Cứ tưởng rơi đồ ăn xuống đất lập tức nhặt lên thì không sao, xem clip bóc trần sự thật ngay sau đó nhiều người phải thốt lên “kinh hoàng”
Quy tắc 3 giây được nhiều người lấy ra để an ủi nhau vì tiếc miếng ăn bỗng nhiên vụt khỏi đôi tay cầm cũng không thể cứu vãn nỗi trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng này.
Mạng xã hội Facebook đang truyền tay nhau một chiếc clip ngắn ghi lại hành trình miếng bánh full topping cố tình bị hất xuống đường. Chủ nhân sau đó nhanh tay nhặt bánh và topping lên ngay sau đó, trong thời gian không quá 3 giây.
Khi soi món ăn dưới kính hiển vi, vi khuẩn đã xuất hiện, đang tấn công chiếc bánh với những âm thanh rột rột khiến nhiều người yếu tim cảm thấy kinh hãi.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định dù là quy tắc 3 giây, 5 giây hay 10 giây nhặt thực phẩm thì đồ ăn cũng đều bị nhiễm khuẩn ngay khi vừa rơi xuống đất. Dù là thức ăn lỏng hay rắn vẫn nhiễm khuẩn như thường.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester Metropolitan (Anh) từng công bố một nghiên cứu vào năm 2012 khẳng định rõ ràng luận điểm này. Tóm lại, quy tắc 3 giây, 5 giây hay 10 giây chỉ là sự biện hộ cho việc tiếc đồ ăn thôi bạn nhé!
Thức ăn bị hất tung xuống đất, nhặt lên kịp trong 3 giây không đủ “cứu vãn” sự sạch sẽ qua clip cận cảnh
Mới đây, mạng xã hội Facebook đang truyền tay nhau hình ảnh một miếng bánh thơm ngon, ngọt ngào và cũng vô cùng xinh xắn bị làm rơi một cách có chủ ý. Bánh và chiếc đĩa rơi xuống đường, mỗi thứ một nơi. Chủ nhân đeo bao tay nhanh chóng nhặt bánh lên cùng topping bị vung vãi ra đường chỉ trong 3 giây. Theo lẽ thông thường, chúng ta hay nói với nhau, thực phẩm bị rơi xuống đất được nhặt lên trong 3 giây thì không lo vi khuẩn tấn công. Kiểu quan niệm đậm chất dân gian truyền miệng này được chúng ta áp dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày.
Quy tắc 3 giây nhặt đồ ăn và soi dưới kính hiển vi cho kết quả bất ngờ.
Thế nhưng, khi cho topping lên mặt bánh như ban đầu, rót thêm nước lên trên cho chiếc bánh này mềm nhũn, họ tiến hành lấy mẫu đem đi soi dưới kính hiển vi xem món ăn có thực sự sạch sẽ như chúng ta luôn nghĩ về quy tắc 3 giây hay quy tắc 5 giây không. Kết quả là, video bỗng xuất hiện những âm thanh rột rột kèm hình ảnh những con vi khuẩn đang ăn thức ăn. Cộng đồng mạng xem đến đây không khỏi giật mình, nhiều người cảm thấy kinh hoàng khi tận mắt nhìn thấy vi khuẩn ăn ngấu nghiến, ngon lành.
Nhặt đồ ăn lên trong 3 giây sau khi chạm đất, thức ăn vẫn bị nhiễm khuẩn như thường
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester Metropolitan (Anh) từng công bố một nghiên cứu vào năm 2012, khẳng định chỉ cần nhanh tay nhặt đồ ăn lên trong khoảng thời gian 3 giây thì vi khuẩn sẽ không thể xâm nhập vào đồ ăn là quan niệm không hoàn toàn đúng.
Thậm chí, đối với những dạng topping như hoa quả khô ở trên mặt chiếc bánh còn có khả năng nhiễm khuẩn Pseudomonas sau 3 giây. Đây là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng máu, mô mềm và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chỉ cần nhanh tay nhặt đồ ăn lên trong khoảng thời gian 3 giây thì vi khuẩn sẽ không thể xâm nhập vào đồ ăn là quan niệm không hoàn toàn đúng.
