Cử tri TP.HCM: Phải chế tài bộ trưởng trả lời vòng vo, chọc cười
Đó là ý kiến của cử tri Vũ Nga (quận 5) trong buổi tiếp xúc của tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 4 tại UBND quận 10, chiều 28-11. Tổ ĐB gồm các ĐB Lê Thanh Hải – nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, ĐB Nguyễn Phước Lộc – Vụ trưởng Vụ Tôn giáo, Ban Dân vận Trung ương, ĐB Huỳnh Thành Đạt – Phó Giám đốc Thường trực ĐH Quốc gia TP.HCM.
Cử tri Vũ Nga bày tỏ: “Ngay kỳ họp thứ 10 QH khóa XIII, các ĐB đã đấu tranh chất vấn các tư lệnh một cách quyết liệt, thẳng thắn, không khoan nhượng ngay tại nghị trường. Nhân dân hết sức phấn khởi và tâm đắc đối với chất lượng của hai ngày rưỡi phiên chất vấn. Việc các ĐBQH chất vấn các bộ trưởng thì luật cũng đã quy định rõ tại khoản 9 Điều 23 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2011 và khoản 3 Điều 27 NĐ 36 của Chính phủ, do đó các bộ trưởng phải trả lời đầy đủ các câu hỏi chất vấn của ĐBQH và các kiến nghị của cử tri. Nhưng trên thực tế vẫn có một số bộ trưởng trả lời vòng vo, né tránh, bộ nọ đổ cho bộ kia hay trả lời tếu táo, chọc cười… Cử tri chúng tôi xin đề nghị phải có chế tài, công khai trả lời không khất nợ hay trả lời sau bằng văn bản”.
Cử tri Vũ Nga (bìa trái) trao đổi với ĐBQH, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải bên lề buổi tiếp xúc của tổ đại biểu Quốc hội 4 tại UBND quận 10, chiều 28-11 – Ảnh: HOÀNG GIANG
Theo cử tri Nga, Thường vụ QH chỉ đạo các phiên họp toàn thể còn có những cái thiếu kiên quyết, thận trọng, nghiêm túc. Chẳng hạn, kỳ họp thứ 9 ngày 9-6-2015 của QH đã nghỉ trước 2 giờ vì không có đại biểu nào ý kiến về chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2016; hay kỳ họp thứ 10 sáng 21-10-2015 toàn thể đại biểu cũng nghỉ trước 2 giờ, mới 9 giờ 15 đã nghỉ.
Cũng như cử tri Vũ Nga (quận 5), cử tri Vũ Tiến Khâm (phường 5, quận 10) cũng bày tỏ những phấn khởi về phiên chất vấn của kỳ họp thứ 10 – QH khóa XIII. “Có thể nói đổi mới quan trọng nhất trong kỳ họp này chính là chất vấn ĐBQH” – cử tri Khâm nói. Tuy nhiên, ông cũng không ngại bày tỏ băn khoăn về việc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang phát biểu trong kỳ họp QH. “Kỳ họp này còn nổi bật hơn so với các kỳ họp trước là có thêm phần đối ngoại, thậm chí Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn đến phát biểu. Nhưng cử tri chưa vui vì chủ tịch Trung Quốc nói với ĐBQH như thế này vậy nhưng khi về nước thì làm khác” – cử tri Khâm trăn trở.
Cử tri Vũ Tiến Khâm (phường 5, quận 10) – Ảnh: HOÀNG GIANG
Video đang HOT
Ngoài ra, nhiều cử tri quận 10 cũng bày tỏ băn khoăn đối với nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và TP. Về ý định “bỏ” bỏ môn lịch sử trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, cử tri Nguyễn Trọng Luyện (phường 2, quận 10) chia sẻ: “Khi nghe tin này tôi giật mình vì lịch sử là môn đã học cách đây hàng ngàn năm rồi, dân ta phải biết sử ta, giờ bộ trưởng nói học sinh không thích môn sử nên bỏ sử thì sao được. Nếu học sinh không thích thì chúng ta phải tìm nguyên nhân, tại sao không thích, vì nội dung, vì giáo viên dạy không tốt, cách soạn chưa phù hợp với giai đoạn hiện nay, hay thế nào rồi phải soạn lại cho thích hợp để mọi người đều thích môn sử. Vì có học sử mới có tinh thần yêu nước và giữ nước được”.
Trước những băn khoăn, ý kiến của cử tri, ĐBQH Lê Thanh Hải – nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM đã thay mặt cho tổ ĐBQH đơn vị 4 bày tỏ sự cảm ơn đối với cô bác cử tri đã dự hội nghị đông đủ, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm, tâm huyết với công việc của đất nước và TP.HCM. Ý kiến, góp ý, phát biểu của cử tri đều rất xác đáng, xuất phát từ thực tiễn, với tinh thần trách nhiệm, xây dựng cao và sẽ được ghi nhận tiếp thu đầy đủ.
