“Cụ” xà cừ số 13 cổ nhất tại Huế bị bão cùng tên quật đổ bật cả gốc gây tiếc nuối
Một cây xà cừ được xem là “cổ” nhất trong hệ thống cây xanh đô thị Huế, với số quản lý thứ tự cây là 13, vừa bị cơn bão 13 ( bão Vamco) quật đổ lật cả gốc, khiến nhiều người dân Cố đô tiếc nuối và bày tỏ cảm xúc lên cộng đồng mạng.
Cơn bão số 13 quần thảo nhiều giờ tại TT-Huế vào rạng sáng 15/11 đã làm nhiều công trình nhà cửa, biển hiệu quảng cáo, cây xanh đổ ngã, hư hỏng. Trong số nhiều cây xanh bị gãy đổ, trốc gốc, có một cây xà cừ được xem “cổ” nhất trong hệ thống cây xanh đô thị Huế. “Cụ” cây bị đổ bật gốc, thiệt hại gần như hoàn toàn trong cơn bão số 13 khiến rất nhiều người tiếc nuối.
“Cụ” xà cừ được đánh số thứ tự 13.
Được biết, “cụ” cây xà cừ số 13 nằm ở đường Lê Duẩn, cạnh công viên Phú Xuân, phía trước cổng chính Bến xe du lịch Nguyễn Hoàng, TP Huế.
Đây được xem là cây xà cừ to lớn, “cổ” nhất trong hệ thống cây xanh đô thị Huế.
Trên trang cá nhân của mình, ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế, bày tỏ: Trải qua hàng trăm trận bão trong đời, đến cơn bão thứ 13 của năm 2020, “cụ” xà cừ to lớn nhất TP Huế được đánh số quản lý 13 (trước bến xe Nguyễn Hoàng) đã không trụ nổi nữa. Nhưng, cũng như số phận của hàng loạt cây cổ thụ khác trong thành phố đã nằm xuống qua những trận bão trong năm 2020 này, các “cụ” sẽ tiếp tục sống mãi với người dân thành Huế. Các “cụ” sẽ là chất liệu cho một cuộc thi điêu khắc diễn ra trong Festival 2021 và sẽ được trưng bày trong không gian thích hợp để tất cả mọi người tưởng nhớ về…
Cây bật gốc hoàn toàn, khó phục hồi.
Ông Trần Công Hạnh (TP Huế) khi chứng kiến “cụ” xà cừ cổ thụ 13 bị bão 13 quật ngã đã bày tỏ: Có một sự chủ quan khi tán lá quá dày và sự tự tin thân trụ quá vững. Mong cây đại thụ này được tỉa và dựng lại. Nó quá đẹp và xin đừng để “cụ” chết vì sự chủ quan của chúng ta.
Video đang HOT
“Check-in” bên “cụ” cây lần cuối trước khi cây bị cưa cắt, giải tỏa.
Trên trang cá nhân của mình, một nhà báo làm việc tại Huế cũng bày tỏ sự tiếc nuối: “Tiếc cho một trong những “cụ” xà cừ lâu năm nhất xứ Huế. Bão 13 và “cụ” cây cũng số 13 luôn”…
Một cây phượng to lớn bị đổ ngã trong Công viên Nguyễn Văn Trỗi, Huế.
Một cây lâu năm bị gãy ngang gốc do bão số 13 tàn phá cạnh nam cầu Phú Xuân, Huế.
Trong cơn bão số 13, số lượng cây xanh bị gãy đổ tại Huế không nhiều như trận bão số 5, tuy nhiên, những cây xanh đô thị bị thiệt hại lần này chủ yếu lại là cây lâu năm, to lớn, thuộc loại cổ thụ. Đây là những cây lâu năm có giá trị về mặt văn hóa, tinh thần đối với người dân Cố đô Huế.
Hình ảnh cây xanh tại TP Huế và các vùng lân cận đổ ngã trong trận bão số 13 vào rạng sáng 15/11:
Bão Vamco sắp đổ bộ vào miền Trung
Bão số 13 (Vamco) đã tiến vào vùng biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế với sức gió mạnh cấp 8-9. Các tỉnh Trung Trung Bộ đang có mưa lớn.
Sáng 15/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 13 đã giảm xuống còn cấp 8-9, giật cấp 12. So với thời điểm có cường độ mạnh nhất, bão giảm đến 4 cấp. Lúc 4h, tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
Ảnh hưởng của bão số 13, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. Đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10.
Trên đất liền ven biển Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Các tỉnh, thành Trung Trung Bộ đã có mưa to lớn với lượng phổ biến 100-150 mm.
Những giờ tới, bão đi theo hướng tây tây bắc, vận tốc 15-20 km/h và đi vào đất liền các tỉnh, thành từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Hình thái này sau đó sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Chiều 15/11, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên khu vực thượng Lào.
Dự báo đường đi của bão số 13 chuẩn bị đổ bộ đất liền. Ảnh: VNDMS .
Cơ quan khí tượng cảnh báo gió mạnh, sóng lớn xảy ra trên biển và nguy cơ nước dâng do bão vùng ven biển. Cụ thể, vùng hiển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Sóng biển cao 4-5 m, biển động rất mạnh.
Tại phía bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ), gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10. Sóng biển cao 2-4 m.
Đáng lưu ý, ven biển từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao 0,5-1 m. Ngập úng nguy cơ xảy ra ở vùng trũng thấp ven biển, cửa sông, đầm phá tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng.
Trên đất liền từ phía nam Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10.
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13 cũng gây một đợt mưa lớn từ ngày 15/11 đến 16/11. Trong đợt này, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Trị hứng lượng mưa 100-150 mm, có nơi trên 200 mm.
Vùng nguy hiểm do bão trên biển nằm từ vĩ tuyến 14 đến 19 độ vĩ bắc và phía tây kinh tuyến 109 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Miền Trung gồng mình chống bão số 13 Dự báo bão số 13 vào vùng bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Ngãi từ chiều tối 14-11 đến sáng sớm 15-11, sau đó vào đất liền rồi suy yếu. Trong ngày 14-11, các tỉnh, thành dự báo nằm trong phạm vi ảnh hưởng của bão số 13 sơ tán hàng trăm ngàn hộ dân đến nơi trú an toàn Theo Trung tâm...