Nói về nguyên tắc 3 giây, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, dù là rơi 3 giây, 5 giây hay 10 giây đi chăng nữa thì thức ăn bị rơi cũng đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rồi.
“Về nguyên tắc, khi một loại thức ăn bị rơi xuống đất, dù là dạng thức ăn rắn hay lỏng, thì chắc chắn đã bị nhiễm khuẩn. Chỉ có điều mức độ xâm nhập, số lượng vi khuẩn ra sao mà thôi”, chuyên gia khẳng định.
Do đó, nếu chúng ta cứ tự huyễn hoặc bản thân tin vào những quy tắc 3 giây, 5 giây hay 10 giây đi chăng nữa thì đó là lựa chọn của mỗi người. Chỉ có điều vin vào đó để tin rằng món ăn của mình không có vi khuẩn tấn công là sai lầm hoàn toàn.
Vi khuẩn tấn công ngay khi thức ăn bị rơi xuống đất, bạn không nên tin rằng với thời gian nhặt lên nhanh chóng sau vài giây là đảm bảo sạch 100%.
Đúng như clip ghi nhận, vi khuẩn tấn công ngay khi thức ăn bị rơi xuống đất, bạn không nên tin rằng với thời gian nhặt lên nhanh chóng sau vài giây là đảm bảo sạch 100%. Kể cả khi bạn nhặt lên nhanh cỡ nào thì cũng không xóa bỏ được sự thật là thức ăn đã chạm xuống đất. Và môi trường dưới này thì biết cơ man nào là bụi bẩn, bùn đất, vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Là một người đề cao an toàn vệ sinh thực phẩm, đề cao sự sạch sẽ trong ăn uống, có lẽ đã đến lúc bạn nên từ bỏ quy tắc 3 giây, 5 giây hay 10 giây để biện hộ cho sự nuối tiếc đồ ăn bị vứt đi của mình rồi nhé!
Làm thí nghiệm trên đồ ăn vỉa hè: Nhiều thứ khó thấy bằng mắt thường
Đối với các bạn trẻ mê đồ ăn vỉa hè, cá viên hay xúc xích chiên chấm với tương ớt chính là món vô cùng hấp dẫn.
Tuy nhiên, không phải món ăn vỉa hè nào cũng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí có loại còn chứa cả "ổ vi khuẩn" khi soi chúng dưới kính hiển vi.
Đồ ăn vỉa hè dưới kính hiển vi chắc chắn sẽ khiến nhiều người bất ngờ. (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)
Mới đây, trên nền tảng TikTok, một tài khoản đã đăng tải đoạn clip ghi lại quá trình dùng kính hiển vi để soi miếng cá viên chiên vỉa hè. Cụ thể, người này cắt một lát mỏng từ cục cá viên, sau đó đặt lên kính hiển vi và bắt đầu "khám phá". Ở mức phóng đại 80 lần, người soi đã thấy một số con ấu trùng vẫn sống khỏe mạnh trong miếng cá viên, thậm chí còn đang ngoe nguẩy. Tới khi TikToker này phóng đại kính lên mức 800 lần thì nhiều người phải giật mình vì miếng cá viên thơm ngon ban đầu hiện lên tòan vi khuẩn lúc nhúc, chen chúc nhau với mật độ khá dày. Thậm chí, trong miếng cá viên còn có chứa cả sợi nilon.
Nhiều người chắc hẳn sẽ rất bất ngờ khi thấy những thứ tồn tại trong cá viên. (Ảnh: Chụp màn hình)
Chia sẻ về "công trình nghiên cứu" của mình, TikToker này phải thốt lên: " Trời ơi! Với số lượng vi khuẩn thế này thì không dám tưởng tượng quy trình để tạo ra sản phẩm này mất vệ sinh đến mức nào và sẽ ra sao nếu chúng ta ăn phải những thứ như thế này nữa ". Đoạn clip này nhanh chóng thu hút được hơn 1 triệu lượt xem từ cư dân mạng.
Đoạn clip soi miếng cá viên chiến khiến nhiều người bất ngờ. (Clip: K.H.V)
Trước đó, tài khoản TikTok này cũng từng đăng tải đoạn clip soi xúc xích dưới kính hiển vi. Theo đó, cũng như thí nghiệm trên, người này dùng một mẩu nhỏ từ cây xúc xích chưa chiên và mang soi dưới kính với độ phóng vừa phải.