ĐBQH Lê Thanh Hải – nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM đã thay mặt cho tổ ĐBQH đơn vị 4 ghi nhận ý kiến đóng góp của cử tri – Ảnh: HOÀNG GIANG
“Qua góp ý của cô bác anh chị, đối với bản thân mỗi anh em chúng tôi đều góp phần làm cho chúng tôi thấu hiểu hơn qua đó mà ý thức trách nhiệm hơn với công việc của mình,… làm sao thực hiện trách nhiệm của người ĐBQH, trách nhiệm của người Đảng viên được phân công với dân với nước tốt hơn” – nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM chia sẻ.
Theo Lê Thoa/ Pháp luật TPHCM
Miền Bắc lại chuẩn bị đón đợt không khí lạnh cường độ mạnh
Đợt không khí lạnh này, miền Bắc đã qua những ngày rét nhất (26 và 27/11). Trong những ngày tới, nhiệt độ sẽ tăng dần lên. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 3/12, miền Bắc lại xuất hiện đợt không khí lạnh cường độ mạnh và dài ngày hơn.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, đợt không khí lạnh này ở miền Bắc sẽ kết thúc vào ngày (30/11). Trong những ngày tới nhiệt độ sẽ tăng dần lên.
Tuy nhiên, đến ngày 3/12, miền Bắc lại đón đợt không khí lạnh mới với cường độ mạnh và kéo dài hơn.
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh cường độ mạnh và kéo dài hơn
"Có thể nói, đợt rét này miền Bắc đã qua những ngày rét nhất là ngày 26 và 27/11. Trong những ngày tới, nhiệt độ ở miền Bắc sẽ tăng dần lên 1-2 độ C, nhưng cũng không nóng như thời gian trước. Đến ngày 30/11 và 1/12 nhiệt độ miền Bắc nơi cao nhất khoảng 24-25 độ C. Tuy nhiên, đến ngày 3/12, miền Bắc lại đón 1 đợt không khí lạnh mới với cường độ mạnh và kéo dài hơn. Nhiệt độ ban ngày tại Hà Nội là khoảng 15-16 độ C, một số tỉnh khác khoảng 12-14 độ C" - ông Lê Thanh Hải cho biết.
Ông Hải thông tin thêm, do năm nay thời tiết nước ta chịu ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino nên mùa đông đến muộn hơn mọi năm. Chúng ta đã có 1 mùa Thu ấm chưa từng thấy, nhiệt độ tháng 11/2015 cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 3-5 độ C. Trong các tháng 12/2015, tháng 1 và 2/2016 - là những tháng chính mùa đông của miền Bắc nhưng cũng không rét như mọi năm, nhiệt độ cao hơn TBNN 1-2 độ C. Tuy nhiên, miền Bắc vẫn có thể xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại.
Về khả năng xảy ra băng giá, tuyết rơi ở Sa Pa (Lào Cai) và 1 số tỉnh miền núi phía Bắc, ông Hải cho biết thêm: Mỗi năm ở Sa Pa có khoảng 2-3 đợt tuyết rơi, nhưng thường vào cuối tháng 12 hoặc tháng giêng và tháng 2 đầu năm.
"Khi nhiệt độ ở Sa Pa giảm xuống dưới 5 độ C; đỉnh Hoàng Liên Sơn xuống đến 0 độ C thì xuất hiện hiện tượng tuyết rơi. Đầu tháng 12 này ít khả năng có tuyết ở Sa Pa, từ Noel trở đi may ra có sương muối, băng giá hoặc có tuyết" - ông Hải nói.
Dự báo thời tiết từng vùng trên cả nước ngày và đêm nay (28/11):
Phía Tây Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ : 16 - 19 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 20 - 23 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ : 17 - 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 20 - 23 độ C.
Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, phía bắc có mưa vài nơi; phía nam có mưa, mưa rào và có nơi có giông. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 - 3. Phía Bắc trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ : 18 - 21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 21 - 24 độ C.
Đà Nẵng đến Bình Thuận: Phía bắc nhiều mây, có mưa, mưa rào và có nơi có giông; phía nam mây thay đổi, có mưa rào và giông vài nơi. Gió bắc đến đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ : 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 26 - 29 độ C.
Tây Nguyên: Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ : 19 - 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 27 - 30 độ C.
Nam Bộ: Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ : 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 31 - 34 độ C.
Hà Nội: Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ : 18 - 21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 20 - 23 độ C.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Tòa hành chính 2.000 tỷ ở Đà Nẵng và những hoài nghi Năm 2007, khi Đà Nẵng có ý định xây dựng trung tâm hành chính 2.000 tỷ, dư luận có nhiều hoài nghi. Tuy nhiên, cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh vẫn quyết định cho khởi công. Nhiều người cho rằng, số tiền gần 2.000 tỷ đồng đầu tư vào công trình này là quá lớn trong điều kiện kinh tế còn...