Cứ tưởng bom tấn, nào ngờ game Tôn Ngộ Không lại đang bị cộng đồng “ném đá” tới tấp
Trước khi trò chơi ra mắt, cả Sony Entertainment và Oasis Games đều rất mong chờ vào sản phẩm này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, có thể thấy Monkey King: Hero is Back là một sản phẩm rất đáng thất vọng.
Đúng như dự kiến từ trước đó, vào hôm qua 17/10/2019, tựa game Monkey King: Hero is Back đã phát hành trên 2 nền tảng PC và PS4. Được biết, trò chơi này không dựa theo tác phẩm kinh điển Tây Du Ký mà lại Monkey King: Hero is Back, bộ phim của đạo diễn Tian Xiao Peng (phát hành năm 2015).
Trái ngược với nhiều kỳ vọng ban đầu, Monkey King: Hero is Back đã khiến nhiều người phải hụt hẫng. Theo tổng hợp đánh giá trên chuyên trang Metacritic, sản phẩm của THQ Nordic chỉ đạt 6,3 điểm trên nền tảng PS4. Với phiên bản PC, thành tích này còn tệ hơn rất nhiều. Chỉ có 39% người dùng trên Steam cảm thấy Monkey King: Hero is Back có thể chơi được. Hơn 60% game thủ còn lại đều chê bai và “ném đá” tới tấp vào tựa game này.
Video đang HOT
“Một sản phẩm quá tệ, tôi muốn hoàn lại tiền ngay lập tức. Trước khi mua, tôi đã được bạn bè cảnh báo trước về các nhà sản xuất game Trung Quốc. Tuy nhiên về niêm yêu thích với Monkey King, tôi đã đặt mua tựa game này. Nào ngờ nó cực kỳ thất vọng. Hệ thống điều khiển rối rắm, animation rất tệ, cột truyện tẻ nhạt và một hệ thống nhiệm vụ lặp đi lặp lại. Không thể tin được”, một game thủ tức giận khi bình luận về Monkey King: Hero is Back trên Steam.
Được biết, Monkey King: Hero is Back là thành quả hợp tác giữa Sony Entertainment và hai đơn vị khác là October Media (Trung Quốc) và Oasis Games (Mỹ). Trong game, người chơi sẽ được vào vai Tôn Ngộ Không (Monkey King) và bước vào cuộc hành trình thú vị nhưng cũng không kém phần thử thách. Ngoài những yếu tố bám sát vào cốt truyện gốc của phim, game cũng sẽ được bổ sung thêm nhiều nội dung mới lạ và riêng biệt.
Trước khi trò chơi ra mắt, cả Sony Entertainment và Oasis Games đều rất mong chờ vào sản phẩm này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, có thể thấy Monkey King: Hero is Back là một sản phẩm rất đáng thất vọng. Một lần nữa, các sản phẩm game AAA đến từ Trung Quốc lại không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Theo GameK
Lỡ tin lời chị "Google Dịch", nhà làm game nổi tiếng bị cộng đồng xúm vào ném đá
Mặc dù hậu quả để lại không quá nghiêm trọng nhưng nhà làm game đã phải nhận nhiều lời chỉ trích chỉ vì một tai nạn nhỏ trong khâu dịch thuật.
Ngôn ngữ là thứ rắc rối và phức tạp nhất trên đời. Nhiều khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ còn khiến chúng ta băn khoăn bối rối chứ đừng nói đến chuyện dùng thứ tiếng khác. Không ít những cá nhân, nhãn hàng đã từng phải chịu thiệt hại nghiêm trọng về mặt tài chính chỉ bởi tai nạn ngôn ngữ, mà cụ thể là tai nạn trong khâu dịch thuật. Nhà làm game Hideo Kojima, cha đẻ của tựa game Death Stranding đình đám cũng mới trở thành nạn nhân của việc này. Dù chưa để lại hậu quả gì quá kinh khủng nhưng Hideo đã phải hứng chịu khá nhiều lời lẽ chỉ trích, ném đá từ phía cư dân mạng.
Chúng ta đều biết, hầu hết các bài viết trên Twitter của Hideo Kojima đều được đăng tải cả bằng Tiếng Nhật và Tiếng Anh. Trong khi chẳng ai biết rõ có phải Kojima tự mình viết những bài Tiếng Anh hay không nhưng đây không phải là lần đầu tiên người ta phát hiện ông đã sử dụng từ ngữ sai. Tuy nhiên, khác với những lỗi lầm nhỏ nhặt như trước, lần này Kojima mắc phải lỗi sai nghiêm trọng khiến ngữ nghĩa hoàn toàn thay đổi, dẫn đến sự hiểu lầm dở khóc dở cười của fan hâm mộ.
Cụ thể, trong bài viết tiếng Anh được đăng tải gần đây, Hideo Kojima đã sử dụng cụm từ "A Hideo Kojima Game" để ám chỉ tựa game Death Stranding. Hiểu theo nội dung đăng tải, "A Hideo Kojima Game" có nghĩa là một tựa game hoàn toàn của Kojima tức ông là người xử lý toàn bộ từ việc lên ý tưởng, kịch bản, tạo hình,... Không phủ nhận vai trò trụ cột của ông trong quá trình phát triển Death Stranding nhưng vấn đề ở đây là có khoảng 80 nhân viên đang làm việc tại Kojima Productions, những người cũng đóng góp không nhỏ để xây dựng tựa game. Chính vì vậy, nhiều người tỏ ý không hài lòng với tuyên bố của Hideo, cho rằng ông đang phủ nhận mọi công sức của những người khác.
Sự thực, đây chỉ là một tai nạn dịch thuật không đáng có. Tài khoản TigerCA123 đã chỉ ra, trong tweet gốc bằng tiếng Nhật, Kojima đã sử dụng từ "involved" () thay vì "doing" như bản dịch. "Involved" tức Hideo có liên quan đến hầu hết các khía cạnh của tựa game chứ không phải "làm" (doing) mọi thứ giống như ý nghĩa của bản dịch. Chỉ sai một từ thôi nhưng ý nghĩa câu nói đã hoàn toàn thay đổi.
Sau chuyện này, dù chẳng biết nguyên nhân là do Hideo Kojima quá tin dùng chị "Google Translate" một nhân viên nào đó bất cẩn trong khi dịch thuật, nhà làm game cũng cần hết sức cẩn trọng trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ. Đôi khi chỉ một sai một từ thôi nhưng hậu quả để lại là vô cùng nghiêm trọng.Theo gamehub
[ChinaJoy 2019] 8 phút gameplay hoành tráng của game Tôn Ngộ Không, Đại Thánh đại chiến yêu quái Tại sự kiện China Joy 2019 đang diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc, Sony đã có những chia sẻ mới nhất dành cho tựa game độc quyền PS4 vô cùng thú vị này. China Joy, hay còn gọi là China Digital Entertainment Expo & Conference, là một sự kiện thường niên được tổ chức dành cho các nhà làm game và quảng...