Kết quả cho thấy, thịt trong cây xúc xích có ít tạp chất nhưng lại chứa một vài thứ gì đó màu đen, mang hình dáng như sợi tóc. Điều này khiến không ít người bất ngờ và cảm thấy "rùng mình".
Người làm thí nghiệm phát hiện 1 sợi dài màu đen trong xúc xích khi phóng đại 100 lần. (Ảnh: Chụp màn hình)
Song song đó, TikToker cũng chia sẻ clip tương ớt vỉa hè được thực hiện thí nghiệm, giải đáp thắc mắc cho dân mạng. Cụ thể, người này đã dùng một ít tương ớt tặng kèm của túi đồ ăn vỉa hè, cho lên khay kính và soi "kỹ tới từng milimet".
Ở độ phóng đại 40 lần, tương ớt này xuất hiện một vài tạp chất bẩn. Khi phóng đại ở mức độ cao hơn, trong tương ớt còn xuất hiện vài vi khuẩn nhỏ li ti đang chuyển động. Người làm thí nghiệm cho biết, loại nước chấm này chỉ là chất tạo cay, bột năng cùng phẩm màu trộn lẫn với nhau.
Tương ớt "lộ nguyên hình" là bột năng, chất tạo cay, tạp chất và phẩm màu dưới kính hiển vi. (Ảnh: Chụp màn hình)
Vào năm 2020, trang Pháp luật và Bạn đọc từng dẫn lời chia sẻ từ Phó GS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội về vấn đề đồ ăn vỉa hè. Theo đó, ông cho biết những chiếc xúc xích được bày bán ở quầy hàng vỉa hè thường không có nhãn mác hay xuất xứ, vì vậy chúng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây bệnh.
Vị chuyên gia này nhận định, thực phẩm như xúc xích có sử dụng chất bảo quản, nhưng đều mang thời hạn nhất định từ 3 đến 6 tháng hoặc 2 năm. Thực phẩm muốn đảm bảo an toàn phải luôn đòi hỏi môi trường lưu trữ được thanh trùng tốt, bao bì kín và hút chân không. Tuy nhiên, nếu xét trên điều kiện như vậy thì hầu hết các thực phẩm bán ở vỉa hè như cá viên, xúc xích,...đều khó đảm bảo chất lượng.
Cá viên chiên, xúc xích là món ăn vỉa hè khoái khẩu của nhiều người.
" Các chất bảo quản sử dụng phổ biến trong xúc xích là kali sorbate và nitrit hay còn gọi là săm-pết. Công dụng của chúng là vừa bảo quản vừa làm tươi, đỏ màu xúc xích. Nếu sử dụng quá liều sẽ phản ứng với axit amin trong thịt tạo ra samin - một chất gây bệnh hiểm nghèo " - vị chuyên gia chia sẻ. Ngoài ra, những loại xúc xích hoặc đồ chiên có màu sắc sặc sỡ còn chứa phẩm màu, không kiểm soát được liều lượng nên có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Với trẻ nhỏ, khi ăn nhiều đồ chiên vỉa hè không đảm bảo nguồn gốc có thể bị rối loạn tiêu hóa, hệ thần kinh.
Những đoạn clip được chia sẻ trên mạng cũng chưa rõ thực hư và có chắc hoàn toàn chính xác 100% hay không, tuy nhiên, mọi người vẫn nên cẩn trọng khi thưởng thức đồ ăn vỉa hè hoặc cá viên chiên bán dọc đường.
Với những thông tin trên, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Thịt hộp Việt Nam và thịt hộp nội địa Trung bên dưới kính hiển vi cùng với tiết lộ gây sốc của chủ kênh TikTok khiến người xem bàng hoàng Bên dưới kính hiển vi, thịt hộp hàng Việt Nam không hề có chứa tạp chất. Sự so sánh này càng củng cố niềm tin của người Việt vào hàng Việt. Đồ hộp nội địa Trung vốn dĩ nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook, nhiều TikToker trước đó đã review độ ngon không tưởng của những món như mực hộp, bào ngư...