối, bột nêm và nhất thiết phải có sả, cho vào nồi đậy kín vung, đun lửa hấp bằng hơi. Chừng mười lăm phút sau, nồi cua sôi, hơi nước ra làm cho gia vị thấm đều. Cua chín, chuyển từ màu nâu sang màu gạch tươi, vớt ra ăn nóng là ngon nhất.
Cua được hấp nén hơi, mau chín lại giữ được vị nguyên chất nên khi ăn toàn thân con cua mềm nhũn, ngọt và thơm. Nhiều người ăn cua biển đánh giá thịt của nó không kém thịt của loài ghẹ đặc sản ở đầm. Thịt cua biển chắc ngon và bổ, có tính hàn, vì vậy ngon nhất là ăn cua đang lúc còn nóng, chấm với muối tiêu chanh hoặc muối ớt kèm ít lát gừng tươi hoặc rau răm. Khi ăn, ta cầm từng con, tách hai cái càng ăn trước, thịt trong đôi càng trắng dai và thơm ngon. Tiếp đến tách bỏ phần mai, loại bỏ phần ruột, dùng thìa lấy phần gạch cua ra ăn béo ngầy ngậy, có mùi vị đặc trưng của loài cua. Sau cùng, có thể cầm nguyên phần thân cua chấm muối, phải nói hết chỗ chê.
Video đang HOT
Ngoài món hấp, cua biển còn được chế biến nhiều món ngon khác như xốt ớt, rang tiêu, nấu riêu ăn bún, nấu cháo, hầm…
Theo người lao động
Gà nướng Plei Kơtêng
Quán Plei Kơtêng đã trở thành một thương hiệu ẩm thực của Pleiku. Trong thực đơn của quán, gà nướng là món độc đáo được nhiều du khách biết đến.
Gà nướng Plei Kơtêng.
Từ trung tâm thành phố, khách phải đi qua Biển Hồ rồi len lỏi trên những con đường ngang dọc rẫy cà phê ở xã Tân Sơn mới đến được quán. Quán xa trung tâm thành phố nhưng luôn đầy khách. Nếu không đặt trước, thực khách khó tìm được chỗ ngồi trong nhà sàn mà phải ngồi ngoài sân vườn, bên cạnh những cây cà phê.
Gà nướng là món gọi đầu tiên của thực khách khi đến quán Plei Kơtêng. Cách nướng gà rất lạ. Ngoài công thức ướp gà riêng của quán, lò nướng gà khá lạ khiến khách tò mò. Bếp nướng lộ thiên là một đống than rừng rực cháy đỏ. Xung quanh đống than là những con gà đã làm sạch cắm vào những thanh tre theo chiều thẳng đứng.
Mỗi cây tre có hai con gà. Cứ thế, đầu bếp đi vòng quanh bếp than để trở gà cho đều. Bởi cách nướng lạ này mà thịt gà chín rất đều, không bị khét, giữ nguyên vị ngon và ngọt của thịt gà thả vườn. Mỗi con gà nướng mất ít nhất nửa tiếng. Để phục vụ đoàn khách đông, chủ quán cho nướng hàng chục con gà cùng lúc.
Cái độc đáo khác của món này là không chấm với muối ớt hay muối tiêu chanh. Gà để nguyên con dọn lên mâm, khách tự xé thịt mà ăn. Thức chấm là lá é được băm nhuyễn có vị chua chua, thơm lừng, cho thêm ít muối. Chấm gà vào lá é, ăn có vị là lạ, rất đặc trưng. Vị chua thanh của lá é làm món gà nhiều dinh dưỡng ăn rất "bắt". Thông thường hai người ăn một con gà nhưng cũng có người một mình "làm nốt" cả con gà kèm theo một ống cơm lam.
Pleiku nhiều nơi bán gà nướng, cơm lam nhưng chỉ ở Plei Kơtêng, khách mới có cảm giác ngon miệng và lạ lẫm. Khi đến Pleiku, nhiều khách phải tìm đến quán Plei Kơtêng để ăn gà nướng dù đi xa và mất nhiều thời gian.
Theo Ngọc Liên (Cần Thơ Online)
Ăn cua đá miền sơn cước Cơn mưa to bất ngờ ập đến khi chúng tôi rời đan viện Châu Sơn (Phú Sơn, Nho Quan, Ninh Bình) di chuyển sang địa phận Hòa Bình tìm chỗ ăn trưa. Anh bạn đồng hành bảo sẽ dẫn mọi người đi ăn đặc sản của miền núi, cua đá, chịu khó chờ mưa tạnh rồi đi. Đặc sản cua đá Mưa miền...